Thông tin tổng hợp

Mới nhất

Riêng lẻ

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…

Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm…

“Đăng và gỡ”…

. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?

+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005. 

. Vậy còn thăng trầm?

+ Đó là khi bài đã lên khuôn ở nhà in thì tôi nhận được chỉ đạo qua điện thoại không cho phép đăng bài đó.

. Một bài báo quan trọng như thế thông thường khi chưa lên trang chỉ nhân vật và tòa soạn biết, tại sao lại rò rỉ để đến mức bị chỉ đạo gỡ bài?

+ Đó cũng chính là câu tôi đã hỏi vị lãnh đạo đó. Nhưng ông ấy từ chối trả lời mà chỉ yêu cầu tôi thực hiện không cho bài ấy xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi phải bóc hết một “tay in” là tám trang, rồi thay vào một bài khác.

. Bài bị gỡ thường là “có vấn đề”, lúc đó ông có sợ trách nhiệm cá nhân của mình không?

+ Khi thực hiện bài phỏng vấn đặc biệt này, tôi đều có báo cáo với cơ quan chủ quản của báo là Bộ Ngoại giao. Bài viết hoàn thành, chúng tôi cũng gửi lại cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc, sau đó ông có phê vào bản thảo là đồng ý cho đăng. 

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… ảnh 1

Nhà báo Nguyễn Vĩnh.

. Phản ứng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi biết bài không được đăng như thế nào?

+ Ông ấy không hài lòng. Nguyên Thủ tướng còn viết thư riêng gửi cho một lãnh đạo cao cấp yêu cầu giải thích về việc này. Tôi vẫn còn giữ hai lá thư đó, bản gửi cho tôi biết, như một kỷ niệm công việc. 

. Nhưng cuối cùng bài báo đó cũng được đăng với tựa đề là “Những đòi hỏi mới của thời cuộc”. 

+ Đúng rồi, sau lá thư của ông Võ Văn Kiệt, không rõ từ lý do nào và ra sao mà một thời gian sau ngày bị dừng thì tổng biên tập lại nhận được chỉ đạo phải đăng bài này. Nhưng đúng lúc đó thì nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại không đồng ý để bài đó được đăng nữa. 

. Báo Quốc Tếđã làm gì để thuyết phục ông Võ Văn Kiệt đồng ý?

+ Việc này vượt ra ngoài tầm của Ban Biên tập. Đích thân đồng chí Nguyễn Phú Bình lúc đó là thứ trưởng Bộ Ngoại giao vất vả lắm mới nhận được cái gật đầu của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bài báo đã được in vào ngày 30-3-2005.

“Triệu người vui, triệu người buồn”

. Dư luận về bài báo đó ra sao, thưa ông? 

+ Dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.

Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.

. Trong bài trả lời phỏng vấn đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn có đánh giá về tướng Dương Văn Minh?

+ Đúng, nguyên Thủ tướng phân tích tướng Minh nhậm chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 28-4-1975 là thời điểm mà “một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn”, rồi Sài Gòn không “tử thủ” như các tướng tá khác muốn, trái lại thành phố giữ được nguyên vẹn do ông Minh chấp nhận đầu hàng. Sự việc được ông Kiệt kể lại: “Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”. Với cách nhìn nhận như vậy, ông Kiệt muốn nêu lên một thực tế, ông nói: “Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc”.

. Việc đánh giá về ông Dương Văn Minh như thế phải chăng cũng là một nguyên do khiến bài phỏng vấn đó bị yêu cầu dừng xuất bản?

+ Nguyên nhân thực sự tôi không rõ. Tuy nhiên, với hai ý lớn như thế, lại xuất hiện ở thời điểm 2005, khi mà trong nội bộ chúng ta còn có nhận thức và đánh giá chênh nhau, thậm chí khác nhau về thực chất của hòa hợp dân tộc và lực lượng thứ ba có liên quan đến tướng Dương Văn Minh, thì việc bài báo bị dừng lại, tôi nghĩ cũng là điều có thể hiểu được.

Ngoại giao văn hóa 

. Về hưu nhưng ông dường như vẫn quan tâm đến thời cuộc với nhiều bài viết trên blog cá nhân và Facebook… Ông nghĩ thế nào về ngoại giao của ta trong thời điểm hiện nay?

+ Chúng ta vẫn thường nghe câu “thêm bạn bớt thù” trong quan hệ quốc tế. Như vậy tức là chúng ta vẫn thừa nhận có thù, làm như điều này “không thể hết được”. Nhưng tôi nghĩ không nên tư duy về thù và “sắp xếp” hai khái niệm bạn/thù theo lối cũ, được như thế thì vẫn tốt hơn. Nói cách khác là nên xác định ở thời nay sẽ chẳng có bạn hay thù nào là vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi đất nước và dân tộc là vĩnh viễn và vĩnh cửu. 

. Nhưng có lúc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi dân tộc, chúng ta phải chạm trán với kẻ thù, thưa ông?

+ Như thế chúng ta mới cần phải có đường lối và chính sách ngoại giao đúng đắn. Cần nhiều cách ứng xử và biện pháp khác nhau vận dụng khôn ngoan. Trong quan hệ là hợp tác cùng có lợi và bình đẳng, là mềm mỏng nhưng cần thì phải đấu tranh khi lợi ích dân tộc bị xâm hại. Trải qua bao chục năm dâu bể, tôi thoáng nghĩ đến phương cách trung lập. Cái thế địa-chính trị của nước ta nó mách bảo điều này. Lãnh đạo cấp cao chúng ta chẳng nói là nước ta không liên minh với nước này chống lại nước kia, cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự và nếu phải sắm vũ khí cũng là để phòng thủ… Đây là một chủ đề rất lớn nên chúng mình để lúc khác bàn đến…

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… ảnh 3

Ông Nguyễn Vĩnh tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa 1963-1967, ra trường ông được nhận vào làm việc như một biên tập viên tập sự tại NXB Ngoại văn. Từ năm 1998 ông được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm tổng biên tập báo Quốc Tế cho đến năm 2006. Tiếp đó, ông còn là một trong những người gây dựng tuần báo Thời Đại của Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này đến năm 2008.

Hồ Viết Thịnh thực hiện.

Riêng lẻ

Bóng dáng Masterise Homes trong Top doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất 2021

Điểm mặt trong top 20 doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất 2021 có Osaka Garden, Mediterranea Revival Villas, Hoàng Phú Vương.

3 doanh nghiệp đứng đầu danh sách phát hành trái phiếu 2021

Cụ thể, mới đây, Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Chính phủ liên quan đến thị trường trái phiếudoanh nghiệp (TPDN). Theo báo cáo của Bộ Tài chính, có 20 doanh nghiệp bất động sản vay nợ TPDN nhiều nhất trong năm 2021 với tổng số tiền lên đến hơn 100.000 tỷ đồng, lãi vay TPDN của các doanh nghiệp này từ 8%/năm đến 12,9%/năm.

Trong danh sách này, Công ty cổ phần Hoàng Phú Vương đã phát hành 4.670 tỷ đồng, gấp 5,8 lần vốn chủ sở hữu, CTCP Osaka Garden phát hành khối lượng trái phiếu 7.700 tỷ đồng, gấp 28,5 lần vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Mediterranena Rvival Villas phát hành tới 7.200 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 153 tỷ đồng, tức phát hành khối lượng trái phiếu gấp 47 lần vốn.

Đáng chú ý, về 3 doanh nghiệp này đều có những thông tin liên quan đến một ông lớn bất động sản siêu sang đang nổi danh gần đây.

Theo đó, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranean Revival Villas (nay là Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Masterise Dream City Villas). Tháng 7/2021, doanh nghiệp này đã huy động thành công lô trái phiếu trị giá 5.000 tỷ đồng để đặt cọc, hướng đến nhận chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị sinh thái Dream City (Vinhomes Dream City Hưng Yên) tại xã Long Hưng và xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Dự án hiện được phát triển bởi Masterise Homes.

Thời điểm phát hành lô trái phiếu trên, doanh nghiệp này có 2 cổ đông là bà Mai Thị Kim Oanh (0,003%) và bà Phan Thị Hải Lý (99,997%). Trong đó bà Hải Lý đồng thời là Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật.

Bà Mai Thị Kim Oanh là người còn được biết đến là Trưởng Ban kiểm soát của Masterise Group; còn bà Hải Lý đã có nhiều năm công tác tại Techcombank, hiện là Kế toán trưởng của Công ty TNHH Việt Thành Sài Đồng – doanh nghiệp của gia đình Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh .

Về CTCP Osaka Garden và Phú Hoàng Vương là 2 doanh nghiệp đã liên tục phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm nhận chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An tại phường An Phú, quận 2 (nay là TP. Thủ Đức), TP. HCM, do CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư. Dự án này hiện được đổi tên thương mại thành The Global City, và đơn vị phát triển dự án cũng là Masterise Homes.

Dòng tiền mà Công ty Osaka Garden và Phú Hoàng Vương huy động đều chảy về dự án The Global City của Masterise Homes

Theo tìm hiểu của PV, Masterise Homes là thành viên thuộc tập đoàn Masterise Group. Tiền thân của tập đoàn Masterise Group là Công Ty Thảo Điền Investment được thành lập 2007 (TDI). Trong suốt quá trình kinh doanh, Thảo Điền không để lại quá nhiều dấu ấn.

Phải đến khi Masteri Thảo Điền ra mắt và mở bán ra thị trường (2014 – 2016), doanh nghiệp này mới được giới đầu tư chú ý, sau đó loạt dự án mang thương hiệu Masterise cũng ra đời như: Masteri An Phú (Quận 2), Masteri Millennium (132 Bến Vân Đồn, quận 4), M-One Sài Gòn (quận 7), hay M-One Gia Định (quận Gò Vấp).

Tháng 11/2019, Thảo Điền Investment chính thức đổi tên thành Masterise Group, đồng thời cho ra mắt thương hiệu Masterise Homes, đơn vị này sẽ quản lý và phát triển các sản phẩm bất động sản của Masterise Group.

Trong hơn hai năm trở lại đây, nhóm doanh nghiệp liên quan đến Masterise Group cũng đã liên tục huy động vốn qua trái phiếu và tham gia tái khởi động nhiều dự án lớn như Grand Marina Saigon (số 2 Tôn Đức Thắng, quận 1), One Central HCM (Khu tứ giác Bến Thành), dự án số 87 Cống Quỳnh, The Grand HaNoi – Masterise D’. San Raffles (22-24 phố Hàng Bài và 25-27 phố Hai Bà Trưng),…

Nổi trội là giá trị huy động qua kênh trái phiếu doanh nghiệp có liên quan đến dự án Sài Gòn Bình An được lên kế hoạch và thực hiện trong giai đoạn 2021 và những ngày đầu năm 2022 đã lên tới 22.075 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD).

Số liệu cập nhật cho thấy, hệ sinh thái Masterise Group trong năm vừa qua phát hành tổng cộng 37.000 tỷ đồng trái phiếu.

Riêng lẻ

Cái ‘bắt tay’ kín tiếng của hai đại gia địa ốc ở Tuần Châu

Nhiều năm trước khi hợp tác tại Tuần Châu, tập đoàn của ông Đào Hồng Tuyển và nhóm Viva Land, nên biết, đã có mối quan hệ đối tác khá thân thiết với loạt thương vụ ít người biết.

images1321570_DJI_0169_1
Đảo Tuần Châu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đổi chủ

Dự án Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star là một phần thuộc hệ thống bất động sản Tuần Châu (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh của doanh nhân Đào Hồng Tuyển được UBND tỉnh Quảng Ninh giao đất thực hiện đầu tư dự án kể trên vào tháng 1/2015 để xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.  

Tháng 6/2017, Âu Lạc Quảng Ninh được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star.

Khoảng 4 năm sau (tháng 9/2021), UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án này.

Đầu năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án Khu biệt thự Morning Star và Khu biệt thự Hoàng Long.

Tìm hiểu cho thấy, BĐS Hưng Phúc thành lập vào tháng 6/2020, với 2 cổ đông sáng lập là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung (65%) và Hồ Mỹ Phương (35%). Trong đó, ông Trung (SN 1989) cũng đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng giám đốc công ty (giai đoạn 2020 – 2022).

Đến tháng 5/2022, cơ cấu cổ đông BĐS Hưng Phúc đổi thành bà Nguyễn Thị Huệ (35%) và bà Đỗ Thị Út Hồng (65%). Dù vậy, các cá nhân nêu trên đều có liên hệ tới một tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát. 

Cách đây vài ngày, Viva Land – một mắt xích khác của nhóm này, cho biết đang đóng vai trò phát triển các sản phẩm biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouses, căn hộ, condotel, bán lẻ… trên Đảo Tuần Châu.

Hình ảnh dự án Đảo Tuần Châu (phải) trên website Viva Land.

Những thương vụ ít người biết

Ít ai biết, trước thương vụ chuyển nhượng tại Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star, Tập đoàn Tuần Châu của doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã có một số thương vụ kín tiếng với group của doanh nhân Trương Mỹ Lan.

Cũng tại TP. Hạ Long, hồi đầu năm 2020, ông Lâm Khắc Vinh (Truong Vincent Kinh) – CEO của Sunny World đã thay ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT CTCP T&H Hạ Long, trong khi con trai ông Tuyển, ông Đào Anh Tuấn vẫn đảm trách vai trò Tổng giám đốc. Đến cuối năm 2020, chiếc ghế này tiếp tục được “đảo” quả ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) – thể nhân cùng nhóm ông Lâm Khắc Vinh. 

T&H Hạ Long là chủ dự án Khu Sân Golf tại phường Tuần Châu, TP. Hạ Long, quy mô 75,3 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.  

3 năm trước đó, trong nửa đầu năm 2017, Tuần Châu đã dồn dập thành lập một loạt doanh nghiệp tại TP.HCM với tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng, cùng đóng trụ sở tại tại số 34 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, như: Công ty TNHH Sài Gòn Marina City (vốn 900 tỷ đồng), Công ty TNHH Sài Gòn New City (3.000 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và Phát triển Tuần Châu (5.500 tỷ đồng); CTCP Tập đoàn Tuần Châu Holdings (23,8 tỷ đồng); Công ty Đầu tư Kinh doanh và Quản lý chợ Kim Biên (1.200 tỷ đồng); CTCP Đầu tư Tuần Châu Global Capital (5.450 tỷ đồng)…

Phần nhiều trong số này được thành lập trên cơ sở hợp tác với các cá nhân, pháp nhân có nhiều liên hệ tới nhóm Viva Land.

Ví dụ, tại CTCP Đầu tư Tuần Châu Global Capital, ông Đào Hồng Tuyển nắm 49%, các cá nhân nắm cổ phần còn lại là các ông Đặng Trịnh Thanh Phương, Châu San Phàm – những mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của nhóm Viva Land. 

Cùng thời điểm với việc thành lập các pháp nhân trên, Tập đoàn Tuần Châu thu hút dư luận cả nước khi đề xuất dự án BT xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn, được thanh toán bằng đất. Tổng diện tích đất Tuần Châu đề xuất thực hiện 2 dự án là gần 12.400ha, tương đương 5% diện tích TP.HCM, với vốn đầu tư lên tới 63.500 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD). Tuần Châu cũng là nhà đầu tư từng đề xuất di dời chợ hoá chất Kim Biên. 

Cập nhật đến thời điểm hiện tại, các pháp nhân kể trên (ngoại trừ Sài Gòn New City) đều đã giải thể.

Riêng lẻ

Chân dung Vivaland – Đại gia mới nổi trong làng thâu tóm đất vàng.

Với tuổi đời non trẻ trên thị trường bất động sản (BĐS) nhưng Viva Land lại nắm trong tay gần chục dự án lớn ở những vị trí đắc địa tại hai thị trường BĐS sôi động nhất cả nước là TPHCM và Hà Nội, cung cấp hơn 18,000 căn hộ, trên diện tích đất 1,500 ha.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh,Viva Land được thành lập vào tháng 12/2020 với tên gọi là CTCP Quản lý Viva. Vốn điều lệ 80 tỷ đồng do 3 cá nhân người Việt góp gồm ông Tạ Công Trí (nắm 49% vốn), bà Lê Thị Diệu (sinh năm 1981, làm đại diện pháp luật và Tổng Giám đốc, nắm 30%) và bà Dương Hoàng Mỹ Linh (21%).

Đến tháng 7/2022, chức danh Tổng Giám đốc chuyển giao cho ông Lim Boon Hwee (còn được biết đến là Eddie Lim, sinh năm 1968, quốc tịch Singapore), đồng thời Công ty đổi tên thành CTCP Quản lý và Phát triển Viva Land (VN) (gọi tắt là Viva Land), trụ sở chính tại số 69 Đồng Khởi, phường Bến Nghé. Một tháng sau đó, cơ cấu cổ đông Công ty cũng thay đổi khi 49% vốn điều lệ chuyển cho nước ngoài nắm giữ là Viva Land Management Group Pte. Ltd.

Trước khi xuất hiện tại Quản lý Viva, ông Lim Boon Hwee còn là đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Viva Land (trước đây là CTCP Cirius Power, thành lập vào 15/05/2019). Khi mới ra đời Cirius Power có vốn điều lệ 2,000 tỷ đồng do 3 cá nhân quốc tịch Việt Nam góp gồm bà Nguyễn Thị Kim Khánh (sinh năm 1983, làm đại diện pháp luật, nắm 30%, tương đương 600 tỷ đồng), bà Dương Thị Hạnh (25%), bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (25%).

Đầu 2020, Cirius Power đổi tên thành CTCP Đầu tư và Phát triển Viva Land như hiện nay. Đến cuối năm 2021, vai trò người đại diện theo pháp luật và Tổng Giám đốc được chuyển cho ông Lim Boon Hwee. Trong khi đó cơ cấu cổ đông có thay đổi hay không thì không được công bố.

Chủ tịch Viva Land hiện nay là ông Chen Lian Pang, được giới thiệu có hơn 40 năm kinh nghiệm đầu tư và phát triển BĐS tại châu Á. Ông đã dẫn dắt đội ngũ phát triển một số dự án tiêu biểu trong khu vực như Capital Tower (Singapore), Raffles City (Thượng Hải, Trung Quốc), Capital Palace (Hà Nội, Việt Nam), d’Edge (TPHCM, Việt Nam), The Vista (TPHCM, Việt Nam).

Tổng Giám đốc Eddie Lim, có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand trước khi gia nhập Viva Land, ông từng đảm nhiệm các vị trí cấp cao và có kinh nghiệm điều hành kinh doanh, đầu tư về căn hộ dịch vụ và bán lẻ tại các quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia. 

Tuy nhiên đội ngũ lãnh đạo cấp cao này lại không có tên trong danh sách cổ đông nắm giữ vốn Viva Land.

Viva Land có hoạt động đăng ký kinh doanh chính là tư vấn quản lý. Còn theo thông tin giới thiệu, Viva Land hoạt động 3 mảng gồm quản lý dự án, quản lý tài quỹ và tài sản, thỏa thuận giao dịch và mua bán.

Tại các dự án, Viva Land giữ vai trò quản lý dự án, thông tin chi tiết về tiến độ thực hiện dự án cũng rất ít được chia sẻ trên website chính thức của Công ty.

IFC One Saigon là dự án đình đám nhất hiện nay của Viva Land khi liên tục được giới BĐS nhắc tới gần đây. Sau thời gian đắp chiếu hơn thập kỷ, Viva Land tiến hành hồi sinh dự án Saigon One Tower với tên mới là IFC One Saigon vào đầu năm nay. Mặc dù gây xôn xao giới BĐS nhưng giá trị thâu tóm thực sự không được công bố, nhưng chắc chắn con số không hề nhỏ.

IFC One Saigon tọa lạ vị trí đất “kim cương” của TP, có 2 mặt sông và 3 mặt tiền đường Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Võ Văn Kiệt, quận 1. Dự án rộng hơn 6,672 m2 được khởi công vào năm 2007 do CTCP Địa ốc Sài Gòn M&C làm chủ đầu tư, khi đó tổng vốn là 256 triệu USD (khoảng 5,000 tỷ đồng). 

Theo thiết kế ban đầu, dự án sau khi hoàn thành sẽ là tòa nhà cao thứ 4 tại TPHCM với 195 m, gồm 180 căn hộ, khu văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại. Sau 4 năm thực hiện được khoảng 80% thì dự án bất ngờ ngưng thi công và đắp chiếu từ năm 2011. Dự án từng được VAMC thu giữ để xử lý khoản nợ xấu của Địa ốc Sài Gòn M&C. Năm 2018, VAMC công bố đấu giá dự án này với mức khởi điểm 6,110 tỷ đồng nhưng không ai mua.

Từ đầu năm nay, sau khi về tay Viva Land, IFCOne Saigon đang tích cực được tân trang lớp kính ngoài để kịp dón dịp lễ 2/9. Mặc dù giới nhà đất cho rằng dự án đang được hồi sinh và giá bán có thể lên tới 1 tỷ đồng/m2 nhưng hồi cuối tháng 8, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM cho biết chỉ cho phép chủ đầu tư lắp kính mới để chỉnh trang đô thị, các hạng mục khác không được làm vì đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Thương vụ thâu tóm Capital Place của Viva Land cũng đình đám không kém. Dự án ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội, trên trục đường huyết mạch Liễu Gai – Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh; cung cấp 100,000 m2 mặt sàn văn phòng và thương mại, 32 thanh máy tốc độ cao, sàn văn phòng không cột lớn nhất Việt Nam, là tòa nhà văn phòng đầu tiên ở Hà Nội đạt chứng chỉ LEED Gold (chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế cho công trình kiến trúc xanh).

Capital Place từng do CapitaLand Development (CLD) quản lý. Đầu năm nay, CLD thông báo thoái vốn dự án với giá 751 triệu đô la Singapore (550 triệu USD) cho người mua không tiết lộ danh tính. Ngày 24/1, Viva Land bất ngờ công bố chính thức sở hữu tòa nhà Capital Place. 

