Thông tin tổng hợp

Posts tagged “Techcombank

Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise

Nhóm chủ Techcombank không chỉ tài trợ tín dụng, mà còn đầu tư hợp tác kinh doanh, mua cổ phần, hay mua một phần tại các đại dự án của Vingroup.

“Không gì lời như đất”

“Ở Việt Nam, không gì kiếm lời bền vững như đất”, một lãnh đạo ngân hàng thương mại top đầu Việt Nam từng khẳng định với người viết một năm về trước, khi mà những cơn sốt đất đang bùng lên khắp các địa phương trên cả nước.

Đất có thể sốt, giá có thể tăng ảo ở một vài địa phương, một vài thời điểm. Nhưng xu hướng đi lên bền vững của giá đất là không phải bàn cãi. Trừ giai đoạn đóng băng 2012-2013, khó có năm nào lại ghi nhận giá đất suy giảm. Cũng bởi vì vậy