Capital Place từng được CapitaLand Vietnam Commercial Value-Added Fund (CVCVF) mua lại vào năm 2018 và khai trương năm 2020. CLD nắm giữ 50% cổ phần của CVCVF, còn lại do MEA Commercial Holdings nắm giữ.

Quỹ CVCVF được thành lập vào năm 2017 với quy mô 177 triệu đô la Singapore (130 triệu đô la Mỹ), được quản lý bởi CapitaLand Investment Limited (CLI), chi nhánh đầu tư bất động sản của Tập đoàn CapitaLand. Sau khi hoàn tất giao dịch, CVCVF sẽ được thoái vốn hoàn toàn và đóng quỹ. Các nhà đầu tư nhận được tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR vào khoảng 34%, qua đó mang về cho CLI khoản lãi 17 triệu USD.

Dự án Pearl tọa lạc tại “siêu tứ giác” 4 đường lớn Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette, đối diện chợ Bến Thành, ngay nhà ga metro số 1.

Trước đây dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Đến đầu năm nay hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl. 

Theo thiết kế, dự án cao 224 m, gồm 2 tòa tháp được kết nối bởi khối đế bán lẻ. Tòa tháp 55 tầng West Tower gồm 37,400 m2 sàn khách sạn Ritz Carlton 250 phòng, 17,800 m2 sàn văn phòng hạng A; tòa tháp 48 tầng East Tower gồm 58,400 m2 sàn, chia thành 350 căn hộ hạng sang.

Nếu hoàn thành Saigon Peninsula sẽ được xem là siêu đô thị tại quận 7 với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án đã nằm bất động hơn 15 năm qua.

Năm 2007, TPHCM chấp thuận cho CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (SP Group) làm chủ đầu tư dự án. Năm 2011, TP có văn bản giao đất thực hiện san lấp mặt bằng dự án. Năm 2016, nhà đầu tư hoàn tất bồi thường giải tỏa 93% diện tích đất dự án. Giữa năm 2016 khởi công khu công viên Mũi Đèn Đỏ trong dự án và nhà ở đô thị với tên thương mại là Saigon Peninsula. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa triển khai xây dựng do vướng các thủ tục đầu tư. 

SP Group thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ 18,000 tỷ đồng. Tháng 8/2016, một đối tác của Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã công bố việc ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án.

Một điểm đáng chú ý là thành phần ban lãnh đạo SP Group từng có ông Lâm Khắc Vinh (hay Truong Vincent Kinh, quốc tịch Mỹ) đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT và đại diện pháp luật. Ông này là lãnh đạo chủ chốt của nhiều công ty BĐS như CTCP Đầu tư và Phát triển Sunny World, CTCP Phát triển Sunny World Homes, CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Sunny World, CTCP Sunny World Holdings, CTCP Vietnam Land Group, CTCP Đầu tư Trade Wind, CTCP VN Unique, CTCP Tập đoàn Diamond Capital, CTCP Phát triển và Quản lý Diamont Capital… các pháp nhân này ít nhiều có mối liên hệ với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ngoài ra, ông Truong Vincent Kinh cũng là đại diện pháp luật CTCP Đầu tư & Phát triển Uniprime, đối tác cùng Bitexco thực hiện dự án ở khu tứ giác Bến Thành The Spirit of Saigon (Pearl nêu trên) vào năm 2019.

Nằm ở khu đất vàng của TP Hải Phòng, Landmark từng do Tập đoàn FLC triển khai tòa tháp 72 tầng nhưng thất bại. Cụ thể, vào tháng 11/2019, Hải phòng quyết định chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê với quy mô 72 tầng (tên thương mại là Tòa tháp FLC Diamond 72 Tower) cao 290 m, tổng mức đầu tư gần 4,000 tỷ đồng. Tháng 5/2020, FLC động thổ. Tuy nhiên, sau lễ động thổ, FLC đã không thực hiện các thủ tục như ký quỹ đầu tư, thuê đất, thẩm định thiết kế, xin cấp phép xây dựng. Đến tháng 11/2020, UBND TP Hải Phòng có quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Khu đất sau đó được Hải Phòng đưa vào kế hoạch bán đấu giá quyền sử dụng đất để tìm nhà đầu tư thực hiện.

Tháng 6/2021, dự án được đấu giá thành công với số tiền 1,305 tỷ đồng (gần gấp đôi mức khởi điểm) với đơn vị trúng giá là Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh BĐS An Phát. Tuy nhiên 2 tháng sau đó, lô đất lại được đấu giá lần nữa với mức khởi điểm hơn 1,100 tỷ đồng. Mặc dù Viva Land chưa công bố chính thức về dự án nhưng hình ảnh Viva Land đã xuất hiện trên hàng rào bên ngoài dự án.

 

Vivian Le Jardin được lãnh đạo Viva Land giới thiệu là khu biệt thực khép kín, riêng tư chỉ có 15 biệt thự theo kiến trúc Đông Dương Đương Đại (Modern French Indochina). Dự kiến, dự án sẽ được giới thiệu chính thức vào tháng 10/2022.

 

Dự án do Tập đoàn Tuần Châu làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 1997 trên tổng diện tích 618 ha, chia làm nhiều dự án thành phần. Cuối năm 2019, dự án được ubnd tỉnh Quảng Ninh cho phép mở rộng khu du lịch giải trí thêm hơn 1,000 ha, quy mô dân số 50,000 – 70,000 người, chia làm 7 tiểu khu, bổ sung các công trình dịch vụ hỗn hợp, khách sạn – căn hộ cao cấp, nhà hát Opera…

Tại dự án này, Viva Land thực hiện các sản phẩm biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouses, căn hộ, khách sạn – condotel…

Thông tin về dự án D4 BVD hiện chưa được Viva Land tiết lộ.

Riêng lẻ

KẺ MƠ VÀ LÀNG HỒNG MAI


Nhà văn Băng Sơn

Bến tàu điện Chợ Mơ
Năm 1951 – 1954
Ảnh : Dietrich Stahlbaum


Mười thế kỉ đã qua đi. Những mặt ao bèo tròn méo ra sao đã bị lấp đi thành thôn xóm, rồi thành phường phố ? Các nhà làm sử dù là sử biên niên, cũng chỉ chú ý đến các sự kiện lớn lao, mà ít chú ý đến lịch sử hình thành một xóm làng, một đoạn đường, một dãy phố, một ngôi chợ. Không có ai ghi về một vườn mơ trồng lên rồi chết đi, về một con ngõ chỉ có gạch và đá dăm lổn nhổn, ghê cả bước chân người …
Phố Bạch Mai có lẽ mang số phận con đường vô danh như thế.


Thời nhà Trần, thế kỉ XIII – XIV, một khu vực phía Nam kinh thành Thăng Long, là đất phong của Trần Khát Chân, một vị tướng giỏi.
Một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng, sông ngòi và hồ ao, theo lệnh chúa đất là Trần tướng quân, nhiều người sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ. Cứ mùa Đông thì hoa mai nở trắng, khiến một vùng mặt đất biến thành một trời mây trắng ngần. Ðó là các giống mai vàng, mai trắng và mai hồng, mà tên chữ là Hoàng Mai, Bạch Mai và Hồng Mai.


Ðến những năm 80 của thế kỉ XX, làng Ðông Mĩ tức làng Ðông Phù Liệt, còn cụ “Mai Lâm động chủ”, tên cúng cơm là cụ Mài, có một vườn mai mọc trên ngọn gò nho nhỏ, trồng toàn giống Song Mai : hoa trắng muốt, mỗi chùm hai bông hoa nở ra hai quả mơ, to bằng quả trứng gà con so, mầu vàng tươi, để chín nục, bóp cho mềm rồi hút nước mơ, nó sẽ là một thứ nước cam lồ vừa chua vừa ngọt, vừa thơm vừa bổ, khó quên. Tiếc sao sang thế kỉ XXI, vườn mai thoái hoá, chết dần sau khi cụ Mài, chủ nhân qua đời. Cả bốn mươi hai gốc Song Mai cúng vào Vườn Quả Bác Hồ và Lăng Bác cũng tàn lụi theo.
Thế kỉ XIX, vì kiêng tên huý vua Tự Ðức, tên làng Hồng Mai phải đổi thành làng Bạch Mai (kiêng chữ Hồng trong Hồng Nhậm). Theo thời gian, ít ai còn nhắc đến chữ Hồng Mai, và Bạch Mai cũng trở thành đường phố, cùng với làng Hoàng Mai lui về phía dưới một chút, thành làng Hoàng Văn Thụ, tên một lãnh tụ cách mạng còn ngôi mộ ở cánh đồng làng ấy.
“Mai”, chữ Nho có nghĩa là Mơ, quả mơ mà ta quen thuộc với những quả mơ chùa Hương, mơ Lạng Sơn, … Ngâm rượu làm rượu mơ, ngâm muối làm ô mai, hoặc ăn tươi trên đường trảy hội. Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ.
Kẻ Mơ từng có món đặc sản nổi tiếng khắp Kinh Thành. Đó là rượu : “Em là con gái Kẻ Mơ/ Em đi bán rượu tình cờ gặp anh/ Rượu ngon chẳng quản be sành/ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may” … Đã từng có một thời, người đi bán đựng rượu vào những cái bong bóng trâu, ước khoảng dăm lít. Miệng bong bóng gắn một mẩu tre nhỏ làm chỗ rót rượu. Cô gái bán rượu cũng không hẳn bán một cách công khai, mà nhiều khi phải buộc cái bong bóng đầy rượu ấy vào ngang bụng, ngoài mặc tà áo dài tứ thân để che kín. Có lúc bán bằng cách tính từng “ực”. Mỗi “ực” là một ngụm đầy miệng, nuốt có tiếng “ực”. Khách mua, phần lớn là các chú lính dõng đứng ở cửa nhà quan, hay cổng làng, đầu ô, … Cô hàng rượu vén tà áo, thò ra cái miệng ống nứa. Anh lính ngậm vào đấy, tu ừng ực một cách khoái trá, rồi trả tiền theo mấy “ực” đó. Rượu còn âm ấm, không hiểu vì nó mới ra lò, hay chính là ấm vì được ủ sát vào da thịt cô gái dưới tà áo vải nâu kia … Vì thế mà có nhiều chuyện ỡm ờ xảy ra …


Sang thế kỉ XX, vùng này còn hoang sơ lắm, vắng vẻ lắm, dù có thể đây là những bước đầu tiên của con đường thiên lí vào Kinh đô xứ Huế. Nhà văn Tô Hoài còn ghi lại hình ảnh con phố Bạch Mai, những năm 1930, đúng là một con đường làng quê, chập tối đã vắng vẻ, chỉ có bóng tre bóng duối soi xuống mặt đường âm u, thấp thoáng ánh đèn dầu trong các ngõ hắt ra mờ tỏ. Mới chập tối đã có tiếng chó sủa trăng văng vẳng. Người người có việc gì thì đều đi vội, chỉ còn là những cái bóng thấp thoáng.
Cho đến năm 1955, nhà cửa phố Bạch Mai còn thò ra thụt vào, thưa thớt đôi ba bóng cây bàng đơn độc. Mặt đường vẫn khấp khểnh lầy lội. Con đường xe điện từ Bờ Hồ xuống chợ Mới Mơ được đặt nổi trên mặt đường nhựa giống hệt đường xe lửa, cùng một công thức với đường tàu điện Hà Nội – Hà Ðông. Những ngõ Tô Hoàng, Ðình Ðông, Ðình Ðại, Văn Chỉ, Giếng Mứt, Mai Hương, Lò Lợn là những đường xương cá tỏa ra hai bên, vẫn nhà ở lẫn với hồ ao và vườn tược.
Chợ Mơ ban đầu ở chỗ ngõ 295 phố Bạch Mai bây giờ, chỉ là cái chợ của mấy làng Mơ. Năm 192x mới chuyển đến vị trí hiện nay, với tên gọi là chợ “Mới Mơ”.
Chợ Mới Mơ là kết thúc phố Bạch Mai. Từ đây : Rẽ trái sang Nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, nay là phố Minh Khai; rẽ phải sang Ngã tư Vọng, có bệnh viện Bạch Mai, nay là phố Ðại La; đi thẳng là ra ngoại ô, toàn đồng ruộng, nhất là các ao rau muống, để xuôi xuống Văn Ðiển, nay là phố Trương Định.
Từ cái chợ làng họp thành phiên xép, (xin phân biệt chợ phiên và phiên chợ là hai khái niệm, hai sự việt hoàn toàn khác nhau. Chợ Mơ là chợ có phiên chợ, chứ chưa bao giờ là “chợ phiên”, mà nay khái niệm “chợ phiên” là một thứ Hội Chợ vậy).
Chợ “Mới Mơ” bao gồm cả một phần của chợ Ðuổi là chợ Hàng Gà phố Huế bị đuổi, phải dạt xuống khu vực này. Chợ nằm bên trái phố, là dãy nhà cuối cùng, dãy số lẻ, một bên là phố Minh Khai, một bên là con ngõ tên là ngõ Lò Lợn, vì từng là nơi giết mổ lợn cung cấp thịt cho thành phố.
Chợ đã nhiều lần xây dựng và thay đổi. Ðến nay có ba cầu chợ, không lợp tôn hay mái bằng, không có giàn sắt, mà vẫn có hơi hướng của một cái chợ quê khác còn lại, thêm chút ít phong vị thị thành. Chợ Mơ có đủ các thứ hàng hoá, thượng vàng hạ cám. Từ khu vực cây xanh, giống cây để trồng chơi hay con su hào, quả su su nảy mầm, cành rau ngót, mớ rau mùi, … đến khu vực các con giống, từ lợn con đến lợn choai choai da đỏ hồng, da đen nhãy, hay con chó con, con mèo con, …
Chợ Mơ là chợ ven nội, đã thành chợ nội thành từ khi lập quận Hai Bà Trưng, và đầu thế kỉ XXI, khi lập quận Hoàng Mai, thì chợ Mơ hoàn toàn nằm trong nội thị, nhưng dáng vẻ của nó vẫn còn vương vấn nhiều nét của chợ quê đồng bằng Bắc Bộ.
Thời bao cấp, chợ Mơ có cửa hàng ăn uống Mậu dịch, có quầy làm kem và bán kem, chủ yếu là kem que. Bán ngay tại chỗ và bán buôn vào các thùng gỗ vuông mang ra ngoại thành.
Chợ Mơ không hoàn toàn là chợ Mơ nữa. Nó khác hẳn chợ Ðơ trong Hà Ðông hay chợ Nủa của Hà Tây. Nó cũng không còn giống chợ Ðồng Xuân hay sang trọng như các siêu thị mới mở ra. Và nó cũng không phải là chợ đầu mối chuyên bán buôn hoa quả nhập từ Trung Quốc, từ miền Nam ra hay cá khô sặc mùi nồng nặc từ ven biển chở về như chợ Long Biên. Chợ Mơ là sự pha trộn nửa thành thị, nửa nông thôn. Về đời sống, chợ Mơ không đóng góp nhiều cho kinh tế và văn hoá thành phố, nhưng chợ Mơ rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân trong một khu vực rộng lớn phía Nam thành phố.
Hẳn cũng ít ai còn nhớ đây là đất phong của tướng Trần Khát Chân, dòng tên Hồng Mai cũng chìm vào quá khứ. Chữ Mới Mơ cũng chỉ còn gọi tắt là chợ Mơ.


(Trần Quang Dũng chép từ sách NGÀY THƯỜNG HÀ NỘI – Nhà xuất bản Văn học – Năm 2010)
***

Riêng lẻ

Cái ‘bắt tay’ kín tiếng của hai đại gia địa ốc ở Tuần Châu

Nhiều năm trước khi hợp tác tại Tuần Châu, tập đoàn của ông Đào Hồng Tuyển và nhóm Viva Land, nên biết, đã có mối quan hệ đối tác khá thân thiết với loạt thương vụ ít người biết.

Cái 'bắt tay' kín tiếng của hai đại gia địa ốc ở Tuần Châu

Đảo Tuần Châu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đổi chủ

Dự án Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star là một phần thuộc hệ thống bất động sản Tuần Châu (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh của doanh nhân Đào Hồng Tuyển được UBND tỉnh Quảng Ninh giao đất thực hiện đầu tư dự án kể trên vào tháng 1/2015 để xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

Tháng 6/2017, Âu Lạc Quảng Ninh được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star.

Khoảng 4 năm sau (tháng 9/2021), UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án này.

Đầu năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án Khu biệt thự Morning Star và Khu biệt thự Hoàng Long.

Tìm hiểu cho thấy, BĐS Hưng Phúc thành lập vào tháng 6/2020, với 2 cổ đông sáng lập là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung (65%) và Hồ Mỹ Phương (35%). Trong đó, ông Trung (SN 1989) cũng đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng giám đốc công ty (giai đoạn 2020 – 2022).

Đến tháng 5/2022, cơ cấu cổ đông BĐS Hưng Phúc đổi thành bà Nguyễn Thị Huệ (35%) và bà Đỗ Thị Út Hồng (65%). Dù vậy, các cá nhân nêu trên đều có liên hệ tới một tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát.

Cách đây vài ngày, Viva Land – một mắt xích khác của nhóm này, cho biết đang đóng vai trò phát triển các sản phẩm biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouses, căn hộ, condotel, bán lẻ… trên Đảo Tuần Châu.

 Cái bắt tay kín tiếng của hai đại gia địa ốc ở Tuần Châu - Ảnh 1.

Hình ảnh dự án Đảo Tuần Châu (phải) trên website Viva Land.

 Những thương vụ ít người biết

Ít ai biết, trước thương vụ chuyển nhượng tại Khu biệt thự Hoàng Long và Khu biệt thự Morning Star, Tập đoàn Tuần Châu của doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã có một số thương vụ kín tiếng với group của doanh nhân Trương Mỹ Lan.

Cũng tại TP. Hạ Long, hồi đầu năm 2020, ông Lâm Khắc Vinh (Truong Vincent Kinh) – CEO của Sunny World đã thay ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch HĐQT CTCP T&H Hạ Long, trong khi con trai ông Tuyển, ông Đào Anh Tuấn vẫn đảm trách vai trò Tổng giám đốc. Đến cuối năm 2020, chiếc ghế này tiếp tục được “đảo” quả ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) – thể nhân cùng nhóm ông Lâm Khắc Vinh.

T&H Hạ Long là chủ dự án Khu Sân Golf tại phường Tuần Châu, TP. Hạ Long, quy mô 75,3 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

3 năm trước đó, trong nửa đầu năm 2017, Tuần Châu đã dồn dập thành lập một loạt doanh nghiệp tại TP.HCM với tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng, cùng đóng trụ sở tại tại số 34 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, như: Công ty TNHH Sài Gòn Marina City (vốn 900 tỷ đồng), Công ty TNHH Sài Gòn New City (3.000 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và Phát triển Tuần Châu (5.500 tỷ đồng); CTCP Tập đoàn Tuần Châu Holdings (23,8 tỷ đồng); Công ty Đầu tư Kinh doanh và Quản lý chợ Kim Biên (1.200 tỷ đồng); CTCP Đầu tư Tuần Châu Global Capital (5.450 tỷ đồng)…

Phần nhiều trong số này được thành lập trên cơ sở hợp tác với các cá nhân, pháp nhân có nhiều liên hệ tới nhóm Viva Land.

Ví dụ, tại CTCP Đầu tư Tuần Châu Global Capital, ông Đào Hồng Tuyển nắm 49%, các cá nhân nắm cổ phần còn lại là các ông Đặng Trịnh Thanh Phương, Châu San Phàm – những mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của nhóm Viva Land.

Cùng thời điểm với việc thành lập các pháp nhân trên, Tập đoàn Tuần Châu thu hút dư luận cả nước khi đề xuất dự án BT xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn, được thanh toán bằng đất. Tổng diện tích đất Tuần Châu đề xuất thực hiện 2 dự án là gần 12.400ha, tương đương 5% diện tích TP.HCM, với vốn đầu tư lên tới 63.500 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD). Tuần Châu cũng là nhà đầu tư từng đề xuất di dời chợ hoá chất Kim Biên.

Cập nhật đến thời điểm hiện tại, các pháp nhân kể trên (ngoại trừ Sài Gòn New City) đều đã giải thể.

Riêng lẻ

‘Điểm danh’ những đại gia địa ốc phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo

 Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản, hàng loạt ông lớn thường xuyên phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu như Phát Đạt, Apec Group, Nam Long, Nhà Khang Điền, DIC Corp. Các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp không tài sản đảm bảo đang tăng lên. 

Gần một nửa TPDN bất động sản không tài sản đảm bảo

Báo cáo phân tích mới đây về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, TPDN bất động sản không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây khi các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu hơn là các nguồn vốn từ ngân hàng hay nhà đầu tư, khách hàng. Các doanh nghiệp bất động sản đã vượt ngân hàng, đứng đầu về giá trị TPDN phát hành năm 2021 với tỷ trọng 35% tổng giá trị TPDN phát hành.

Trong đó, gần một nửa giá trị TPDN bất động sảnlà không có tài sản đảm bảo. Dù việc có tài sản đảm bảo là không bắt buộc, nhưng đó là một trong những điều kiện tạo nên uy tín của doanh nghiệp cũng như TPDN đó phát hành – nhằm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư (trái chủ).Các doanh nghiệp phát hành lần đầu với khối lượng lớn chủ yếu thuộc nhóm bất động sản và xây dựng.

Tính đến giữa tháng 4/2022, tổng giá trị TPDN phát hành đạt gần 40.000 tỷ đồng. Quá nửa giá trị trái phiếu được phát hành trong tháng 1. Tỷ trọng TPDN bất động sản trong quý I/2022 chiếm tới 43%.

Tuy nhiên, điều khiến các cơ quan quản lý thị trường lo ngại về thị trường TPDN nói chung, TPDN bất động sản nói riêng bao gồm: Doanh nghiệp sử dụng trái phiếu không đúng mục đích, dẫn đến rủi ro cho trái chủ; Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thông tin tới trái chủ không đầy đủ và minh bạch; Hiện tượng các ngân hàng bán TPDN cho các nhà đầu tư cá nhân, những người không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tham gia thị trường TPDN vốn bất bình đẳng thông tin và chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý 1/2022 của Vndirect cũng cho thấy, bất động sản là nhóm ngành có lượng phát hành trái phiếu lớn nhất trong quý 1/2022, chiếm 40,2% tổng giá trị phát hành TPDN tương đương tổng giá trị phát hành 15.860 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ, nhưng giảm 86,5% so với quý trước. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Investment (2.000 tỷ đồng), CTCP Phát triển BĐS Đất Việt (1.600 tỷ đồng).

Loạt ông lớn địa ốc phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo

Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản, hàng loạt ông lớn thường xuyên phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu, các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp không tài sản đảm bảo đang tăng lên.

Điển hình như CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã CK: CII), tính đến cuối năm 2021, nợ phải trả của CII ở mức khá cao, với tổng số nợ lên đến 22.503 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay hơn 17.000 tỷ đồng, với 6.776 tỷ đồng là giá trị trái phiếu CII phát hành, lãi suất chủ yếu từ 9 – 11%.

Đáng chú ý, trong đó nhiều lô trái phiếu với tổng giá trị huy động lên đến 2.343 tỷ đồng được CII phát hành không có tài sản đảm bảo. Điển hình như mã trái phiếu CII012029 với tổng mệnh giá 1.150 tỷ đồng, phát hành ngày 31/1/2019, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,2%/năm, là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo. Mục đích phát hành nhằm tài trợ vốn cho các dự án BOT trọng điểm của công ty.

Trái phiếu CIIB2124002 với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng, phát hành ngày 21/10/2021, kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 9,5%/năm, là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động cho công ty.

Chính vì liên tục phát hành đảo nợ và nhiều lô trái phiếu không tài sản đảm bảo nên trái phiếu CII đã trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Thậm chí có lô trái phiếu chưa kịp bán hết, CII đã tiếp tục phát hành mới. Điều này cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp đang có nhiều bất ổn trong phương án trả nợ và huy động vốn…

Nhiều lô trái phiếu của CII không có tài sản đảm bảo.

Tương tự, nhóm doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” Tập đoàn Apec Group cũng là cái tên quen thuộc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi suất phát hành cao bậc nhất thị trường nhưng không có tài sản đảm bảo.

Điển hình lô trái phiếu mới đây, Apec Group đã huy động thành công 43,6 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 9/12/2026. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo. Lãi suất được tính cố định 13%/năm và cứ ba tháng trả lãi một lần.

Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, bổ sung nguồn vốn cho công ty để đấu giá, mở rộng quỹ đất trên thị trường. Song song đó nhằm đầu tư phát triển các dự án bất động sản tiềm năng, tăng cơ hội đầu tư và M&A với các công ty tiềm năng, có quỹ đất tốt.

Trong “hệ sinh thái” Apec, loạt công ty như Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương, Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam, CTCP Apec Land Huế… cũng liên tục phát hành trái phiếu huy động vốn với mức lãi suất cao. Trên trang web traiphieu.abond.com.vn của Apec Group, tập đoàn này cho biết thời gian qua đã huy động thành công 6.263 tỷ đồng từ 15.163 nhà đầu tư. Trong đó, phần lớn trái phiếu được phát hành đều không có tài sản đảm bảo.

Đầu năm 2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A thông qua phương án phát hành riêng lẻ tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không đảm bảo bằng tài sản trong năm 2022. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định là 9,5%/năm nhằm thực hiện các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh. Đến đầu tháng 3/2022, doanh nghiệp đã công bố phát hành thánh công lô trái phiếu này.

Trước đó, trong năm 2021 IPA phát hành 3 đợt trái phiếu với tổng giá trị 2.300 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành đều là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Cả 3 lô đều đáo hạn năm 2024, lãi suất 9,5-10,5%/năm. Bên đứng ra sắp xếp là Chứng khoán VNDirect – tổ chức có liên quan đến IPA.

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã CK: KDH) thông qua phương án huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu không tài sản đảm bảo. Mục đích nhằm rót vào Công ty Khang Phúc và Công ty Thủy Sinh theo hình thức cho vay được xem là nằm trong kế hoạch.

Theo đó, KDH sẽ chào bán tối đã 20 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000đ/ trái phiếu, tổng giá trị huy động 2.000 tỷ đồng và thời gian chào bán dự kiến trong quý II/2022. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo. Lãi suất cố định tối thiểu 9%/năm và tối đa 10%/năm. Trái phiếu sẽ bán cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo quy định pháp luật.

Phương án sử dụng 2.000 tỷ đồng trái phiếu của KDH.

Trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã CK: PDR) mới đây đã công bố huy động thành công 300 tỷ đồng qua phát phát hành trái phiếu. Lô trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất 11,2%/năm đáo hạn vào ngày 25/3/2024 với mệnh giá 100.000.000 đồng/trái phiếu. Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động để tài trợ vốn cho các dư án bất động sản. Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên trong năm 2022 của Phát Đạt.

Trước đó, năm 2021 Phát Đạt đã phát hành 10 đợt trái phiếu với tổng giá trị 2.356 tỷ đồng. Đáng chú ý, tất cả các lô trái phiếu này được đảm bảo bằng 82,79 triệu cổ phiếu PDR của Phát Đạt.

10 đợt trái phiếu với tổng giá trị 2.356 tỷ đồng của Phát Đạt được đảm bảo bằng cổ phiếu PDR.

Đầu tháng 3/2022 CTCP Đầu tư Nam Long (Mã CK: NLG) đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Dự tính sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu cho mục tích tăng vốn đầu tư vào Công ty cổ phần Nam Long VCD để phát triển các dự án.

Cụ thể, tổng khối lượng trái phiếu công ty này sẽ phát hành là 1.000 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối đa 7 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm là cổ phần của Nam Long tại công ty con (công ty Nam Long VCD) và công ty liên doanh (Công ty cổ phần NNH Mizuki) và tài khoản ngân hàng của tổ chức phát hành (nếu có).

Khoảng 1.000 trái phiếu này sẽ được Nam Long chia thành 2 đợt chào bán. Đợt đầu vào quý I/2022, Công ty dự kiến chào bán tối đa 700 trái phiếu, tương đương huy động 700 tỷ đồng. Nam Long sẽ dùng số tiền đợt đầu huy động được dùng để đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đợt 2, trong quý III/2022, Công ty sẽ chào bán 500 trái phiếu sau khi đợt 1 hoàn tất, nhưng tổng hai đợt sẽ không vượt quá 1.000 trái phiếu. Nguồn vốn huy động trong đợt 2 sẽ dùng cho việc tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng công trình hoặc đóng tiền sử dụng đất.

Tính đến cuối quý 1/2022, dư nợ trái phiếu tại NLG đạt 2.026 tỷ đồng. Trong đó lô trái phiếu có giá trị 950 tỷ đồng, lãi suất 9,5% do Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ Thương thu xếp phát hành, đồng thời cũng là trái chủ, đáo hạn vào ngày 6/9/2024 không có tài sản đảm bảo.

Lô trái phiếu có giá trị 950 tỷ đồng của Nam Long không tài sản đảm bảo.

Thực tế, việc doanh nghiệp bất động sản lấy cổ phiếu đảm bảo cho khoản “vay” trái phiếu chứa rất nhiều rủi ro. Bởi việc đảm bảo bằng cổ phiếu chỉ có giá trị trong bối cảnh thị giá cổ phiếu công ty trên thị trường tăng trưởng và ở mức giá cao, đặc biệt thị giá phải đi sát với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh, thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về mức 0 đồng, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hay phá sản.

Cũng quan đến việc phát hành trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu, các chuyên gia của SSI Research cho rằng, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo, thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

SSI đánh giá đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

NAM PHONG. (SHTT)

Riêng lẻ

“Ồ ạt” đẩy nợ vay trái phiếu lên đỉnh 37.000 tỷ đồng, ai là trái chủ lớn của Novaland?

Trong năm 2021, nợ vay trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland- mã chứng khoán NVL) đã tăng 11.000 tỷ đồng so với đầu kỳ lên gần 37.000 tỷ đồng.
“Ồ ạt” đẩy nợ vay trái phiếu lên đỉnh 37.000 tỷ đồng, ai là trái chủ lớn của Novaland?
Trong năm 2021, nợ vay trái phiếu của Novaland đã tăng 11.000 tỷ đồng so với đầu kỳ lên đến gần 37.000 tỷ đồng.

Theo dữ liệu của MarketTimes, các trái chủ lớn của Novaland hiện nay là Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank).

Dư nợ vay tài chính vượt 60.500 tỷ đồng

Vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, Novaland đã đẩy mạnh vay nợ qua kênh trái phiếu. 

Trong năm 2021, nợ vay trái phiếu của Novaland đã tăng 11.000 tỷ đồng so với đầu kỳ lên đến gần 37.000 tỷ đồng.

Các lô trái phiếu do Novaland và các công ty con phát hành lãi suất dao động khoảng 9,5% – 11%/năm. Đa số tài sản bảo đảm là cổ phần của công ty thuộc sở hữu của các cổ đông. 

Mục đích huy động vốn nhằm tăng quy mô hoạt động và thực hiện góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển Dự án đảo Phượng Hoàng, dự án NovaWorld Hồ Tràm; góp vốn vào Công ty TNHH đầu tư bất động sản Khánh An; góp vốn, hợp tác đầu tư phát triển dự án Khu đô thị tại xã Long Hưng, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai; các dự án tại cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, trong tháng 7/2021, Novaland còn phát hành 1 lô trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế cho Credit Suisse AG, giá trị 300 triệu USD với mục đích bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và các hoạt động khác. 

Tăng vay nợ trái phiếu đẩy dư nợ vay tài chính của Novaland vượt 60.500 tỷ đồng vào cuối năm 2021, chiếm 30% tổng tài sản. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng 4.500 tỷ đồng lên hơn 19.000 tỷ đồng và nợ vay dài hạn tăng hơn 7.000 tỷ đồng lên hơn 41.400 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2021, Novaland sở hữu tổng cộng 86 công ty con và 8 công ty liên kết, hầu hết trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với quy mô tổng tài sản lên đến gần 202.000 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. 

Ngoài Novaland và các công ty con trong hệ sinh thái Nova Group, các công ty có liên quan với tập đoàn này cũng phát hành trái phiếu “ồ ạt”.

Mới nhất vào ngày 30/12/2021, Công ty CP Đầu tư Summer Beach đã phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 48 tháng. 

Summer Beach được thành lập vào năm 2017 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Đầu tư Nova Audit do Nova Group sở hữu 98% vốn.

Trước đó, Summer Beach đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Delta – Valley Bình Thuận (công ty con của Novaland) cùng kinh doanh xây dựng tại dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung Lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiết). 

Cùng ngày, Công ty CP Bất động sản BNP Global công bố huy động thành công 2.100 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Số trái phiếu này có kỳ hạn 20 tháng, đáo hạn vào ngày 4/6/2023

BNP Global được thành lập vào tháng 1/2014, với HĐQT gồm ông Bùi Minh Trí, bà Huỳnh Phương Thảo, bà Phạm Thị Cúc và ông Bùi Đạt Chương – em trai của ông Bùi Thành Nhơn (thời điểm đó ông Bùi Thành Nhơn đang là Chủ tịch HĐQT Novaland)

Ngoài ra, Novaland còn đứng ra bảo lãnh cho một số khoản vay tín dụng của nhiều doanh nghiệp đã huy động trái phiếu để thực hiện mua sỉ dự án.

Cụ thể, tháng 7/2021, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Residence (tiền thân là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nova Residence) đã phát hành 5 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng trái phiếu để thanh toán tiền đảm bảo mua sỉ 130 biệt thự nghỉ dưỡng thuộc NovaWorld Phan Thiết. 

Các lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cố định 9,75%/năm, kỳ thanh toán 3 tháng/lần.

Ngày 26/12/2021, Bất động sản Cát Liên Hoa (tiền thân là Công ty TNHH Địa ốc No Va) cũng đã hoàn tất phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 4 năm. 

Trước đó, từ tháng 9-11/2021, Cát Liên Hoa đã huy động 1.950 tỷ đồng trái phiếu để nhận chuyển nhượng doanh nghiệp sở hữu Khu dân cư xã Phước Thiền (Phước Thiền, Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) và góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh phát triển Khu du lịch quốc tế Hoàng Long (Tiến Thành, Phan Thiết, Bình Thuận).

Cũng trong tháng 9/2021, Công ty TNHH Thành phố Aqua đã phát hành 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank), nhận chuyển nhượng 99,999% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Green Land từ ông Lê Thanh Liêm. 

Đây là công ty con gián tiếp do Novaland nắm 69,78% tại thời điểm cuối quý 3/2021, thông qua một công ty con khác là Công ty CP The Prince Residence.

Hàng loạt ngân hàng “đứng vai” trái chủ lớn

Tính tới cuối năm 2021, trái chủ của Novaland là các ngân hàng như MBBank mua khoảng 9.800 tỷ đồng, VPBank mua khoảng 7.000 tỷ đồng; PVCombank mua khoảng 3.700 tỷ đồng.

Nhiều công ty chứng khoán cũng đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu của Novaland như Chứng khoán MB (MBS) mua khoảng 1.500 tỷ, Chứng khoán BSC (BSI) mua khoảng 1.800 tỷ, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) mua khoảng 2.000 tỷ.

Ngoài ra các công ty Chứng khoán Yuanta, Chứng khoán Agribank, Chứng khoán Dầu khí, Chứng khoán Rồng Việt… cũng tham gia mua trái phiếu của Novaland.

Từ giữa năm 2021, Vụ Tài chính ngân hàng – Bộ Tài chính đã phát đi cảnh báo: Thị trường trái phiếu doanh nghiệpđang tiềm ẩn một số rủi ro khi doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản, phát hành trái phiếu với lãi suất cao, chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế (chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp bất) và có sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp huy động vốn bằng trái phiếu riêng lẻ theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép phát hành. Do đó nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp.

Riêng lẻ

Dòng vốn trái phiếu vẫn chảy đều về BĐS, doanh nghiệp kế hoạch phát hành tiếp dù thị trường đang siết chặt

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước ngày càng siết chặt, thực tế cho thấy dòng tiền từ kênh huy động vốn này vẫn đang chảy đều về bất động sản. Nhóm ngành này tiếp tục dẫn đầu về giá trị phát hành trong quý đầu năm nay.

Thời gian gần đây, các cơ quan Nhà nước liên tục có động thái chấn chỉnh hoạt động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Gần nhất, Bộ Tài chính vừa có báo cáo đưa ra các giải pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết đang chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát các doanh nghiệp phát hành, các tổ chức tư vấn phát hành, đại lý phát hành, tổ chức cung cấp dịch vụ cho các đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa các hành vi sai phạm. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Ngày 11/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Công điện về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 

Trước đó, từ tháng 12/2021, việc kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được đẩy mạnh thông qua việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành hay Thông tư 16 do Ngân hàng Nhà nước với quy định dành cho tổ chức tín dụng. 

Bất động sản là ngành chịu ảnh hưởng đáng kể bởi theo số liệu của MB Securities, đây là ngành đi đầu trong việc phát hành trái phiếu trong năm 2021 với 228.400 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng lượng trái phiếu phát hành.

Trước bối cảnh trên, FiinRatings cho rằng quy mô huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp BĐS có thể sẽ giảm mạnh nhưng sẽ có sự thay đổi về chất. Giai đoạn 2022 – 2023, trái phiếu vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả nhờ lãi suất thấp và việc kênh tín dụng bất động sản từ ngân hàng bị hạn chế tăng trưởng. 

Cũng theo FiinRatings, về tổng thể, hiện sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức tương đối an toàn. Các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, nhất là các công ty niêm yết vốn có sự minh bạch vẫn sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát hành trái phiếu. 

Dòng vốn trái phiếu vẫn đang chảy về bất động sản

Mặc dù nhiều chuyên gia nhận định quy mô phát hành trái phiếu của nhóm BĐS giảm, song trên thực tế, dòng vốn từ trái phiếu vào bất động sản vẫn đang chảy đều với quy mô không nhỏ.

Theo báo cáo của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), từ đầu năm đến nay, nhóm bất động sản vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành chiếm 43,36% thị trường. Trong đó, trái phiếu có kỳ hạn từ 1-3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm này (58,12%).

 Nguồn: VBMA.

Một số thương vụ phát hành điển hình có nhóm Vạn Thịnh Phát, từ đầu năm đến nay nhóm doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát công bố hoàn tất huy động tổng cộng 17.405 tỷ đồng thông qua 7 lô trái phiếu.

Cụ thể, ngày 4/1, SDI Corp, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An, công bố phát hành thành công lô trái phiếu trị giá khoảng 6.575 tỷ đồng. 

Ngày 31/3, ba doanh nghiệp gồm CTCP WorldWide Capital, CTCP Air Link và CTCP Xây Dựng Kiến Hưng Thịnh đã huy động thành công 10.830 tỷ đồng thông qua 6 lô trái phiếu. Đây đều là ba doanh nghiệp đã nhận chuyển nhượng dự án thành phần, thuộc dự án Sài Gòn Bình An và đã ký hợp đồng thế chấp tài sản với Techcombank một ngày trước khi phát hành các lô trái phiếu nêu trên. 

Bên cạnh đó, ngày 10/2, Vạn Trường Phát đã hoàn tất huy động 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu. Đây là lô trái phiếu thứ 5 mà doanh nghiệp này phát hành trong năm 2021, nâng quy mô vốn huy động được từ các đợt phát hành này lên 10.000 tỷ đồng.

Trong đó, ngoài lô thứ 5 không công bố mục đích phát hành, Vạn Trường Phát đều cho biết các lô trước sẽ dùng để thanh toán tiền đặt cọc để nhận chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Việt Phát thuộc Tổ hợp khu công nghiệp và đô thị Việt Phát tại Long An.

Trong tháng 2 và tháng 3, R&H Group (công ty liên quan Vinahud) đã công bố hoàn tất phát hành 3 lô trái phiếu trị giá hơn 5.000 tỷ đồng. Đây cũng là 3 lô trong 7 lô trái phiếu được phát hành trong năm 2021 của doanh nghiệp với tổng trị giá hơn 8.150 tỷ đồng. Hiện, R&H Group đang là nhà phát triển dự án Grand Mercure Hội An có quy mô 7,2 ha, chủ đầu tư là Xuân Phú Hải, một doanh nghiệp vừa được nhóm Bamboo Capital chuyển nhượng cho Vinahud.

Trong ba tháng đầu năm, nhóm Geleximco, gồm Geleximco và CTCP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương cũng huy động thành công tổng cộng gần 5.000 tỷ đồng từ 5 lô trái phiếu được phát hành từ quý IV/2021.

Trước đó, trong 4 tháng cuối năm 2021, Vạn Hương đã huy động thành công gần 3.900 tỷ đồng từ 5 đợt phát hành trái phiếu khác. Theo công bố của các đợt phát hành cũ này, toàn bộ số tiền thu về từ kênh trái phiếu được công ty đầu tư cho dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng tại Đồ Sơn, Hải Phòng với diện tích 480 ha do Vạn Hương làm chủ đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, Nhóm Novaland, gồm Novaland, BNP Global, Thành phố Aqua, BĐS Gia Đức, BĐS Thái Bình cũng đã huy động thành công tổng cộng 7.200 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu để rót vốn cho các dự án Aqua City (Đồng Nai) và NovaWorld Phan Thiet.  

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác như nhóm TNG Holdings, Phát Đạt, Hưng Thịnh Investment, Đầu tư I.P.A, Mặt trời Phú Quốc (thành viên Sun Group),… đều công bố đã huy động thành công dòng vốn từ thị trường trái phiếu trong ba tháng đầu năm nay. 

Nhiều doanh nghiệp BĐS tiếp tục lên kế hoạch phát hành trái phiếu

Bên cạnh việc hoàn tất phát hành trái phiếu, trong ba tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp cũng lên kế hoạch huy động vốn từ trái phiếu để bổ sung vốn lưu động, triển khai các dự án bất động sản.

Trong ba tháng đầu năm nay, Hội đồng quản trị Novaland đã thông qua loạt nghị quyết huy động tổng cộng 7.900 tỷ đồng trái phiếu để góp vốn cho các công ty con, gồm The Prince Residence, Nova Hospitality, Đầu tư Địa ốc No Va và No Va Mỹ Đình, đồng thời, bảo lãnh phát hành cho các lô trái phiếu của các đơn vị thành viên khác. 

Ngày 9/3, Nam Long cũng cho biết dự kiến phát hành trái phiếu với tổng giá trị tối đa 1.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, toàn bộ số tiền thu được sẽ được Nam Long góp vốn vào công ty con là CTCP Nam Long VCD để phát triển giai đoạn 2 của dự án Waterpoint với quy mô 190 ha.

Trước đó, ngày 1/3, Hội đồng quản trị Khang Điềncũng thông qua việc chào bán tối đa 20 triệu trái phiếu, dự thu tối đa 2.000 tỷ đồng trong quý II/2022.  

Khang Điền cho biết, đợt huy động vốn này nhằm mục đích bổ sung vào vốn hoạt động thông qua hình thức cho vay đối với hai công ty con là CTCP Bất động sản Thủy Sinh và Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc để phát triển các dự án Thủy Sinh Phú Hữu và hai dự án ở quận Bình Tân, TP HCM, bao gồm dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu trung tâm dân cư Tân Tạo – khu A (phường Tân Tạo A) và dự án Khu nhà ở cao tầng (phường An Lạc).

Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông hồi 30/3 vừa qua,Khải Hoàn Land đã công bố kế hoạch phát hành trái phiếu để bổ sung vốn lưu động. Mỗi đợt phát hành sẽ không quá 2.500 tỷ đồng, có thể phát hành thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

Cũng tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức ngày 15/4, An Gia cho biết sẽ huy động tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu để phát triển dự án The Gió tại Bình Dương. Lãnh đạo An Gia khẳng định, việc siết chặt trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ không gây ảnh hưởng đến công ty do quy mô vay nợ của công ty vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Hiền Minh

Riêng lẻ

‘Tiền to’ vẫn cấp tập chảy về ‘siêu dự án’ của Masterise qua kênh trái phiếu

Cuối quý 1/2022, CTCP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh, CTCP Airlink và CTCP WorldWide Capital đã phát hành 6 lô trái phiếu, ‘hút’ về 10.830 tỉ đồng. Các pháp nhân này đều liên quan đến ‘siêu dự án’ Sài Gòn Bình An.

Phối cảnh dự án The Global City - tên mới của dự án KĐT Sài Gòn Bình An (Nguồn: Masterise)

Phối cảnh dự án The Global City – tên mới của dự án KĐT Sài Gòn Bình An (Nguồn: Masterise) 

'Tiền to' vẫn cấp tập chảy về 'siêu dự án' của Masterise qua kênh trái phiếu ảnh 1

Cụ thể, trong các ngày 30 và 31/3/2022, CTCP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh (Kiến Hưng Thịnh) đã phát hành thành công hai lô trái phiếu mã KHTCB2223001 và KHTCB2223002 với tổng giá trị phát hành là 3.610 tỉ đồng.

Cùng ngày, CTCP Air Link (Air Link) cũng hút về được 3.810 tỉ đồng từ phát hành hai lô trái phiếu mã ALICB2223001 và ALICB2223002.

Trong khi đó, CTCP WorldWide Capital (WorldWide Capital) phát hành được 3.410 tỉ đồng trái phiếu mã WWCCB2223001 và WWCCB2223002.

Cả 6 lô trái phiếu nêu trên đều có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn vào ngày 30/9/2023. 

Đáng chú ý, dữ liệu cho thấy, vào ngày 30/3/2022, Kiến Hưng Thịnh, Airlink và WorldWide Capital đồng loạt thế chấp tất cả các quyền tài sản và khoản phải thu phát sinh từ việc đặt cọc và nhận chuyển nhượng dự án thành phần từ CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) tại một ngân hàng tư nhân trong nước.

Như từng đề cập, SDI Corp là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An, quy mô 117,4ha, toạ lạc tại phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

Những dấu hiệu cho thấy sự góp mặt của ‘tay chơi mới’ ở ‘siêu dự án’ Sài Gòn Bình An được ghi nhận vào đầu năm 2020, khi ông Bùi Đức Khoa được bổ nhiệm làm CEO SDI Corp, rồi đảm nhiệm luôn vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty này thay ông Dương Minh Hùng.

Đến tháng 7/2021, bà Mai Thị Kim Oanh – Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group – thay thế ông Bùi Đức Khoa làm Chủ tịch HĐQT SDI Corp. Diễn biến này phần nào cho thấy vị thế trong cơ cấu sở hữu cũng như tiếng nói của Masterise Group và đối tác của họ tại dự án Sài Gòn Bình An.

Sau những biến động ở phía thượng tầng, từ ngày 15/12/2021 – 4/1/2022, SDI Corp đã phát hành thành công 6.574,6 tỉ đồng trái phiếu mã SDICB2124001, kỳ hạn 36 tháng.

Trước đó, trong năm 2021, loạt doanh nghiệp gồm CTCP Phú Hoàng Vương, CTCP Osaka Garden và CTCP Hoa Phú Thịnh cũng hút về tới 15.500 tỉ đồng từ kênh trái phiếu, với cùng mục đích nhận chuyển nhượng một phần dự án Sài Gòn Bình An.

Đáng chú ý, cuối tháng 1/2022, trên địa chỉ website của Masterise Homes – thành viên của Masterise Group – đã hé lộ thông tin về một dự án mới mang tên The Global City. Đây chính là ‘siêu dự án’ Khu đô thị Sài Gòn Bình An của SDI Corp.

Sơ phác Kiến Hưng Thịnh, Air Link và Worldwide Capital

Theo tìm hiểu, Kiến Hưng Thịnh được thành lập vào tháng 6/2020, với quy mô vốn điều lệ ban đầu là 330 tỉ đồng.

Doanh nghiệp này được sáng lập bởi 3 thể nhân, bao gồm: Lê Thị Mao (55% VĐL), Đặng Vang Danh (25% VĐL) và Lê Trung Thiện (20% VĐL). Trong đó, bà Lê Thị Mao (SN 1969) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Một tuần sau đợt phát hành trái phiếu, vào ngày 8/4/2022, Kiến Hưng Thịnh đã tăng vốn điều lệ lên mức 1.234,9 tỉ đồng, thành phần cổ đông góp vốn thời điểm này không được công bố.

Trong khi đó, Air Link tiền thân là CTCP Đầu tư Sheen Power, được thành lập từ tháng 6/2015. Air Link có vốn điều lệ ban đầu 360 tỉ đồng. 

Trong đó, CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star (Sài Gòn Star) góp 176,4 tỉ đồng, sở hữu 49% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của công ty này do hai thể nhân khác nắm giữ là Châu Chí Hùng (30% VĐL) và Trần Hiệp (21% VĐL). Đến tháng 3/2017, Sài Gòn Star đã thoái triệt vốn khỏi Air Link.

WorldWide Capital (tiền thân là CTCP Sài Gòn WellReal) được thành lập vào tháng 7/2015, có quy mô vốn điều lệ 300 tỉ đồng. 

Trong đó, bà Huỳnh Bảo Vy (SN 1982) góp 120 tỉ đồng, sở hữu 40% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại được chia đều cho hai thể nhân là bà Hồ Thị Ngọc Băng và ông Trần Hiếu Lợi, mỗi người nắm giữ 30% vốn điều lệ.

Cập nhật tới tháng 2/2022, vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty này do bà Hồ Thị Nguyên Thuỷ (SN 1979) đảm nhiệm./.

Riêng lẻ

Con đường thâu tóm doanh nghiệp nhà nước của tập đoàn Gelex

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của Gelex. Ảnh: NGUYỆT ANH

Công ty cổ phần tập đoàn GELEX (Gelex Group – mã chứng khoán GEX) tiền thân là Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện, được thành lập từ năm 1990 trên cơ sở tập trung các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu kỹ thuật điện do Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) quản lý. 

Ngày 1/12/2010, Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó, Bộ Công thương là cổ đông Nhà nước sở hữu gần 80% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh gồm: Sản xuất công nghiệp thiết bị điện và vật liệu xây dựng; Hạ tầng điện, nước, đầu tư phát triển bất động sản, khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp… Đến tháng 12/2015, Bộ Công thương tiến hành thoái vốn và Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện rơi vào tay tư nhân. Đến tháng 6/2021, Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn GELEX.

Quá trình cổ phần hóa và chuyển nhượng phần vốn góp của Bộ Công thương tại Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện (GELEX) là một hiện tượng hy hữu trong quá trình thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Phiên giao dịch ngày 25/12/2015 đã đi vào lịch sử của sàn giao dịch UPCoM khi mà chỉ trong 30 phút ngắn ngủi sau khi mở cửa phiên giao dịch, cổ đông Nhà nước là Bộ Công thương đã bán xong toàn bộ hơn 122 triệu cổ phiếu GEX, tương đương 78,74% vốn điều lệ, tổng giá trị hơn 2.100 tỷ đồng. Tại phiên giao dịch này, cổ phiếu GEX chủ yếu được khớp lệnh ở mức giá 17.700 – 17.800 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên, cổ phiếu này đã tăng vọt lên 19.500 đồng/cổ phiếu. Cái cách mà Bộ Công thương công bố thông tin thoái vốn khỏi GELEX cũng vô cùng kỳ lạ. Ngày 24/12/2015, Bộ Công thương có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, HNX và GELEX về việc đăng ký thoái vốn khỏi công ty này, dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/12/2015 đến ngày 22/1/2016. Ngay ngày hôm sau, Bộ Công thương đã chào bán hơn 122 triệu cổ phiếu GEX trên UpCom và chỉ trong vòng 30 phút sau khi mở cửa, toàn bộ số cổ phiếu GEX chào bán đã được mua hết. Với lô cổ phần đủ lớn để kiểm soát doanh nghiệp, việc Bộ Công thương vội vàng công bố thông tin rồi lại vội vàng chào bán phải chăng để các nhà đầu tư khác nếu quan tâm cũng không thể đủ thời gian nghiên cứu, chuẩn bị tài chính để mua và mục đích chính là nhắm đến một số nhà đầu tư đã được lựa chọn từ trước, đã chuẩn bị sẵn hơn 2.000 tỷ đồng trong tài khoản chứng khoán. Thật sự nếu GELEX là một khoản đầu tư hấp dẫn thì trong trường hợp được chào bán, đấu giá công khai, minh bạch, số tiền Nhà nước thu được sẽ lớn hơn nhiều con số 2.100 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, trong số các cổ đông lớn nhất của Gelex Group có ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Gelex Group, sở hữu hơn 192 triệu cổ phiếu GEX, chiếm tỷ lệ 22,58% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX (thành lập tháng 4/2016, vốn điều lệ 800 tỷ đồng, chủ sở hữu là Công ty TNHH Thiết bị và xây lắp Huy Hoàng, có thành viên góp vốn là mẹ và vợ ông Nguyễn Văn Tuấn) sở hữu hơn 113 triệu cổ phiếu GEX, chiếm tỷ lệ 13,3% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch và môi trường ECO & MORE sở hữu hơn 24 triệu cổ phiếu GEX, chiếm tỷ lệ 4,95% vốn điều lệ; bà Đào Thị Lơ (mẹ ông Tuấn) sở hữu 24 triệu cổ phiếu GEX, chiếm tỷ lệ 4,9% vốn điều lệ; Công ty cổ phần MHC (tiền thân là Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội, thành lập tháng 11/1998, vốn điều lệ hiện nay 414 tỷ đồng) sở hữu hơn 19 triệu cổ phiếu GEX, chiếm tỷ lệ 4,02% vốn điều lệ…

Ngay sau khi thâu tóm được GELEX, hoạt động tái cấu trúc đã được triển khai ngay với việc thoái vốn tại các doanh nghiệp trực thuộc. Trong đó, thoái vốn tại Công ty cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương (mã CTB-HNX) ước thu lãi 20 tỷ đồng, thoái vốn tại Công ty cổ phần Vật tư và Xây dựng Hà Nội (HMCC). Ngoài ra, Gelex Group cũng góp thêm vốn vào Công ty cổ phần khí cụ điện 1 và thành lập thêm các công ty thành viên mới như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Gelex, Công ty cổ phần Cadivi miền Bắc… Với nền tảng có sẵn, Gelex Group tiếp tục “thâu tóm” hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước có tên tuổi trên thị trường, điển hình là Tổng công ty Viglacera (VGC), doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng. Tổng công ty Viglacera không chỉ nổi tiếng về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh mà doanh nghiệp này còn được xem là “ông trùm” phát triển hạ tầng khu công nghiệp phía bắc, với việc sở hữu nhiều khu công nghiệp tại các tỉnh phía bắc như: Tiên Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh); Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh); Phong Điền (Thừa Thiên – Huế), Tiền Hải (Thái Bình), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Văn IV (Hà Nam)… với tổng diện tích lên tới hàng nghìn hecta. Không chỉ có vậy, Tổng công ty Viglacera còn hàng loạt dự án khu đô thị như: Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm), Dự án số 671 Hoàng Hoa Thám, Dự án Khu nhà ở thấp tầng Đại Mỗ, Tây Mỗ, Nhà OCT2 Xuân Phương… Theo ước tính, nguyên giá bất động sản của Tổng công ty Viglacera lên đến 5.000 tỷ đồng, trong đó, phần nhiều đã được khấu hao hết nhưng vẫn đang được khai thác, sử dụng. 

Vào ngày 6/4/2021, Gelex Group của ông Nguyễn Văn Tuấn công bố đã mua thêm 18,5 triệu cổ phiếu VGC, nâng tỷ lệ sở hữu của Gelex Group và người có liên quan tại VGC lên 225,1 triệu cổ phiếu tương đương với 50,21% vốn điều lệ VGC, chính thức biến VGC thành công ty con của Gelex Group. Bên cạnh đó, Gelex Group còn sở hữu, chi phối hàng loạt các doanh nghiệp gốc Nhà nước khác như Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Thiết bị điện Việt Nam (Thibidi), Công ty CP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (TBD)… Với việc liên tục thâu tóm các doanh nghiệp Nhà nước, Gelex Group đã nhanh chóng trở thành tập đoàn đa ngành ở Việt Nam hiện nay.

Nguồn tài chính khổng lồ để thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp nhà nước tên tuổi của ông Nguyễn Văn Tuấn, người có liên quan và của Gelex Group đến từ đâu? Tính đến hết 30/9/2021, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, vốn điều lệ của Gelex Group là 7.811 tỷ đồng (cuối năm 2020 là 4.882 tỷ đồng), tổng tài sản của tăng chóng mặt, lên đến 54.273 tỷ đồng, gấp đôi so với đầu năm 2020. Tuy nhiên, việc thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước cũng khiến tổng nợ của Gelex Group ngày càng lớn. Đến 30/9/2021, nợ ngắn hạn là 23.216 tỷ đồng (đầu năm 2020 là 10.831 tỷ đồng), nợ dài hạn là 11.441 tỷ đồng (đầu năm 2020 là 8.105 tỷ đồng). Bên cạnh nguồn vốn vay đến từ các ngân hàng thương mại, Gelex Group và các công ty có liên quan còn huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với số lượng rất lớn.

Tính đến thời điểm 30/9/2021, theo số liệu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng số TPDN của Gelex Group và các công ty có liên quan phát hành là 9.370 tỷ đồng bao gồm: Công ty cổ phần tập đoàn GELEX (Gelex Group) có 14 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 4.050 tỷ đồng; Công ty cổ phần thiết bị điện Gelex có 2 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 870 tỷ đồng; Công ty cổ phần hạ tầng Gelex có 1 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng, đáo hạn 600 tỷ đồng, giá trị đang lưu hành 400 tỷ đồng; Công ty cổ phần thiết bị điện có 01 lô trái phiếu, giá trị 550 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV đầu tư GEX có 1 lô trái phiếu, giá trị 1.000 tỷ đồng; Công ty TNHH thiết bị và xây lắp Huy Hoàng có 1 lô trái phiếu, giá trị phát hành 500 tỷ đồng; Công ty cổ phần đầu tư MHC có 2 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng; Công ty cổ phần đầu tư nước sạch và môi trường ECO & MORE có 1 lô trái phiếu, giá trị phát hành 900 tỷ đồng.

Phác họa quá trình hình thành và “thay máu” của Gelex Group cho thấy, một nhóm cá nhân và doanh nghiệp gần như không mấy tên tuổi như: Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện (PTC), Công ty cổ phần chứng khoán IB (VIX)… đã dùng hơn 2.100 tỷ đồng thâu tóm Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện từ tay Bộ Công thương. Sau khi đổi chủ, Gelex Group liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ chóng mặt, nhanh tay thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước tên tuổi khác, hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế như thiết bị điện, cấp nước, vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh… và chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, Gelex Group đã trở thành tập đoàn đa ngành với tổng tài sản lên tới hơn 54 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 19.299 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn chỉ đạt 836 tỷ đồng. 

LIÊM CHÍNH

Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise

Nhóm chủ Techcombank không chỉ tài trợ tín dụng, mà còn đầu tư hợp tác kinh doanh, mua cổ phần, hay mua một phần tại các đại dự án của Vingroup.

“Không gì lời như đất”

“Ở Việt Nam, không gì kiếm lời bền vững như đất”, một lãnh đạo ngân hàng thương mại top đầu Việt Nam từng khẳng định với người viết một năm về trước, khi mà những cơn sốt đất đang bùng lên khắp các địa phương trên cả nước.

Đất có thể sốt, giá có thể tăng ảo ở một vài địa phương, một vài thời điểm. Nhưng xu hướng đi lên bền vững của giá đất là không phải bàn cãi. Trừ giai đoạn đóng băng 2012-2013, khó có năm nào lại ghi nhận giá đất suy giảm. Cũng bởi vì vậy mà rất nhiều tỷ phú Việt xuất thân từ đầu tư bất động sản, và nhiều tỷ phú khác sau khi đã thành công với lĩnh vực của mình, cũng… đầu tư bất động sản.

Gần đây nhất là Tập đoàn Hoà Phát, sau khi kiếm lãi hàng tỷ USD từ cơn sốt sắt thép 2 năm qua, Chủ tịch Trần Đình Long đã quyết định đầu tư bất động sản và tham vọng lọt top các nhà phát triển bất động sản lớn nhất cả nước.

Hay phổ biết hơn, là các ông chủ ngân hàng gần như đều sở hữu một tập đoàn bất động sản, từ HDBank – Sovico, TPBank – DOJI Land, MSB – TNR, SeABank – BRG, OCB – Hướng Việt, ABBank – Geleximco, VietABank – Việt Phương, VietBank – Hoa Lâm, NCB – Gami, NamABank – Hoàn Cầu, Kienlongbank – Sunshine, VPBank – MIK…

Như các nhà băng tư nhân khác, những ông chủ Techcombank, với lợi thế riêng biệt của mình, cũng không thể bỏ qua lĩnh vực màu mỡ này.

Những bước đi ban đầu của Masterise có phần tương đồng và cùng thời điểm với MIK Group. Trong khi tiền thân của Masterise là Thảo Điền Investment được thành lập năm 2007, thì 2 năm sau, pháp nhân lõi đầu tiên trong hệ sinh thái MIK Group đi vào hoạt động, là Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông. Cả 2 đều ra đời trong bối cảnh nhóm chủ hiện tại hoàn tất chi phối Techcombank và VPBank.

Cùng thời điểm thành lập Thảo Điền, nhóm chủ Techcombank đã vào ngay từ đầu và sở hữu 50% cổ phần trong doanh nghiệp dự án 9-11 Tôn Đức Thắng (Quận 1, TP.HCM) là Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành, vượt trội nhóm Hoa Lâm (26,37%), Công ty Hải Thành (23,63%). Tỉ lệ này duy trì cho tới nay, còn lô đất 9-11 Tôn Đức Thắng hiện được biết tới là toà nhà Techcombank Saigon.

Nhìn một cách tổng quan, tham vọng địa ốc của MIK Group dường như là mạnh mẽ hơn, khi các thành viên tập đoàn này mạnh tay mua gom đất/dự án trên khắp cả nước. Đặc biệt tại Phú Quốc, gần như không có tập đoàn nào vượt qua được MIK về quỹ đất. Trong khi Thảo Điền Investment, dưới sự điều hành của cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng, tập trung đầu tư một số dự án mang thương hiệu Masteri ở TP.HCM, lần lượt cho ra mắt các dự án Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Millennium, M-One Nam Sài Gòn, M-One Gia Định.

Cuối năm 2019, Masterise Group chính thức giới thiệu ra công chúng và ra mắt thương hiệu Masterise Homes – doanh nghiệp quản lý và phát triển tất cả thương hiệu bất động sản nhà ở của Tập đoàn.

Động thái này cũng thể hiện rằng, khác với doanh nghiệp cùng thời MIK Group chủ yếu tập trung vào bất động sản, tham vọng của Masterise không chỉ gói gọi trong mảng địa ốc.

Những bước đi của Masterise

Các mảnh ghép trong quá khứ phần nào thể hiện tham vọng này. Giai đoạn năm 2016, CTCP Đầu tư TCO Việt Nam và Techcom Capital – những thành viên trong hệ sinh thái Techcombank đã dành nhiều công sức với dự án khàng không SkyViet. Tuy hãng bay này không được cấp phép, song nó phần nào cho thấy tầm nhìn của Masterise.

Trong lĩnh vực năng lượng, Thảo Điền Investment, TCO Việt Nam và Trung Nam Group năm 2017 thành lập CTCP Thủy điện Trung Nam Bác Ái, nay là CTCP Điện gió Trung Nam Gia Lai – Xã Trang, có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Thảo Điền nắm 28%, TCO Việt Nam có 22%.

Không chỉ hàng không hay năng lượng, nhóm Masterise ít nhiều quan tâm đến lĩnh vực y tế. Công ty TNHH Đầu tư Continental Pacific – pháp nhân có liên hệ đến Masterise vào cuối năm 2015 đã ký hợp đồng góp vốn và nhận cổ phần ưu đãi cổ tức với Vinmec – doanh nghiệp điều hành chuỗi bệnh viện cùng tên, với giá trị lên tới 3.235 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, Vinmec đã thế chấp 154,5 triệu cổ phần VRE tại Continental Pacific. Lưu ý rằng, Continental Pacific chỉ có vốn đăng ký 1 tỷ đồng.

Ở một thương vụ đáng chú ý khác, Continental Pacific tháng 9/2017 cũng đã chi ra số tiền tương tự, 3.235 tỷ đồng để mua 107,8 triệu cổ phần ưu đãi của CTCP Vinpearl, và nhận cổ tức ưu đãi cố định 10,5%/năm. Trong 2 năm 2017-2018, Vinpearl đã trả 680 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt cho Continental Pacific.

Như đề cập ở kỳ trước, dòng vốn rẻ cho phép Masterise chọn chiến lược đầu tư thứ cấp, không mất thời gian phát triển dự án từ đầu. Và một tỉ lệ lớn dự án/khoản đầu tư của Masterise gắn liền với Vingroup.

Trong các đại dự án Vinhomes Gia Lâm, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park, hay tới đây là Vinhomes Dream City, Masterise đều có “phần”, đều nằm ở vị trí đẹp, quy mô lớn và được tập đoàn này phát triển với phân khúc cao cấp hơn hẳn chủ đầu tư hiện hữu hay một nhà đầu tư thứ cấp quen mặt khác – MIK Group.

Ít người biết rằng, bà Nguyễn Hương Liên, em dâu ông Hồ Hùng Anh từng là cổ đông lớn, trực tiếp nắm 31,63% cổ phần CTCP Phát triển Thể thao và Giải trí Mễ Trì – chủ đầu tư tổ hợp thương mại nay được biết đến với tên gọi Vinhomes Mễ Trì, có quy mô lên tới hơn 32ha ở Hà Nội.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise
Dự án Khu du lịch và Biệt thự Nghỉ dưỡng cao cấp Grand World (Phú Quốc) có diện tích khoảng 85,11ha do Newvision làm chủ đầu tư.

Hay ở đảo Ngọc Phú Quốc, Công ty TNHH Dịch vụ Nghỉ dưỡnng Masterise World – thành viên Masterise Group có 10% cổ phần trong Công ty TNHH Bất động sản Newvision – chủ đầu tư dự án Grand World, trong khi Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đức Mai (thành viên MIK Group) nắm tới 50%. Không chỉ góp vốn trực tiếp, CTCP Phát triển Du lịch Nam Hà – một pháp nhân có liên hệ tới Masterise năm 2018 đã ký thoả thuận hợp tác kinh doanh với Bất động sản Newvision.

Nằm ngay cạnh Grand World là khu Vinpearl Phú Quốc – khu phức hợp do CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (PQTDIC) làm chủ đầu tư. PQTDIC cập nhật tới tháng 4/2017 có vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng, trong đó có một cổ đông cá nhân, sở hữu 15% là ông Phạm Quốc Nhật. Ông Nhật hiện đứng tên tại Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội – thành viên Masterise Group vào năm 2019 đã nhận chuyển nhượng 3,1ha đất trong dự án Vinhomes Smart City.

Tất nhiên, không chỉ trực tiếp sở hữu cổ phần, nhóm Masterise còn thông qua Techcombank tài trợ hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án nêu trên.

Tại dự án Grand World Phú Quốc, Techcombank năm 2019 đã tài trợ tổng cộng gần 7.500 tỷ đồng, gồm gần 1.500 tỷ đồng vay ngắn hạn, 4.500 tỷ đồng vay dài hạn và 1.500 tỷ đồng trái phiếu cho CTCP Dịch vụ Newco, tương đương phần vốn đầu tư của doanh nghiệp này tại Công ty TNHH Bất động sản Newvision với số vốn 7.502 tỷ đồng.

Với PQTDIC, Techcombank/TCBS trong năm 2019 đã thu xếp phát hành khoảng 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho doanh nghiệp này.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise (Hình 2).
BCTC của Newco thể hiện khoản tín dụng gần 6.000 tỷ đồng và trái phiếu 1.500 tỷ đồng từ được thu xếp từ Techcombank, tương đương khoản đầu tư vào Công ty TNHH Bất động sản Newvision. 

Xem thêm >>> [Chân dung Masterise Group] – Bài 1: Đằng sau mức giá “không tưởng” tại Global City

[Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Lời kết

Những bài viết vừa qua phần nào phác hoạ những nét cơ bản trong hệ sinh thái Masterise Group. Thương hiệu dù mới nổi, song có thể thấy đã xây dựng được nền tảng từ rất lâu, phản ánh rõ nét tham vọng đa ngành của nhóm chủ tập đoàn này. Dòng vốn rẻ và dồi dào từ Techcombank, không thể phủ nhận, là một trong những động lực chính cho sự phát triển của Masterise.

Miễn là giới hạn cấp tín dụng, các tỉ lệ an toàn tài chính được tuân thủ một cách thực chất, thì sự vươn lên của Masterise có ý nghĩa rất tích cực, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, việc cấp tín dụng một cách ưu ái dẫn tới sự bất bình đẳng trên thị trường, đồng thời dòng vốn không chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được Chính phủ và NHNN khuyến khích, tác động đẩy giá đất tăng cao.

Những băn khoăn về mối quan hệ Masterise – Techcombank, có chăng sẽ cần được minh định rõ hơn với cổ đông, nhà đầu tư cũng như công chúng trong ĐHĐCĐ thường niên tới đây của Techcombank.

Hoa Liên

Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Hàng loạt dự án của Masterise cùng hàng chục nghìn tỷ đồng cổ phần tại các doanh nghiệp dự án và pháp nhân trung gian đều đang được thế chấp tại Techcombank.

Sự nổi lên của Masterise

Masterise Group tiền thân là Thảo Điền Investment. Dưới thời kỳ điều hành của cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng, Thảo Điền ít nhiều đã là thương hiệu có tiếng, đầu tư một số dự án căn hộ ở Tp.HCM như Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Millennium, M-One Nam Sài Gòn, M-One Gia Định.

Phải đến khi đổi tên thành Masterise vào cuối năm 2019, tập đoàn địa ốc của gia đình Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh mới bung ra mạnh mẽ, giới thiệu loạt dự án, đều tập trung ở phân khúc cao cấp, hạng sang. Đầu năm 2021, Masterise Homes đã ký hợp tác chiến lược toàn diện và dài hạn với Marriot International (tập đoàn khách sạn số 1 thế giới) nhằm phát triển phân khúc bất động sản hàng hiệu (Branded Residences).

Tại Tp.HCM, danh mục dự án đang phát triển của Masterise có Global City (trước đây là KĐT Sài Gòn Bình An), dự án Grand Marina Saigon (trước đây là The Centenial Ba Son), dự án Masteri Lumiere Riverside, dự án Masteri Centre Point nằm trong tổ hợp Vinhomes Grand Park,;còn ở Hà Nội, là dự án Masteri West Heights nằm trong tổ hợp Vinhomes Smart City hay dự án Masteri Waterfront nằm trong tổ hợp Vinhomes Ocean Park.

Ngoài ra, quỹ dự án mà Masterise đã dày công mua gom trong nhiều năm qua cũng rất đáng nể. Tại TP.HCM, trong số 8 lô đất tách ra từ Khu phức hợp Ba Son ban đầu, ngoại trừ lô VP2, 7 lô còn lại hiện đều thuộc nhóm Masterise, trong đó lô HH5-1 do Công ty TNHH Đầu tư Minh Huy Land quản lý hiện là dự án Grand Marina Saigon, còn các lô HH1, HH2 và HH3 do CTCP Đầu tư bất động sản Supreme quản lý, ba lô HH4-1, HH4-2, HH4-3 có chủ mới là CTCP Đầu tư BĐS Elegance. 

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank
Sau khi đổi tên thành Masterise vào cuối năm 2019, tập đoàn địa ốc của gia đình Chủ tịch Techcombank đã bung ra mạnh mẽ, giới thiệu loạt dự án phân khúc hạng sang.

Masterise cũng đặt chân vào dự án 87 Cống Quỳnh, khi cử đại diện làm Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Golden Hill, đồng thời thu xếp nhiều nghìn tỷ đồng để nhóm chủ cũ tái cơ cấu nợ. 

Xuôi về phía quận Bình Thạnh, Masterise đã mua lại CTCP Phát triển nhà Thanh Đa – chủ đầu tư dự án Cư xá Thanh Đa có diện tích hơn 73.000m2. 

Ở Hà Nội, Masterise đã âm thầm M&A lại dự án 22-24 Hàng Bài từ Tân Hoàng Minh Group. Tập đoàn này cũng đã đặt cọc hàng nghìn tỷ đồng để mua lại một phần dự án Dream City Hưng Yên.  

Những cái tên kể trên dù chưa thể hiện đầy đủ quỹ đất/ dự án của Masterise, song tính sơ bộ cũng đã có tổng vốn đầu tư lên tới nhiều tỷ USD. 

Một số dự án nhỏ trong quá khứ khó có thể là bàn đạp nguồn lực cho sự nổi lên nhanh chóng của Masterise thời gian qua. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ khăng khít giữa tập đoàn này với nhà băng “ruột” Techcombank lại càng trở nên đáng chú ý.

Động lực từ Techcombank

Theo quan sát của Người Đưa Tin, hệ sinh thái Masterise không được tổ chức theo mô hình mẹ con, mà chủ yếu do các cá nhân/ pháp nhân đứng tên sở hữu cổ phần. Mô hình này, dù vô tình hay hữu ý, cũng giúp hệ sinh thái này tránh được hạn mức tín dụng cấp tín dụng, hiện đang ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng đối với một nhóm doanh nghiệp liên quan. 

Cũng theo thống kê của người viết, gần như tất cả các dự án của Masterise đều đang được thế chấp tại Techcombank. Cùng với đó là hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị cổ phần tại các doanh nghiệp dự án và pháp nhân trung gian đang được cầm cố tại nhà băng của Chủ tịch Hồ Hùng Anh.

Cổ phần thế chấp là tài sản đảm bảo bắt buộc và mang tính chất đi kèm, song giá trị tuyệt đối rất lớn phần nào phản ánh quy mô dòng tiền Techcombank đang “nuôi dưỡng” và chảy khắp hệ sinh thái Masterise.

Ở một ví dụ điển hình, tại Khu phức hợp Ba Son, tất cả cổ phần của các cổ đông trong Minh Huy Land, Supreme, Elegance, cùng tất cả cổ phần mà 3 pháp nhân này sở hữu trong các doanh nghiệp dự án, và các hợp đồng hợp tác kinh doanh đều được thế chấp tại Techcombank, với giá trị ngoài 30.000 tỷ đồng.

Dòng vốn của Techcombank không chỉ dồi dào, mà còn rất “rẻ”, phần nào giải thích cho sự nổi lên vượt trội của Masterise thời gian qua.

Phải nhấn mạnh rằng, việc Masterise hợp tác với Techcombank hay TCBS không phải vấn đề tiêu cực, nếu các chỉ tiêu an toàn tài chính theo Luật các Tổ chức tín dụng được tuân thủ (một cách thực chất).

Ở một ví dụ, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Masterise Dream City Villas từ 21-26/7/2021 đã huy động liên tiếp 3 lô trái phiếu kỳ hạn 1 năm 1 ngày với tổng giá trị lên tới 7.200 tỷ đồng, lãi suất cố định chỉ ở mức 8%/năm. Số tiền khổng lồ thu về được dùng để đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần dự án Dream City Hưng Yên.

Trong khi cũng trong khoảng thời gian này, TCB/TCBS thu xếp trái phiếu cho các đối tác với lãi suất rất cao, như lô 2.300 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Voyage (dự án 87 Cống Quỳnh) là 10,5%/năm cho năm đầu và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ tới 4,3%/năm cho các năm còn lại; hay 15.500 tỷ đồng của bộ ba pháp nhân Osaka Garden, Hoàng Phú Vương, Hoa Phú Thịnh (dự án Global City) có lãi suất lên tới 10,3-12,9%/năm cho kỳ đầu và lãi thả nổi cộng biên độ 3,1-4%/năm cho thời gian còn lại.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank (Hình 2).
Dòng vốn của Techcombank không chỉ dồi dào, mà còn rất “rẻ”, phần nào giải thích cho sự nổi lên vượt trội của Masterise thời gian qua.

Ngược lại 2 năm về trước, ngày 21/6/2019, Masterise Dream City Villas, khi đó còn có tên Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn, đã phát hành 2 lô trái phiếu, gồm lô 1 giá trị 1.561 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm 1 ngày với lãi suất 8,85%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên (3 tháng) và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 1,45%/năm cho các kỳ còn lại; và lô 2 có giá trị 668 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, lãi suất kỳ tính lãi đầu (3 tháng) là 9,35%/năm, các kỳ sau đó bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 1,42%/năm.

Trái chủ mua trọn 2 lô trái phiếu này chính là Techcombank.

Trong cùng ngày 21/6/2019, Techcombank đồng thời mua 2 lô trái phiếu của một thành viên Masterise Group khác là CTCP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng, với giá trị 593 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm và 1.386 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm 1 ngày, với lãi suất giống Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn.

Vào cuối năm 2019, Techcombank tiếp tục mua thêm 2.091 tỷ đồng của Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn và 2.029 tỷ đồng của Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng, đều có kỳ hạn 1 năm 1 ngày.

Đây không phải những thành viên duy nhất của Masterise Group được TCB/TCBS thu xếp các đợt gọi vốn giá rẻ.

Công ty TNHH Mua bán Nợ Hoà Bình (HBDC) – một thành viên kín đáo trong hệ sinh thái của ông Hồ Hùng Anh trong các ngày 26/5/2021 và 11/10/2021 đã phát hành tổng cộng 750 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, trong đó lô đầu có giá trị 300 tỷ, lãi suất 9%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên (mỗi kỳ 3 tháng) và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 2,78% cho thời gian còn lại; lô thứ hai có giá trị 450 tỷ đồng, có lãi suất 2 kỳ tính lãi đầu tiên (mỗi kỳ 6 tháng) là 8,5%/năm, các năm sau bằng lãi tham chiếu cộng 2,9%.

Đây là mức lãi suất khá thấp, nếu biết rằng cả hai lô trái phiếu này đều không có tài sản đảm bảo.

Hay ở một trường hợp khác, TCB/TCBS ngày 31/10/2018 đã thu xếp phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 14 tháng cho CTCP Phát triển Du lịch Nam Hà. Báo cáo thanh toán gốc lãi thể hiện trong nửa đầu năm 2019, doanh nghiệp này đã thanh toán 146,55 tỷ đồng tiền lãi, trong khi dư nợ gốc lãi đầu và cuối kỳ giữ nguyên; đồng nghĩa với lãi suất lô trái phiếu chỉ vào khoảng 7,6%/năm.

Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Nam Hà là bà Nguyễn Thị Oanh. Nữ doanh nhân sinh năm 1962, nên biết, còn đảm trách Chi nhánh TP.HCM của CTCP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO – một thành viên trong hệ thống Masterise.

Nguồn vốn rẻ, dồi dào cho phép Masterise tham gia thị trường bất động sản với chiến lược đầu tư thứ cấp, không mất thời gian xin thủ tục từ đầu mà chỉ cần mua lại các dự án hoặc một phần đại dự án đã hoàn thành pháp lý.

Và không phải tới khi Masterise thành hình và ra mắt công chúng, tham vọng địa ốc của nhà chủ Techcombank mới thể hiện rõ, mà từ trước đó rất lâu, không chỉ dừng lại ở việc đầu tư vào một số dự án đơn lẻ, ông Hồ Hùng Anh và các cộng sự, một cách kín tiếng, đã đồng hành và “có phần” tại không ít các dự án bất động sản nổi tiếng trên cả nước. Chi tiết sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.

Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] – Bài 1: Đằng sau mức giá “không tưởng” tại Global City

Thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đã đẩy giá đất trong khu vực lên một mặt bằng mới. Một trong những dự án được hưởng lợi hơn cả là The Global City của Masterise.

Bất động sản - [Chân dung Masterise Group] - Bài 1: Đằng sau mức giá 'không tưởng' tại Global City
Bất động sản - [Chân dung Masterise Group] - Bài 1: Đằng sau mức giá 'không tưởng' tại Global City (Hình 2).

LTS: Thời gian gần đây, Masterise Group nổi lên với hàng loạt dự án bất động sản hàng hiệu đáng chú ý, liên tục mua gom các dự án có vị trí đắc địa như Grand Marina Saigon tại trung tâm Quận 1, Tp.HCM, The Grand Hanoi trên khu đất vàng Hàng Bài, Hà Nội. Hay mới đây nhất là dự án The Global City rộng 117ha, được kỳ vọng sẽ là khu đô thị lõi có hấp lực mạnh ở khu Đông Tp.HCM. 

Để cung cấp thêm góc nhìn về thương hiệu bất động sản cao cấp, hay nguồn vốn giá rẻ chảy vào hệ sinh thái doanh nghiệp có nhiều mối liên hệ với gia đình Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Người Đưa Tin xin giới thiệu loạt bài viết về chân dung Masterise Group.

Nhìn từ Thủ Thiêm

Tháng 12/2021, phiên đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với mức giá trúng lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 đã trở thành một hiện tượng hiếm thấy trên thị trường bất động sản. Số tiền các doanh nghiệp đấu giá cho 4 lô đất tổng cộng là 37.346 tỷ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm.

Tuy vậy, tới nay, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã chính thức bỏ cọc. Thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trước đó đã đấu giá tới 24.500 tỷ đồng, tương đương 2,4 tỷ đồng/m2 tại lô 3-12 có diện tích 10.060m2. 

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh nhà thương mại Bình Minh – một thành viên kín tiếng liên quan đến tập đoàn bất động sản nổi tiếng phía Bắc cũng đã gửi công văn xin bỏ cọc ở lô 3-9 có diện tích 5.009m2 (số tiền trúng đấu giá 5.026 tỷ đồng)

2 doanh nghiệp còn lại, là CTCP Sheen Mega và CTCP Dream Republic cũng chưa nộp tiền theo mốc ngày 6/2 của cơ quan thuế. Bộ đôi doanh nghiệp này đã bỏ lần lượt 4.000 tỷ đồng và 3.820 tỷ đồng để dành được khu đất 3-8 (8.500m2) và khu đất 3-5 (6.446m2). 

4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được các doanh nghiệp đấu giá gấp 7-8 lần giá khởi điểm, cao nhất lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc.

Phiên đấu giá gây ồn ào, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đánh giá lô 3-12 có giá là 2,43 tỷ đồng/m2 cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm là các mức giá quá cao (giá ảo) so với giá đất thực tế hiện nay ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thậm chí cao hơn cả giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (quận 1), nơi có giá đất cao nhất nhưng cũng chỉ khoảng trên 1 tỷ đồng/m2. 

Có quan điểm nhà đầu tư có nhu cầu thực, và sẵn sàng triển khai dự án, nhưng gặp áp lực lớn từ dư luận nên bỏ cuộc; cũng có luồng ý kiến nhận định việc “đẩy” giá đất lên cao sẽ giúp nâng giá trị tài sản thế chấp, cổ phiếu, trái phiếu của một số tập đoàn bất động sản, đặc biệt ở Tp.HCM.

Lý do thực sự chỉ người trong cuộc mới tường minh. Nhưng thực tế là dù Tân Hoàng Minh đã bỏ cọc, và các doanh nghiệp khác chưa nộp tiền, thì mặt bằng bất động sản, đặc biệt tại khu vực Quận 2 (cũ), Tp.HCM đã được nâng lên một tầm giá mới.

Tháng 2/2022, sau phiên đấu giá 2 tháng, cách 4 lô đất đấu giá chỉ chừng 15 phút chạy xe, dự án Global City rậm rịch ra mắt, với giá “rumour” lên tới 400 triệu đồng/m2 đối với shophouse, và chắc hẳn sẽ còn tăng lên trong các đợt ra hàng tiếp theo. 

Mức giá này được đánh giá là rất cao, nếu so với các dự án ngay cạnh, như The Venica của Khang Điền hiện bán thứ cấp khoảng 120-130 triệu đồng/m2, hay Lake View ngay đối diện của Novaland với giá từ 150-200 triệu đồng/m2. 

Global City 

Global City trước đây có tên gọi Khu đô thị Sài Gòn Bình An, là một trong những dự án có quy mô và vị trí đẹp cuối cùng còn sót lại ở trung tâm Tp.HCM. Doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI).

Trong suốt nhiều năm, SDI được biết đến là thành viên của tập đoàn Him Lam. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2021, SDI có tân Chủ tịch HĐQT là bà Mai Thị Kim Oanh, trong khi ông Bùi Đức Khoa là Tổng giám đốc. 2 vị này đồng thời đứng tên người đại diện theo pháp luật của SDI.

Bà Kim Oanh sinh năm 1980, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán, từng công tác tại Savills Việt Nam rồi BĐS Phát Đạt, trước khi gia nhập hệ sinh thái Masterise Group, đảm trách vai trò Kế toán trưởng tại CTCP Đầu tư TCO Việt Nam vào giữa năm 2016, rồi CTCP May thêu Mỹ Sơn vào năm 2018. Từ tháng 3/2020, bà là Trưởng Ban kiểm soát CTCP Tập đoàn Masterise. 

Hiện nay, siêu dự án Global City rộng 117ha được giới thiệu do Masterise Homes phát triển.

Lô đất dự án Global City ngay sát sông Rạch Chiếc, giáp cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

SDI từ 15/12/2021 – 4/1/2022 đã phát hành thành công 6.574,6 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 36 tháng. Bên thu xếp không được công bố, tuy nhiên trong cùng khoảng thời gian này, SDI đã thế chấp nhiều khu đất thành phần trong dự án tại Techcombank. 

Cụ thể, SDI thế chấp tới 28 ô đất gồm: LV1-1;LV1-2; LV1-3; LV1-4; LV1-5; LV1-6; LV1-7; LV1-8; LV2-2; LV2-3,
LV2-4; LV2-5; LV2-12; LV2-13; LV2-14; LK1; LK2; LK3; LK8; LK9; LK10; LK11; LK12; LK13; LK14; LK15; CT3; CT4 tại tại Techcombank Khối KHDN quy mô vừa.

Dự án Sài Gòn Bình An từng được Sacombank định giá lên tới 19.500 tỷ đồng. Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước, mức giá hiện nay chắc hẳn đã tăng cao hơn rất nhiều, và sức ép chi phí vốn cho thương vụ M&A cũng là không hề nhỏ. 

Thực tế này có lẽ giải thích tại sao ngay sau khi thay đổi cấu trúc thương tầng tại SDI, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ngày 30/7/2021 và 4/10/2021 đã thu xếp cho CTCP Osaka Garden, CTCP Hoàng Phú Vương và CTCP Hoa Phú Thịnh phát hành tổng cộng 15.500 tỷ đồng trái phiếu qua 4 đợt, với mục đích đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần dự án Sài Gòn Bình An.

Cả Hoàng Phú Vương, Osaka Garden đều nằm trong top các doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất, với mức lãi suất cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2021 do FiinGroup công bố. Mức lãi suất mà Hoàng Phú Vương (12,9%/năm) và Osaka Garden (13,28%/năm) bỏ xa mặt bằng chung lãi suất hiện nay (8-10%/năm).

Sau nhiều lần đổi chủ, chi phí vốn của dự án đã đội lên đáng kể. Và dù có lợi thế về dòng vốn rẻ với ngân hàng “ruột”, thì nhà phát triển Masterise chắc hẳn vẫn chịu áp lực không nhỏ về tính hiệu quả của dự án. 

Thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, thật trùng hợp, lại giúp đẩy giá đất lên cao, và không ai khác, The Global City là dự án hưởng lợi lớn nhất, không chỉ đảm bảo bài toán lợi nhuận, mà còn nâng cao giá trị tài sản thế chấp tại ngân hàng cấp vốn. 

Không chỉ Global City, dòng vốn rẻ và dồi dào từ Techcombank đã và đang là bệ đỡ để Masterise đặt chân vào nhiều dự án có vị trí “vàng” ở TP.HCM và Hà Nội.

Tại dự án The Spirit of Saigon, đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 5/1/2021 thể hiện Tập đoàn Bitexco không còn là công ty mẹ, sở hữu 100%, mà 3 cá nhân được uỷ quyền nắm giữ phần vốn 7.000 tỷ đồng của doanh nghiệp dự án – Công ty TNHH Saigon Glory là ông Vũ Quang Bảo (30%), ông Trịnh Quang Công (40%), và ông Nguyễn Đức Anh (30%).

Trong đó, ông Nguyễn Anh Đức sinh năm 1977, đã gia nhập CTCP Đầu tư Thảo Điền (tiền thân của Masterise Group) vào đầu năm 2015 với cấp trưởng phòng.

Song song với diễn biến đổi chủ, tiền lớn cũng liên tục đổ vào Saigon Glory. Chỉ trong 2 tháng, từ tháng 6-8/2020, doanh nghiệp này đã hút về tổng cộng 10.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3-5 năm, với sự thu xếp của Techcombank và TVSI.

Tới ngày 20/1/2021, 2 pháp nhân là CTCP Đầu tư Smart Dragon phát hành 1.900 tỷ đồng và CTCP Phát triển BĐS Nhật Quang phát hành 2.150 tỷ đồng. Bên thu xếp lúc này là cặp đôi Techcombank – Chứng khoán Kỹ thương (TCBS).

Tương tự, tại dự án 87 Cống Quỳnh, vào đầu tháng 4/2021, ông Nguyễn Thanh Bình, “người” của Masterise đã tiếp quản vị trí Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp dự án – CTCP Đầu tư Golden Hill. Techcombank và TCBS ngay sau đó đã thu xếp cho Golden Hill phát hành 5.760 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm để thanh toán nợ cũ.

Cùng thời điểm, TCB/ TCBS cũng thu xếp cho CTCP Đầu tư Voyage phát hành 2.300 tỷ đồng trái phiếu. Tổng cộng 2 lô trái phiếu này có giá trị lên tới 8.060 tỷ đồng, xấp xỉ tổng dư nợ gốc các hợp đồng hợp tác đầu tư phải trả của Golden Hill (8.054 tỷ đồng).

Nguồn vốn dồi dào với chi phí rẻ là động lực quan trọng cho sự nổi lên nhanh chóng thời gian qua của Masterise Group, sẽ được Người Đưa Tin đề cập rõ hơn trong bài viết tiếp theo.

Đón đọc >>> [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Hoa Liên

Riêng lẻ

An ninh kinh tế cho Việt Nam

Vài năm gần đây, vấn đề an ninh kinh tế của nước ta đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của tôi. Cuối năm cũ, trực tiếp chứng kiến hai sự kiện thúc đẩy tôi viết ngay bài này.

Thứ nhất, ở Nhật, ông Kishida Fumio vừa nhậm chức Thủ tướng (ngày 4/10/2021) đã lập ngay Bản bộ An ninh kinh tế do một bộ trưởng phụ trách. Vấn đề an ninh kinh tế đã được Nhật quan tâm từ nhiều năm trước, lần này Thủ tướng mới đã thấy phải có riêng một cơ quan chuyên trách.

Không riêng gì Nhật, nhiều nước khác như Mỹ, Úc… cũng có những đối sách cụ thể để bảo vệ an ninh kinh tế trước tình hình thế giới ngày càng phức tạp, nhất là trong thời đại kỹ thuật số và trước những thay đổi lớn về đối ngoại ở Trung Quốc.

Thứ hai, tham dự một hội nghị về kinh tế Thái Lan vào giữa tháng 12, tôi rất ngạc nhiên biết được các doanh nghiệp Thái Lan gần đây đã đầu tư ồ ạt vào Việt Nam chủ yếu theo hình thái mua bán sáp nhập (M&A). Sự kiện Công ty Thái Beverage mua 54% cổ phiếu của Sabeco năm 2017 được dư luận chú ý nhưng ít người biết là chỉ trong 7 năm vừa qua, từ 2014 đến 2020, lũy kế kim ngạch FDI của Thái tại Việt Nam tăng tới 5 lần, từ khoảng 2 tỷ lên gần 10 tỷ USD, và trong 13 dự án lớn có tới 10 dự án theo hình thức M&A.

Đầu tư ồ ạt của Thái Lan chưa hẳn trực tiếp gây ra vấn đề an ninh kinh tế cho Việt Nam nhưng có hai điểm làm tôi quan tâm. Một là, trong tình hình Việt Nam đang hội nhập rất sâu vào kinh tế thế giới và FDI chiếm vị trí rất lớn trong nền kinh tế, ngoài Thái Lan chỉ là nước mới nổi còn nhiều nước khác, lớn hơn nhiều, cũng có hoạt động tương tự mà ta chưa tổng kết để phân tích mức độ ảnh hưởng, nhất là đã có tin công ty nước ngoài dùng nhiều biện pháp (như nhờ người Việt Nam đứng tên) để lách luật mua hoặc thuê đất ở cả những vùng nhạy cảm về quốc phòng. Hai là, nếu để cho nước ngoài tự do sáp nhập thâu tóm, doanh nghiệp Việt Nam sẽ như thế nào? Ta có thể thấy một nền kinh tế do doanh nghiệp nước ngoài chi phối hay là cần chính sách bảo vệ và nuôi dưỡng doanh nghiệp trong nước?

An ninh kinh tế cho Việt Nam

GS. Trần Văn Thọ

Tăng cường an ninh kinh tế đã trở thành mối quan tâm của các nước 

Từ giữa thập niên 2010, ngày càng nhiều nước quan tâm đến an ninh kinh tế và đã đưa ra nhiều đối sách cụ thể, kể cả việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi luật cũ. Những nước tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, Úc, Nhật tìm cách bảo vệ công nghệ và doanh nghiệp quan trọng trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh của doanh nghiệp Trung Quốc. 

Chẳng hạn, gần đây Quốc hội Mỹ đã soạn thảo nhiều luật liên quan đầu tư từ nước ngoài và có quy định đặc biệt thẩm tra kỹ các dự án để tránh trường hợp bí quyết về công nghệ hoặc thông tin về an ninh quốc gia được chuyển về Trung Quốc.

Tháng 9/2014, Mỹ cải chính Luật đầu tư nước ngoài và bảo vệ an ninh quốc gia (FINSA), đã có từ 2007, để tăng quyền hạn cho Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) trong việc thẩm tra và quyết định về các dự án đầu tư từ nước ngoài. Tháng 6/2017, Quốc Hội Mỹ đưa ra dự thảo Luật cải thiện việc thẩm tra rủi ro đối với các dự án FDI, trong đó quy định sự cần thiết phải thẩm tra xuất xứ quốc gia của các dự án. Tháng 10/2020, Mỹ đưa ra quy định quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu những công nghệ quan trọng… 

Trước khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida lập Bản bộ An ninh kinh tế như đã nói, năm 2017, Nhật đã có quyết định sửa đổi Luật tiếp nhận FDI trong đó tăng cường thẩm tra các dự án khả nghi để phòng công nghệ mũi nhọn bị di chuyển ra nước ngoài. Tháng 11/2019, Nhật ban hành Luật ngoại hối sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 5/2020, nhằm tăng cường kiểm soát đầu tư nước ngoài vào các lãnh vực xét ra có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Cụ thể, họ công bố danh sách 518 công ty (hầu hết là tư nhân) thuộc những ngành cốt lõi trong 12 lãnh vực, trong đó có hàng không, vũ trụ, nguyên tử lực, điện lực, gas, an ninh mạng. Theo Luật sửa đổi này, trong các giao dịch chứng khoán, khi nước ngoài chiếm trên 1% giá trị cổ phiếu của các công ty thuộc danh sách này phải báo cáo với nhà nước (trước khi sửa đổi luật là 10%). Từ tháng 8/2021, Nhật bắt đầu bàn nội dung ngắn cấm công ty nước ngoài mua hoặc thuê đất ở những vùng được xem là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Bối cảnh của trào lưu nói trên là sự trỗi dậy và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc không những trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà cách hội nhập, tiếp cận của họ đối với thế giới rất đặc biệt, gây lo ngại cho các nước.

Thứ nhất, các công ty của Trung Quốc trở thành đa quốc gia rất nhanh chóng, xâm nhập mạnh mẽ vào kinh tế, chính trị các nước. FDI ra nước ngoài của Trung Quốc mới chỉ 5 tỷ USD vào năm 2004 nhưng tăng lên trên 100 tỷ từ năm 2013 và trở thành quốc gia có FDI lớn nhất thế giới vào năm 2020. Trung Quốc cũng chủ trương tích cực thâm nhập thị trường các nước bằng hình thái M&A. Trong đại dịch từ năm 2020, Nhật Bản lo ngại nhiều công ty nhỏ và vừa của họ đa số có công nghệ cao có nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm sáp nhập nên đã bàn các biện pháp ngăn ngừa.

Thứ hai, từ thời ông Tập Cận Bình điều hành đất nước, Trung Quốc có phương châm mới, rất đặc biệt về doanh nghiệp, điển hình là chính sách “quân dân dung hợp” phát biểu năm 2015, và được cụ thể hóa bằng Luật Tình báo quốc gia tháng 6/2017 và được nhấn mạnh ở Đại hội toàn quốc lần thứ 19 (tháng 10/2017) của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo chính sách này, doanh nghiệp Trung Quốc, dù là quốc doanh hay tư nhân, đều có bổn phận cung cấp mọi thông tin về hoạt động của họ khi chính phủ yêu cầu. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi điều lệ, ghi thêm sự chấp nhận để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc can dự vào các quyết định kinh doanh. Do đó trong hoạt động đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc, có thể có nhiều trường hợp không chú trọng mục đích kinh tế mà để phục vụ cho các mục tiêu khác do Đảng hoặc nhà nước Trung Quốc chủ trương.

An ninh kinh tế cho Việt Nam 1

Cần nhanh chóng soạn thảo Luật an ninh kinh tế. 

Đối sách của Việt Nam để bảo vệ an ninh kinh tế

Việt Nam là nước hội nhập rất sâu vào kinh tế thế giới. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới khoảng 50% sản lượng công nghiệp và khoảng 70% xuất khẩu. Ở trên ta thấy khái lược bức tranh đầy ấn tượng của FDI Thái Lan tại Việt Nam. Nhưng Thái Lan chỉ xếp thứ 9 (tính theo kim ngạch lũy kế đến tháng 10/2021) và thứ 11 (tính trong 10 tháng đầu năm 2021) trong những nước đầu tư tại nước ta. Nếu có đầy đủ các dự án cụ thể của tất cả các nước đầu tư nhiều ở Việt Nam chắc chắn ta sẽ ngạc nhiên về sự hiện diện quá nhiều của doanh nghiệp nước ngoài. Dĩ nhiên cần tiếp tục thu hút FDI để phát triển nhanh nhưng đã đến lúc phải chọn lựa thật kỹ, chỉ chấp nhận những dự án thật cần thiết cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và giảm những FDI vào những lãnh vực mà doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh trên thị trường. 

Mặt khác cần quan tâm đến an ninh kinh tế. Đặc biệt, không thể không lưu ý đến sự hiện diện ngày càng lớn của doanh nghiệp Trung Quốc với đặc tính mới là phục vụ nhà nước của họ. Tính theo lũy kế FDI đến tháng 10/2021, Trung Quốc xếp thứ 7, nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc vươn lên thành một trong 3, 4 nước đầu tư nhiều nhất (xếp thứ 4 theo FDI trong 10 tháng đầu năm 2021). Nếu kể cả Hồng Kông thì Trung Quốc xếp thứ 4 theo lũy kế và thứ 2 theo kim ngạch 10 tháng năm 2021. Ngoài FDI, trong lãnh vực xây dựng không có thống kê cụ thể nhưng tổng hợp các thông tin có thể biết được là tỷ lệ thắng thầu của doanh nghiệp Trung Quốc rất cao.

Trước tình hình khó khăn vì đại dịch, Chính phủ cần cho nghiên cứu, thực hiện ngay một giải pháp để cứu một số doanh nghiệp quan trọng hoặc có tiềm năng nhưng đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm. GS. TRẦN VĂN THỌ

Những nước lớn, mạnh và ở xa Trung Quốc như Mỹ, Nhật mà phải cảnh giác và tăng cường cơ chế pháp lý để giữ an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích đất nước. Việt Nam nhỏ, yếu lại nằm sát nách Trung Quốc thì sự tỉnh táo phải lớn hơn gấp bội.

Theo tôi, cần nhanh chóng rà soát lại các chính sách kinh tế đối ngoại như thu hút FDI, quy định đấu thầu, quy định chặt chẽ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… Nên nghiên cứu ban hành các luật mới hoặc bổ sung bằng các điều lệ, các quyết định nhằm ngăn chặn các dự án FDI hay các vụ đấu thầu có ảnh hưởng đến an ninh kinh tế hay chính trị. 

Cần nhanh chóng soạn thảo Luật an ninh kinh tế. Luật lệ hay quyết định thì áp dụng chung cho tất cả các nước có quan hệ nhưng khi soạn thảo nội dung cần ý thức đến sự hiện diện của một nước Trung Quốc vừa lớn mạnh vừa có các phương châm mới đối với doanh nghiệp của họ. Cần nhấn mạnh một điểm nữa là chiến lược đối phó hữu hiệu và lâu dài nhất là củng cố nội lực. Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân dân tộc phải được nuôi dưỡng, được tạo điều kiện lớn mạnh. Mở cửa, hội nhập phải thực hiện từng bước, đồng tốc độ với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước. Lập đặc khu kinh tế, cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâu dài, hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ để thoái được vốn mà không quan tâm đến khả năng chi phối của doanh nghiệp nước ngoài thì không phải là chính sách khôn ngoan trong thời đại hiện nay.

Mấy năm gần đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rất tích cực triển khai hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức này tăng từ 6,2 tỷ USD năm 2017 lên 9,9 tỷ năm 2018 và 15,5 tỷ USD năm 2019 (mỗi năm tăng trên 50%). Gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, họ sẵn sàng bán, và nhiều công ty nước ngoài có thể đang lợi dụng tình trạng này để mua giá rẻ.

M&A cũng là một hình thái của FDI nhưng có hai vấn đề cần lưu ý: Một là, khác với FDI thông thường, trong đó ta có thể dùng chính sách để định hướng, chỉ thu hút những dự án tốt (có công nghệ cao, phù hợp với nhu cầu phát triển), còn hình thái mua bán sáp nhập thường tự phát xảy ra giữa các công ty trong và ngoài nước. Kết quả có thể làm cho kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tư bản nước ngoài. Thứ hai, việc mua bán sáp nhập có thể liên quan đến những ngành quan trọng của nền kinh tế hoặc trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến an ninh quốc gia. Như đã nói, ngay cả các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ cũng đã đưa ra danh mục các công ty (dù là hoàn toàn tư nhân) trong đó có các quy định cấm hoặc hạn chế mua bán sáp nhập từ công ty nước ngoài. 

Trước tình hình khó khăn vì đại dịch, Chính phủ cần cho nghiên cứu, thực hiện ngay một giải pháp để cứu một số doanh nghiệp quan trọng hoặc có tiềm năng nhưng đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm. Ngoài các chính sách hỗ trợ đã có, Chính phủ nên xem xét việc dùng vốn của Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua cổ phiếu (một phần hoặc toàn phần) của các doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn và đang muốn bán cho nước ngoài. Cho đến nay, trong quá trình cải cách kinh tế, ta cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp quốc doanh và tập trung vốn về SCIC. Bây giờ làm ngược lại là dùng vốn đó quốc hữu hóa một bộ phận doanh nghiệp tư nhân đang khó khăn. Trong tương lai gần, khi kinh tế ổn định trở lại và các doanh nghiệp đó hoạt động bình thường trở lại, nhà nước sẽ thoái vốn, trả lại cơ cấu sở hữu cũ cho doanh nghiệp. Giải pháp này chỉ có tính tình thế cho giai đoạn đặc biệt khó khăn hiện nay.

Các nguồn vốn khác, không phải từ SCIC, nếu có, mà chưa được sử dụng cũng có thể dùng cho trường hợp này. Ngoài ra, có thể thoái vốn ở những công ty đang lớn mạnh mà Nhà nước còn nắm giữ một phần để dùng tiền đó cho giải pháp này. 

Đây có thể là giải pháp táo bạo, thoạt nghe có thể nhiều người nghĩ là đi ngược lại quá trình cải cách. Nhưng trong tình hình rất đặc biệt phải giải cứu doanh nghiệp trước ảnh hưởng của đại dịch, đây có thể giải pháp linh hoạt và áp dụng có điều kiện trong một thời gian nhất định.

Riêng lẻ

Những thương vụ bất động sản tỷ đô ở Việt Nam

Trước khi thương vụ đấu giá tỷ đô của Tân Hoàng Minh diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đã ghi nhận không ít những thương vụ mua bán hoặc giao dịch bất động sản quy mô khoảng 1 tỷ USD.

Thị trường bất động sản TP.HCM đang “dậy sóng” với thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với giá trị 24.500 tỷ đồng, tương đương mức giá bình quân 2,45 tỷ đồng/m2. Đây được coi là mức giá cao nhất trên thị trường địa ốc cả nước từ trước đến nay.

Mặc dù vậy, trước thương vụ tỷ đô của Tân Hoàng Minh diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đã ghi nhận không ít những dự án bất động sản được định giá xấp xỉ 1 tỷ USD.

Năm ngoái, Tập đoàn Vingroup ghi nhận doanh thu hơn 18.000 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị VinHomes Grand Park cho các Tập đoàn Mitsubishi và Nomura của Nhật Bản. Những phân khu này sau đó đã được triển khai và mở bán với các tên thương mại là Origami, Myako tại Vinhomes Grand Park. 

Ngoài số tiền nhận được, Vingroup vẫn còn nắm giữ 20% cổ phần của công ty sở hữu các phân khu này. Tương đương với việc định giá các lô đất mà Vingroup hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản lên tới trên 23.000 tỷ đồng.

Những thương vụ tỷ đô trên thị trường bất động sản Việt Nam

Các bất động sản tỷ đô liên tục xuất hiện ở thị trường TP.HCM

Một dự án quy mô “tỷ đô” khác được nhắc tới từ lâu llà dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An, tọa lạc tại phường An Phú, quận 2, TP.HCM.

Tiền thân là dự án Dự án Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (tên thương mại là Saigon Golf, Country Club and Residences – SGCCR) ra đời từ năm 2001, có quy mô hơn 117 ha, do Công ty Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư. 

Tuy nhiên sau hơn 20 năm và nhiều lần thay đổi cổ đông công ty làm chủ đầu tư, dự án vẫn chỉ nằm trên thiết kế. Năm 2016, dữ liệu thế chấp tài sản của một ngân hàng hé lộ khu đô thị này đã được định giá lên đến hơn 19.000 tỷ đồng. 

Đến nay, sau 5 năm, giá trị của dự án này nhiều khả năng đã tăng lên rất nhiều theo giá đất cùng với gánh nặng chi phí tài chính mà chủ đầu tư phải chi ra. 

Hồi tháng 3, dự án có dấu hiệu tái khởi động, khi được nhà thầu An Phong tiến hành khởi công, dự kiến hoàn thành trong 24 tháng. Đồng thời Công ty SDI Corp cũng có sự xuất hiện của nhân sự cấp cao mới có liên quan đến Tập đoàn Masterise.

Cùng với sự thay đổi của chủ đầu tư, dòng tiền mới tiếp tục ồ ạt đổ vào dự án. Cụ thể, 3 doanh nghiệp gồm Hoa Phú Thịnh, Hoàng Phú Vương và Osaka Garden thông qua Techcombank và TCBS thu xếp vốn đã phát hành các trái phiếu có tổng giá trị 15.500 tỷ đồng với mục đích nhận chuyển nhượng một phần dự án Sài Gòn Bình An. Toàn bộ tài sản và quyền lợi phát sinh từ dự án được sử dụng làm tài sản đảm bảo tại Techcombank. 

Tọa lạc tại khu đất vàng của TP.HCM, dự án Spirit of Saigon (nay đổi tên thành One Central HCM) quy mô 8.600m2 nằm đối diện chợ Bến Thành, dự án có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, năm 2016, dự án được một ngân hàng định giá gần 7.697 tỷ đồng. 

Đến nay, sau 5 năm, định giá của dự án chắc chắn đã tăng bằng lần sau khi dự án đã được khởi động lại và tuyến metro đầu tiên của TP.HCM sắp được hoàn thành.

Dự án này ban đầu được Tập đoàn Bitexco dự kiến hoàn thành vào năm 2017, tuy nhiên chỉ xây dựng được phần hầm giai đoạn 2012-2013 rồi “đắp chiếu” một thời gian dài.

Năm 2018, dự án có dấu hiệu đổi chủ khi Bitexco thành lập công ty Công ty TNHH Saigon Glory, đồng thời chuyển chủ đầu tư dự án sang pháp nhân mới này. Năm 2021, cơ cấu cổ đông của Saigon Glory có sự thay đổi khi có sự tham gia của các đại diện đến từ Tập đoàn Masterise và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Cùng với những biến động về sở hữu, dòng tiền mới cũng chảy mạnh vào dự án. Năm 2020, công ty Saigon Glory đã phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng dự án The Spirit of Saigon. 

Đáng chú ý, ngoài Saigon Glory, có hai cái tên mới là Công ty Đầu tư Smart Dragon và Công ty Bất động sản Nhật Quang cũng tiến hành huy động hơn 4.000 tỷ đồng trái phiếu với tài sản thế chấp là dự án Spirit of Saigon.

Như vậy, tổng cộng số tiền mới huy động thêm vào dự án Spirit of Saigon đã lên tới 14.000 tỷ đồng. Ngân hàng tài trợ của dự án cũng có sự thay đổi, với sự xuất hiện của Techcombank thay thế cho SHB, SCB. Toàn bộ tài sản dự án cũng được chuyển sang thế chấp tại Techcombank.

Riêng lẻ

Nền Hòa Bình ăn thịt những đứa con của nó

Bài này post bên Yahoo 360 từ năm 2007. Nay nhân dịp một người Đức gốc Việt được làm Bộ trưởng Y tế Đức nên chợt nhớ đến anh Brossmer Loan – một người mà mình ngưỡng mộ tài năng.Nền Hòa Bình ăn thịt những đứa con của nóNguyễn Loan Brossmer

Đây là câu chuyện thường ngày của một gia đình ngư phủ ở Huế. Gia đình là nạn nhân trong chiến tranh Việt Nam và tan nát thời hậu chiến. Tác giả bài này lúc còn nhỏ bị thương nặng và được một tổ chức cứu trợ đưa về Đức. Hai mươi năm sau, anh trở về quê nhà. Ở đây anh miêu tả số phận của mình và gia quyến.

************************

Tôi cảm ơn mẹ tôi về tất cả mọi điều. Trong một đêm tháng Hai dịp Tết năm 1968, tôi bị thương vì một mảnh lựu đạn. Mẹ bán đi chiếc thuyền (đồng thời cũng là nơi trú ngụ của gia đình) để có tiền chữa chạy cho tôi rồi đưa anh chị em tôi đi ở nhờ nhà bà con.

Sáu tháng sau, khi các bác sỹ đã chịu bó tay thì bà đưa tôi ra sân bay. Khi ấy mẹ đang mang bầu tháng thứ bảy. Ở sân bay, các nhân viện của một tổ chức cứu trợ Đức đã chờ sẵn. Trong giây phút ấy trong lòng tôi trỗi lên một nỗi buồn không bao giờ dứt. Đấy là một ngày nào đó trong một cuộc chiến nào đó, một cuộc chiến mà cả về sau này cũng chẳng có một ý nghĩa gì. Cuộc chiến này đã giết 58.000 người Mỹ và hơn 3 triệu người Việt Nam. Tôi chỉ bị gãy cột sống, những người khác thì óc phọt ra, tan xương nát thịt vì đạn pháo hay da thịt cháy queo như một tờ giấy.

Lại nói về mẹ tôi: Mẹ trao đứa con trai của mình cho những người xa lạ để cứu nó, Mẹ khuỵu xuống đường băng bê tông, trên vũng dầu rớt ra từ một chiếc máy bay nào đó. Thiên hạ, lúc đầu còn há hốc mồm, ngạc nhiên tò mò xúm quanh người đàn bà khóc tức tưởi, giờ quay đi chỗ khác. Vài năm sau mẹ qua đời, không hề được thấy con một lần nữa. Người ta kể với tôi rằng tôi không hề khóc từ khi ngồi trong máy bay – đôi khi trẻ con câm lặng vì nỗi đau của chúng quá lớn. Có lẽ nỗi buồn của tôi sẽ trở nên nực cười khi cố gắng thử khóc bù cho những giọt nước mắt thuở ấy. Nỗi buồn cũng chôn sâu trong trái tim cha tôi và 6 anh chị em tôi. Gia đình tôi là một trong hàng trăm gia đình ngư phủ ở Huế sống trên thuyền. Nỗi buồn ấy đưa chị Thê (lớn hơn tôi 2 tuổi) thường xuyên đi coi bói. Thày bói bảo: Hãy ở lại đây, rồi chị sẽ có duyên có phận ở chốn này. Anh chị em tôi kể là cha tôi thường đột nhiên rời chỗ ngồi quen thuộc của ông ở đằng mũi thuyền, lần vào dưới mái để mở chiếc tủ gỗ. Giữa những cây nhang và bức thư là nơi cất giữ những bức ảnh của mẹ đã được trọn 15 năm và gần như đã ngả mầu vàng. Tuy nhiên ông tin cậy vào sức mạnh to lơn của ký ức trong ông. Khi cha tôi ngồi trước bàn thờ, ông trò chuyện với linh hồn của những người đã khuất.

Cũng phải biết thêm rằng: Ngay gần chùa Thiên Mụ, bên dòng sông Hương nơi những cây phượng cao cao với những chùm hoa đỏ như lửa ngả bóng xuống, cha tôi đã đạp phải mìn và phải cưa hai chân. Đấy là chuyện xảy ra tháng 3 năm 1975, sáu tuần trước khi cuộc chiến chấm dứt. Cha tôi không khi nào than thở về chuyện đó. Chị Thê bảo tôi rằng, nếu mẹ còn sống chắc không đến nỗi xảy ra nhiều bất hạnh như thế. Ở Huế mà phàn nàn về những điều đó thì chẳng khác nào than vãn vì đêm nào cũng lắm muỗi. Chẳng ở dải đất nào có nhiều nạn nhân chiến tranh như ở An Nam, nơi giới tuyến đi qua.

Có thể, không, chắc chắn sự có mặt của mẹ cũng không ngăn cho những mộng ước quá lớn đến mức chúng tan vỡ. Tôi nói về anh Phong của tôi. Anh ấy là chàng trai rắn rỏi nhất trong số trai tráng sống và làm việc trên sông Hương. Sự cương nghị hiện rõ trên nét mặt làm anh ấy khác hẳn đám anh chị em khác. Khi những bạn chài khác đã nghỉ thì anh ấy vẫn còn làm. Đúng 4 giờ sáng họ nhảy xuống biển và Phong lặn thật sâu để rải lưới, tưởng chừng như chẳng bao giờ anh trồi lên nữa. Trong những tháng ngày Phong chưa biết rằng những ước mơ có thể ngốn sạch tâm hồn, tôi quan sát anh làm công việc thứ hai của mình. Anh vác bao đá nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể đi phăm phăm trên công trường xây dựng và chỉ chịu ngừng nghỉ khi ói ra vì kiệt sức. Vốn liếng của anh là những bắp thịt rắn như thép, tính háu đá, hiếu thắng và không bao giờ chịu đầu hàng. Nhưng rồi nỗi đau đã tới.

Năm 1990 tôi về thăm Huế lần đầu, hai mươi năm sau vết thương chiến tranh của tôi, vết thương đã đưa tôi lên xe lăn. Chuyến viếng thăm ấy đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi một cách ngớ ngẩn. Những tuần đầu tôi mới về Phong còn là con người dịu dàng nhất trên đời. Chúng tôi nắm tay nhau trên hàng hiên khách sạn Hương Giang hướng ra sông. Chúng tôi nói cho nhau nghe về những ước nguyện. Tôi hình dung ra một ngôi nhà villa mầu trắng ở Huế, rồi đây tôi sẽ ở đó. Ước vọng (hão huyền) của anh ấy cũng chẳng kém vĩ đại:Anh ấy muốn cưỡi một con thuyền nhỏ vượt đại dương và một ngày nào đó đột nhiên gõ cửa nhà tôi ở Munich. Tôi cười: Anh đã biết châu Âu ở chỗ quái nào đâu mà! Vẻ mặt trang nghiêm, anh ấy chỉ vào đường chân trời, nơi dòng sông uốn khúc và biến mất giữa những bụi chuối và những lùm cỏ dại ven bờ: Đấy là địa chỉ của Thiên Đàng.

Tôi nghĩ đến việc mình cần làm là phải trao lại món quà mẹ đã cho tôi. Vài ngày trước khi bay về Đức tôi mua một căn nhà để cha tôi, anh Phong (người anh lớn 28 tuổi), Phóng (em kế của Phong, 24 tuổi) cùng với ba chị em gái khác: Thê (32 tuổi), hai chị em sinh đôi Thu, Hiên (22 tuổi) và Bé (17 tuổi) ở cùng với lũ con cháu. Như không tin vào mắt mình, Phong nhìn chăm chăm vào chiếc phong bì màu xanh đựng số tiền mà có lẽ anh phải làm quần quật ba chục năm thì may ra mới kiếm nổi. Rồi anh lại nhìn chằm chằm vào thằng em trai xa xứ đã trở nên mập mạp nhưng vẫn vận một chiếc áo thun tinh tươm, đôi chân cứng đơ không đi lại được nhưng vẫn đóng bộ Jean Mỹ.

Từ bữa đó Phong biết rằng anh ấy chính là kẻ thất bại. Chỗ ở mới dù có sang trọng như hoàng cung thì cũng không xoa dịu được nỗi đau của anh, khi biết rằng, có những nơi mà ở đó rõ ràng người ta dù không có đôi chân lành lặn vẫn có thể trở nên giàu có vô cùng, trong khi anh làm lụng đến kiệt sức vẫn chỉ mãi mãi là một trong số những người dân chài nghèo khó. Mỗi buổi sáng về nhà với mành lưới rỗng, người sặc sụa toàn mùi ốc, mùi rong, rồi còn phải ra chợ đấu khẩu với những mụ đàn bà chanh chua, nhưng mụ đàn bà cứ xăm soi lật ngược, lật xuôi từng con lươn, mớ cá vụn, kì kèo trả giá, cân tới cân lui chán chê rồi mới chịu mua. Từng ấy công việc mang lại cho Phong mỗi ngày khoảng 8000 đồng, chưa tới 1 USD. Quỷ thật, tại sao thằng em không xay cho nhà mình hai, ba, bốn ngôi nhà ? Ít ra thì cũng phải kiếm lấy một căn phố lầu gần chợ Đông Ba để ông anh có thể ngồi trên cao phẩy tay lấy le với mấy con mẹ hàng cá chứ !

Suốt hai mươi năm ông bố không thật sự tin rằng lại còn được ôm trong tay đứa con lưu lạc. Bởi vậy ông tha thứ cho nó mọi sự: bộ đồ jean, chiếc áo thun trắng, chiếc bao thư màu xanh và cả cái việc mãi đến bây giờ mới về thăm bố. Bởi vậy ông nhắc thằng anh thua thiệt: “Mày phải biết ơn nó, nó mới đúng”. Từ lâu Phong không còn chịu sự dạy bảo của cha nữa, anh nghe vậy chỉ gật đầu im lặng. Tuy nhiên, dường như một quyết tâm đen tối đã thoát ra từ tâm hồn anh ấy, vì nhìn vẻ mặt anh u ám lắm.

Trở về Đức được ít bữa thì tôi nhận được thư của Phong, người hoàn toàn mù chữ, chắc anh đã đọc cho ai đó viết: “Ma quỷ gieo rắc bệnh tật, xui xẻo vào nhà, chúng tôi phải mua căn nhà mới, nhờ chú giúp”. Vâng, ở Việt Nam không hiếm khi thánh thần, ma quỷ xông vào nhà bạn và bạn chớ coi thường, hãy liệu hồn đấy! Nhưng đây là chuyện Phong bịa ra, trong nhà người duy nhất bị ma ám là Phong. Và con ma ấy là ma men, một bác sỹ người Huế tôi quen biết từ bên ĐỨc đã cho tôi hay. Từ sau ngày tôi ra đi, Phong nổi máu điên, cứ ngỡ mình là ông lớn, suốt ngày say xỉn, đi khắp làng và thượng cẳng chân hạ cẳng tay với tất cả những ai không tin những lời anh ta ba hoa hoặc không cho anh ta vay tiền. Là con trai trưởng trong nhà, Phong đứng ở vị trí thứ hai sau ông bố. Có lần Phóng định mở máy cho thuyền chạy thì Phong đẩy bắn thằng em ra và mọi người cho qua cái hành động ngang ngược ấy của anh. Nhưng bây giờ thì Phong không chỉ đánh bạn bè va lũ em mà còn nện cả bà con họ hàng, thậm chí cả ông bác ruột anh của mẹ tôi. Xưa nay, kể từ ngày mẹ tôi mất ông vẫn để mắt trông nom tới gia đình tôi, giúp gì được là bác luôn giúp. Ngay cả bố cũng sợ những trận lôi đình nổ ra khi Phong say xỉn: Khi ông còn say thì chỉ một câu trả lời sai cũng có thể làm ông ta nổi cơn thịnh nộ. Cha tôi nghĩ đến điều đó vào một đêm, như bao đêm khác. Phong về nhà nồng nặc mùi bia. Anh ta đã chờ đợi hoài mà không thấy bên Đức gửi tiền về, Phong lại gần bố và bảo: “Con nợ nần nhiều. Ta phải quay về sống trên thuyền thôi, bán cái nhà này đi”. Và vậy là bán nhà. Suốt một thời gian dài cha tôi đã giấu không cho tôi biết nguyên nhân thật và sao lại có chuyện bán nhà đó. Nếu tôi có hỏi thì ông chỉ mỉm cười đau khổ.

Nhiều năm sau tôi mới biết là cha tôi hoang mang và xấu hổ, ông không thể nói về chuyện đó. Nỗi nhục do con cái gây ra, ông cảm thấy như nỗi nhục của chính mình. Sợ bị mất thể diện là một trong những tính cách của người Châu Á. Điều này thì bất cứ cuốn sách du lịch rẻ tiền nào cũng biết cách giải thích. Ít khi nào tôi thấy ấn tượng hơn để nói tính cách Châu Á thực sự là gì. Với một sự tuyệt đối không gì lay chuyển nổi, với phẩm giá và sự quên mình, ông bố đỡ lấy tất cả gánh nặng của thế gian. Không có gì thuyết phục được ông rằng không phải lỗi tại ông, khi mà truyền thống, những giá trị và kinh nghiệm cổ truyền bị phản bội như Phong đã từng làm. Ở Việt Nam hầu như không còn gì tệ hơn là gia đình lục đục. Tập thể là một trong những bí mật của đất nước này, nơi mỗi người sinh ra trong một cộng đồng và ngay từ thuở còn thơ đã học cách gánh vác trách nhiệm cho người khác. Người ta chia sẻ với nhau những thành công, thất bại, nỗi đau. Việc Phong bán đi ngôi nhà chung là không thể tha thứ vì lợi ích cá nhân không khi nào được gây hại cho gia đình. Lẽ ra anh ta phải tự bước ra khỏi nhà. Tuy nhiên, một người đã cụt cả hai chân và mất uy quyền như cha tôi, quá yếu ớt để tống cổ anh ta đi. Và hậu quả là các con ông, hết đứa này đến đứa khác chối từ trách nhiệm của thế hệ mình.

Chị Thê cũng vậy. Trước kia chị cũng giống như mẹ: chăm sóc chu đáo việc nhà, nghiêm khắc và cảm thông với các em và cũng như trong hoàn cảnh tương tự, chị đảm nhiệm cả việc dạy bảo chúng. Nhưng rồi sự thể đổi thay. Thê bắt đầu hút thuốc và chửi đổng như những cô gái thô lậu. Chị đánh bài hết ngân quỹ của cả nhà, số tiền mà những bà máu me cờ bạc nhất cũng chẳng dám làm. Bởi vậy, chẳng ngạc nhiên khi chị chỉ kiếm được một anh chồng đã có một đời vợ. Ngay cả lời của thày bói cũng mất thiêng. Thê quyết định vào Sài Gòn, một trong những thành phố có thể biến những kẻ rửa bát thành triệu phú. Ở đó những dàn âm thanh Nhật Bản, khách sạn chọc trời, những cuộc phiêu lưu mạo hiểm ấn giấu trong mọi ngóc ngách đang chờ đón bạn, và cả chuyện bạn thuộc giới thượng lưu trong một thành phố lớn nữa. Thành phố không bao giờ ngủ: người ta cười, hò hét và phóng xe máy trong cái thành phố tràn đầy năng lượng này, cho dù tất cả phần còn lại của thế giới đều đã đi ngủ. Cơ man nào là người các tỉnh lân cận và ở các vùng khác của đất nước trong những năm qua đã dời nhà về thành phố. Hầu như không có thành phố nào trên thế giới này hiện nay lại phát triển nhanh đến như thế. Và theo đòi hỏi của nó thì những năm đầu tiên của thiên niên kỷ tới nó sẽ là định tinh hấp dẫn nhất châu Á, còn trước cả Hong Kong hay Singapore. Những ai ngày mai không muốn trở thành kẻ thất bại thì hôm nay hãy sớm thu xếp hành lý “đi Sài Gòn” là công thức kỳ diệu hấp dẫn vô số người đi tìm vận may. Như hai chị em Thu và Hiên nghĩ, không còn gì để mất ở Huế. Có thể họ nghĩ đúng: điều gì chờ đợi Hiên khi nó không chồng mà chửa. Những ngày cuối cùng trước khi sinh, nó rúc vào một góc thuyền để trốn tránh những lời độc địa của họ hàng, làng xóm. Khi đứa bé chào đời được ít lâu thì Thu và Hiên lên Sài Gòn.

Phóng – thằng em, ở nhà vẫn gọi nó là Tèo (một cái biệt danh có nghĩa gần như là ngốc) ở lại Huế với Phong – ông anh. Phóng không chịu lấy cô gái mà cha tôi đã ngắm cho nó. Nó bỏ chạy (tất nhiên là vào Sài Gòn) và sa ngay vào vòng tay của một cô điếm. Số tiền lận lưng chỉ đủ cho nó sờ vú cô ta – thế nhưng khi về đến con thuyền xưa nó đã oang oang khoe tài trai của mình. Dù là ban đêm nó vẫn đeo cái kính râm mới thửa được – thứ hàng dỏm nhái theo mẫu Ray-Ban. Bọn trẻ ở Sài Gòn đã bảo với nó rằng thứ này đang là mốt nhất.

Con Bé, 17 tuổi, là đứa đầu tiên tính từ chị Thê trở xuống lại được tiếp tục đến trường đi học. Thê còn nhớ rõ hồi đó mẹ cấm chị trốn học như thế nào. Còn con Bé thì cho tới giờ này chưa hề tháy mặt nó ở trong lớp. Thay vì đi học, nó khoe có ông anh bên Tây Đức tiếp tế để vay của người ta khi 50 USD lúc 100 USD, số tiền bằng lương tháng trung bình của hai người. Có trời mới biết nó dùng số tiền ấy vào việc gì.Trong khi đó ba chị em gái ở Sài Gòn đã mở một quán ăn nhỏ bán bánh bột lọc đặc sản, mỗi tháng cũng kiếm được dăm chục đô. Nhưng trước hết là trong thành phố kỳ diệu này họ được biết đến những thứ mà người ở lại Huế có nằm mơ cũng không thấy được. Ví như lần đầu họ đi vào thang máy, cứ nơm nớp là nó sắp rớt đến nơi hoặc một lúc nào đó Thê học cách gọi điện thoại, mới đầu chẳng biết nghe đầu nào, nói đầu nào. Lại có bữa cả ba chị em nhìn thấy cái vòi hoa sen trong phòng tắm, cứ ngỡ là một loại máy liên lạc nào đó. Họ nghe ngóng mãi chẳng thấy tiếng ai, đẩy cái cần gạt sang nút đỏ, thế là nước nóng rẫy trút xuống ào ào, suýt bỏng hết những bàn chân trần. Thu bảo, thực ra họ muốn quay trở lại Huế. Chị nhớ bố, ông ấy chẳng còn sống được bao lâu nữa. Thu nghĩ đến những chuyện xích mích mà chị muốn quên đi, chị nghĩ đến chuyện chị không thể hình dung ra trong đầu một nơi nào đó mà chị có thể sống hạnh phúc thực sự. Nếu Thu nghĩ ngợi về số phận của chị thì lòng chị lại buồn rười rượi, nỗi buồn khiên chị câm lặng.

Có thể đó là nỗi buồn đã kết nối chúng tôi lại làm một. Tôi nghĩ người ta cần rất nhiều sức mạnh cho những hoạch định của cuộc đời mình, nhưng cuối cùng thì ở một chỗ nào đó lại thiếu năng lượng để tin vào chúng. Trong mơ tưởng của tôi không còn nữa chiếc villa trắng ở Huế. Nó sẽ không bao giờ được xây, vì tôi cần một chiếc máy điều hòa để khỏi hoang mang bởi cái nóng ở Việt Nam, tôi cần biết kết quả bóng đá cuối tuần và tờ nhật báo. Có lẽ chẳng có gì hay hơn là ngồi ngoài hàng hiên thưởng thức trà đen Bảo Lộc, sáng tác tiểu thuyết và gõ vào bàn phím. Không, nỗi khát khao này sẽ không bao giờ thành hiện thực.Vào cái ngày tôi xuất hiện ở Huế, anh chị em tôi đã đánh mất sự vững tin của họ. Trong khi tôi nghĩ rằng tôi có thể mua cho họ hạnh phúc thì tôi đã cướp đi của họ lòng tự hào và tự trọng, những gì ta còn cảm nhận được trong con người khi ta có thể thực hiện ước mơ bằng lao động của chính mình. Cha tôi đã suy sụp và kiệt lực quá rồi, chẳng có thể ngồi bàn bạc với ông về điều đó. Không có nhiều người để tôi có thể nó với họ về điều đó. Có một người phụ nữ sẽ lắng nghe tôi, tất cả chúng tôi sẽ bỗng nhiên thêm dũng cảm gấp bội nếu chúng tôi được nhìn vào đôi mắt dịu dàng của bà. Mẹ, con muốn được một lần nữa nói với mẹ, dù chỉ năm phút thôi./.

************

Câu chuyện này được đăng trên tạp chí Merian (không nhớ chính xác tên) của Đức vào tháng 9/1995. Nguyễn Loan Brossmer được nhận làm con nuôi của ông chủ tập đoàn in ấn và xuất bản lớn nhất ở Đức – Hubert Burda. Khi Brossmer Loan về Việt Nam thì anh là người đầu tiên lập nên tờ báo tuần dành cho phụ nữ mang phong cách hiện đại – tờ Thế giới Phụ Nữ. Có thể nói không ngoa rằng: Tờ Thế giới Phụ nữ đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về báo chí trước đây và mở màn cho xu hướng tư nhân tham gia vào hoạt động báo chí ở Việt Nam.

Riêng lẻ

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1)

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, phần nội dung cơ cấu lại các TCTD cho thấy về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Theo đó trên cơ sở Nghị quyết 24 và Nghị quyết số 42, ngành Ngân hàng đã triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả việc cơ cấu lại các TCTD gắn liền với XLNX nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản trị của các TCTD.

Bên cạnh đó, năng lực quản trị điều hành của các TCTD cũng từng bước được nâng cao. Hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD được xây dựng theo mô hình 3 tuyến bảo vệ phù hợp với thông lệ quốc tế mới nhất về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

Tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo được xử lý và xóa bỏ; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát. Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm được tăng cường, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các TCTD. Năng lực, nguồn lực của VAMC để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ cũng được nâng cao.

Năm 2020, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2018 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ. 

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; xác định thực trạng sở hữu chéo, nợ xấu, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” và việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội. 

Theo đó, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Theo Thông tư 46/2018 của NHNN, kể từ năm 2021, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng (TCTD) và người có liên quan không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ (VĐL) của TCTD khác.

Việc NHNN yêu cầu rà soát lại các cổ đông lớn sở hữu cổ phần vượt giới hạn nhắm vào các vấn đề truy soát lợi ích nhóm tại các NH là hợp lý. Qua đó, NHNN có thể thấy rõ cơ cấu cổ đông của mỗi NH, xem cổ đông nào là người có thực quyền trong NH và có những người liên quan nào, từ đó có biện pháp chấn chỉnh phù hợp.

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

Bởi vấn đề lợi ích nhóm trong thời gian qua đã gây tổn hại cho ngành NH, đưa nhiều NH vào khủng hoảng do những cổ đông chính núp bóng dưới những người có liên quan. Với quy định này, cơ quan quản lý cần quyết liệt yêu cầu các TCTD thực hiện.

Theo một chuyên gia tài chính, việc cá nhân có thể sở hữu đến 10% cổ phần của TCTD, còn tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 5%, được lý giải cá nhân ít có ảnh hưởng đến các TCTD so với các tổ chức, nên trần tỷ lệ sở hữu của cá nhân cao hơn tổ chức. Phần nữa, các tổ chức có khả năng thao túng nhiều hơn cá nhân, nên trần tỷ lệ sở hữu thấp cũng nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí của các tổ chức.

Đồng thời, cá nhân dù được bầu vào ban quản trị của NHTM chỉ với tư cách là thành viên ban quản trị, không phải với tư cách là đại diện của pháp nhân. Tức cá nhân đó phải hành động vì lợi ích của tất cả cổ đông, không phải chỉ vì lợi ích riêng của pháp nhân được cá nhân đó đại diện. Còn việc NH mua cổ phiếu của NH khác vượt giới hạn quy định do nguyên nhân lịch sử để lại của ngành NH, cũng như do tính tuân thủ quy định của hệ thống NH Việt Nam chưa cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh.

Hay Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 15-1-2018 có nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế SHC, nhưng mới giải quyết được vấn đề hình thức. Chẳng hạn, quy định chủ tịch HĐQT của 1 TCTD không đồng thời là chủ tịch HĐQT của DN khác. Nhưng thực tế quy định này không hiệu quả. Mục đích nhằm tránh lạm quyền của chủ tịch HĐQT, nhưng họ sẽ núp bóng dưới hình thức khác.

Vì thế, kiểm soát NH phải bằng luật, chẳng hạn các chủ tịch HĐQT được phân bổ quyền lực như thế nào, thực thi quyền lực đến mức nào. Đồng thời phải áp dụng quản trị NH theo Basel II, HĐQT không điều hành NH, chỉ đóng vai trò quản trị, định hướng, chiến lược, giám sát, còn ban điều hành thực hiện các hoạt động của NH theo Thông tư 13. Hiện nay vẫn chưa có sự phân định rạch ròi giữa quản trị và quản lý tại các NH.

Việc các tập đoàn tư nhân đầu tư vào ngân hàng được đánh giá là tích cực ở hai khía cạnh, trong bối cảnh NHNN hiện quản lý rất chặt chẽ. Thứ nhất, quá trình thay máu cổ đông mang tới những nhà đầu tư lành mạnh (phải được NHNN chấp thuận), có động lực tái cơ cấu, phát triển ngân hàng; và thứ hai, khi kết hợp giữa hệ sinh thái, tập khách hàng sẽ tạo ra giá trị vượt trội cho cả hai bên, qua đó cũng đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh, thì gần như tất cả các nhà băng tư nhân trong nước hiện nay đều ghi đậm dấu ấn của một tập đoàn/ ông chủ tư nhân, như ABBank – Geleximco; Sacombank, LienVietPostBank – Him Lam; SHB – T&T Group; OCB – Hướng Việt; VPBank – MIK; Techcombank – Masterise; MSB – TNG Holding; HDBank – Sovico; SCB – Vạn Thịnh Phát; Nam Á Bank – Hoàn Cầu; VietBank – Hoa Lâm; Bắc Á Bank – TH Group; VietABank – Việt Phương…

Dù có quy định nhóm cổ đông lớn không được sở hữu quá 20% cổ phần ngân hàng, song từ trước đến nay, các ông chủ nhà băng sẽ không bất ngờ nếu nắm giữ thực tế vượt xa con số này, có thể thấy rõ qua các đại án Trustbank – Hứa Thị Phấn, VNCB – Phạm Công Danh hay Oceanbank – Hà Văn Thắm.

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước những năm trở lại đã siết chặt quản lý điều hành ngân hàng, giúp hệ thống hoạt động minh bạch và “sạch” hơn đáng kể.

Kể từ năm 2008, Việt Nam không cho mở mới ngân hàng, những tờ giấy phép hoạt động, bởi vậy, ngày càng có giá khi các đại gia Việt chưa bao giờ giảm đi khao khát sở hữu một nhà băng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái của họ, hoặc cũng có thể là với mục đích đầu tư.

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1) - Ảnh 1

Trước NCB, không ít trường hợp tương tự khi các tập đoàn lớn đã tìm được đường vào các nhà băng, có thể thấy qua thương vụ Thành Công Group trở thành cổ đông lớn ở Eximbank.

Tại Eximbank, nhà lắp ráp xe Huyndai không phải là tay chơi duy nhất muốn sở hữu nhà băng cỡ vừa này, ngoài ra còn phải kể đến tập đoàn địa ốc lớn ở phía Nam đã từng tiến rất gần đến thương vụ NCB (đã đề cập) cũng bày tỏ sự quan tâm tới Eximbank, cùng với đó là cả Sacombank. Tương tự, đại gia Ninh Bình Nguyễn Đức Thuỵ (“bầu” Thuỵ) thời gian qua cũng thu hút nhiều chú ý khi cùng Thai Holdings đầu tư vào LienVietPostBank.

Ở Saigonbank, ngoài 65% mà Thành uỷ TP.HCM không sớm thì muộn cũng phải thoái vốn, số còn lại được đồn đoán thuộc sở hữu của một nữ đại gia địa ốc hàng đầu Sài Thành. Ở phía Bắc, chủ một ngân hàng khác được cho là cũng đang sở hữu tỷ lệ đáng kể PGBank, trong bối cảnh nhà băng này đã huỷ thương vụ sáp nhập với HDBank.

Rồi mới đây sự xuất hiện của các thủ lĩnh tập đoàn bất động nhảy sang làm kiêm nhiệm giữ vai trò chủ chốt ở các nhà băng càng cho thấy những mối lợi đằng sau câu chuyện này.

Như ông chủ của Sunshine Group sang làm Phó Chủ tịch KienlongBank, nữ tướng của tập đoàn này cũng nhảy vào vị trí Chủ tịch của nhà băng này. Tương tự như Lienvietpostbank và NCB cùng với bóng dáng của Thaiholdings và Sungroup. Trước đó, những mối quan hệ thân quen giữa các lãnh đạo của VPBank – MIK cũng cho thấy được sự thân thiết ở các dự án mà 2 bên này tham gia chung tay như kẻ tung người hứng; hay như mối quan hệ người nhà chằng chịt của của các ông chủ lớn Techcombank – Masterise… (Chi tiết sẽ đăng ở các kỳ sau).

Rõ ràng mối lo ngại bóng dáng nhiều tập đoàn BĐS ẩn hiện sau những chiếc ghế nóng ngân hàng vừa đổi chủ cho thấy, mối quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn BĐS với ngân hàng vẫn hết sức nhạy cảm, phức tạp.

Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo vẫn là vấn đề cần quan tâm bởi quy định hiện hành chưa giám sát hết các mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông lớn.

Điều dễ nhận thấy, các ngân hàng TMCP tư nhân hiện đều có cổ đông lớn là ông chủ, bà chủ của các tập đoàn bất động sản. Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.

Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.

Để giám sát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có (dư nợ này đã bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp phát hành).

Song có thể thấy, quy định trên chưa thể giám sát được hết các quan hệ sở hữu vô cùng phức tạp hiện nay. Lý do là nhiều tập đoàn bất động sản hiện sở hữu hàng trăm công ty con, công ty cháu. Thông qua mạng lưới công ty con, cháu chằng chịt này, một doanh nghiệp rất dễ – vô tình hoặc cố ý vượt hạn mức 15%. Bên cạnh đó, đang xuất hiện các nhóm liên kết mà chủ sở hữu không vi phạm quy định về “người liên quan”, tức ngân hàng có thể cho các nhóm liên kết này vay vượt 25% vốn tự có của mình mà không phạm luật.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao, cho dù sở hữu chéo, về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng của cổ đông lớn và người liên quan.  

Tân Chủ tịch NCB

Tân Chủ tịch NCB

Báo cáo “Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu – sức chống chịu của Việt Nam và kiến nghị” của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, thị trường tài chính Việt Nam ở mức độ rủi ro và sức chịu đựng trung bình – khá.

Trong đó, sức chống chịu của hệ thống NH dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây nhưng áp lực nợ xấu tăng và lợi nhuận giảm do Covid-19 đang là những thách thức khá lớn. Theo Nhóm nghiên cứu, nếu hạch toán đầy đủ các khoản giảm thu từ lãi và các khoản hỗ trợ do cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi Thông tư 01 hết hiệu lực, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể đến 3% cuối năm 2020; 3,5-4% năm 2021 và nợ xấu gộp có thể lên đến khoảng 5-5,5%.

“Rủi ro của lĩnh vực NH Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình – khá (có nguy cơ lên cấp độ 4, dựa trên phương pháp xây dựng ma trận đánh giá rủi ro của IMF). Mức độ rủi ro có thể tăng và sức chịu đựng có thể suy giảm nếu được kích hoạt bởi sự tăng nhanh của nợ xấu trong khi hệ số CAR còn thấp so với khu vực và các nước mới nổi”, Nhóm nghiên cứu nêu.

Lộ trình cơ cấu lại các TCTD cần tiếp tục thực hiện và TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, một mặt cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu tài chính – tiền tệ quốc gia theo hướng công khai, minh bạch, cập nhật và kết nối hơn; xây dựng mô hình quản lý – giám sát rủi ro hệ thống, cơ chế xử lý khủng hoảng tài chính; nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ.

Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực của khu vực NH, hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát triển bền vững. Trong đó, tập trung tái cấu trúc một cách toàn diện, nâng cao năng lực quản trị – tài chính (nhất là hệ số CAR) và quản trị rủi ro theo Basel II, đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc XLNX theo Nghị quyết 42 (cần thiết luật hóa XLNX), thúc đẩy thành lập thị trường mua bán nợ; nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng chống chịu rủi ro của các TCTD.

Đồng thời, quyết liệt thực hiện thành công Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về chiến lược ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Về phía các TCTD, cần chú trọng tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, năng lực quản trị rủi ro, đẩy nhanh tiến trình số hóa gắn với chiến lược kinh doanh mới phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Riêng lẻ

Nhân tố mới có khiến dự án KĐT Sài Gòn Bình An ‘đổi vận’?


Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai nhiều phạm liên quan đến Dự án Sài Gòn Bình An. Trong khi đó, dự án này vừa được đem ra làm tài sản đảm bảo để phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỉ đồng của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp.).

Vi phạm quy định ĐTM, phê duyệt quy hoạch không đúng trình tự…

Trong bản kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP mà Thanh tra Chính phủ mới ban hành hồi giữa năm 2021 về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; Việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục khác tại TP.HCM có chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến dự án KĐT Sài Gòn Bình An (phường An Phú, TP.Thủ Đức) do SDI Corp. làm chủ đầu tư. 

Theo đó, dự án này được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là Khu liên hợp sân golf – thể thao và nhà ở vào năm 2001. Đến ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản chấp thuận cho điều chỉnh thành dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 117ha. 

Kết quả thanh tra cho thấy, ngày 30/11/2015, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Sài Gòn Bình An, phường An Phú, Quận 2 (nay là TP Thủ Đức). 

Trong đó, phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng trước khi có văn bản số 305/TC-QC ngày 01/9/2016 của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình là không đúng trình tự, quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 20/2009/NĐ-CP của Chính phủ. 

Ngoài ra, UBND TP.HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ là chưa phù hợp quy định và đảm bảo diện tích đỗ xe được quy định tại điểm 3, khoản 2.8.6, Mục 2.8, Chương II của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam. 

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, do thay đổi hướng tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây, dẫn đến việc chồng lấn với ranh giới quy hoạch của dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được Thủ tướng giao đất năm 2001. Trong đó, có 7.228,3m² thuộc dự án được UBND Quận 2 đền bù trước đó nhưng không sử dụng do thay đổi hướng tuyến đường. 

Đồng thời, UBND TP.HCM đã thu hồi 35.773m² đất của dự án được chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng, làm đường. Việc này dẫn đến làm thay đổi diện tích đất của dự án KĐT Sài Gòn Bình An so với quyết định thu hồi và giao đất của Thủ tướng. 

Dự án KĐT Sài Gòn Bình An do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.(TN&MT) 

Tuy nhiên, ngày 28/4/2016, Sở TN&MT TP.HCM có Quyết định số 1038/QĐ-TCMT-CCBVMT phê duyệt ĐTM của dự án là không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định tại khoản 1, Phụ lục số III, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. 

Bên cạnh đó, ngày 15/2/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận đầu tư dự án KĐT Sài Gòn Bình An, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra, Sở TN&MT và UBND TP.HCM chưa thực hiện các thủ tục đầu tư và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định. 

Từ đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.HCM xem xét xử lý đối với các tồn tại, vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện xác định để thu tiền sử dụng đất và xử lý các vấn đề còn tồn tại của dự án KĐT Sài Gòn Bình An theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. 

Phát hành trái phiếu thu về 10.000 tỉ đồng, dự án đổi chủ?

Trong khi cơ quan chức năng TP.HCM đang tiến hành các bước thực hiện theo đề nghị của Thanh tra Chính phủ thì thời gian gần đây xuất hiện nhiều thông tin cho thấy dòng tiền lớn tới hơn 10.000 tỉ đồng đang trải qua dự án KĐT Sài Gòn Bình An. 

Theo đó, cả 3 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Hoa Phú Thịnh, Công ty cổ phần Osaka Garden và Công ty cổ phần Phú Hoàng Vương (đều là thành viên trong hệ sinh thái SDI Corp.) vừa công bố kết quả chào bán thành công trái phiếu riêng lẻ, thu về số tiền lần lượt là 3.130 tỉ đồng, 3.400 tỉ đồng và 4.670 tỉ đồng. 

Lô trái phiếu này có kỳ hạn 4 năm, với lãi suất cao nhất thị trường hiện nay khi lên tới 13,65%/năm trong năm đầu tiên, 11%/năm cho năm thứ 2 và bằng mức tham chiếu cộng biên độ 4% cho 2 năm còn lại. 

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là toàn bộ dự án KĐT Sài Gòn Bình An và cổ phần của các cổ đông thuộc SDI Corp.. 

Đơn vị đứng ra thu xếp đợt phát hành lô trái phiếu trên là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS). 

SDI Corp. trước đây được biết đến là thành viên của Tập đoàn Him Lam. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, một tập đoàn địa ốc lớn khác đã thay thế nhóm Him Lam tại SDI Corp.. 

Đến ngày 30/7/2021 SDI Corp. có sự thay đổi nhân sự chủ chốt khi bà Mai Thị Kim Oanh lên nắm quyền Chủ tịch HĐQT. 

Bà Oanh đồng thời cũng là Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group và là cổ đông của Masterise Dream City Villas – thành viên Masterise Group. Đây cũng là doanh nghiệp vừa huy động 5.000 tỷ trái phiếu để đặt cọc cho thương vụ mua một phần đại dự án đô thị tại Hưng Yên. 

Trong khi đó, Masterise Group được biết đến là đơn vị chuyên phát triển các dòng bất động sản “hàng hiệu” với giá đắt đỏ ở Việt Nam như các dự án như Grand Marina Saigon, One Central Saigon… 

Điều đó khiến nhiều người dự báo dự án KĐT Sài Gòn Bình An đang trên đường đổi chủ đầu tư, thuộc về Masterise Group. 

Được biết, hồi tháng 3/2021, dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được khởi công xây dựng sau 20 năm bất động. Nhà thầu thi công dự án được quảng cáo là An Phong Construction và Tường Việt.

Riêng lẻ

Siêu dự án Sài Gòn Bình An sắp về tay Masterise?

Sự xuất hiện của bà Mai Thị Kim Oanh trong vài trò người đại diện theo pháp luật của SDI cho thấy khả năng về sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu của dự án này.

Phối cảnh tổng thể dự án Sài Gòn Bình An tại quận 2. Ảnh: angialand.com.vn

Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI) vừa thông báo về thay đổi ở vị trí lãnh đạo quan trọng nhất.

Theo đăng ký kinh doanh sửa đổi ngày 30/7/2021, bà Mai Thị Kim Oanh, sinh năm 1980, đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của SDI, thay cho ông Bùi Đức Khoa. 

Hai người đại diện theo pháp luật của SDI hiện là bà Mai Thị Kim Oanh với vị trí Chủ tịch HĐQT và ông Bùi Đức Khoa ở vai trò Tổng Giám đốc. 

Bà Mai Thị Kim Oanh là Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group, đồng thời cũng là cái tên tích cực, góp mặt trong nhiều thương vụ khác liên quan đến ‘hệ sinh thái’ của tập đoàn địa ốc danh tiếng này. 

SDI là chủ đầu tư của siêu dự án Sài Gòn Bình An, tại phường An Phú, quận 2, TP HCM. Dự án này trước đó có tên cũ là Him Lam City hay Him Lam Bình An, được các sàn bất động sản giới thiệu rầm rộ là dự án khu đô thị lớn do HimLam Group đầu tư. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, thị trường bắt đầu đồn đoán về khả năng đổi chủ tại dự án này, khi những vị trí chủ chốt của SDI thay đổi. 

Ông Bùi Đức Khoa ngồi vào ghế Tổng Giám đốc thay thế ông Dương Minh Hùng, sau đó đảm nhiệm luôn vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật tại SDI Corp. 

Sinh năm 1974, ông Bùi Đức Khoa còn đứng tên tại nhiều thành viên cùng “hệ sinh thái” khác như Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông, CTCP Pupreme Power, CTCP Star Hill, CTCP Natural Hill… Đây đều là những cái tên có mối liên hệ với đế chế bất động sản đồ sộ trên con phố đắt đỏ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. 

Sự xuất hiện của bà Kim Oanh, song hành cùng ông Đức Khoa có thể là tình tiết để thấy rõ hơn cấu trúc sở hữu phía sau của siêu dự án 118ha này. 

Một động thái khác liên quan đến SDI là trong ngày 30/7, CTCP Hoàng Phú Vương đã thông báo phát hành thành công 4.670 tỉ đồng trái phiếu với mục đích đặt cọc nhằm hướng tới nhận chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An.

Lô trái phiếu được thu xếp bởi Techcombank, có kỳ hạn 4 năm, lãi suất thực tế áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên (3 tháng/lần) cố định 12,9%/năm. Lãi suất cho 4 kỳ tính lãi tiếp theo là 11%/năm. Các kỳ tính lãi còn lại, lãi suất được thả nổi bằng lãi suất tham chiếu của Techcombank cộng biên độ 4%/năm. 

Hoàng Phú Vương được thành lập vào tháng 9/2018, trụ sở chính đặt tại số 15A Sông Đà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM, đăng ký ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Khi mới thành lập, Hoàng Phú Vương có vốn điều lệ ở mức 250 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập gồm 3 cá nhân là các ông bà: Hồ Ngọc Xuân Trầm (15% VĐL); Huỳnh Thanh Phú (15% VĐL); Tô Thị Như Thủy (70% VĐL). 

Theo dữ liệu chúng tôi có được, trong những năm gần đây Hoàng Phú Vương không phát sinh hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản đến cuối năm 2020 đạt hơn 2.600 tỷ đồng, chủ yếu hình thành từ nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu giữ nguyên ở mức 250 tỷ đồng.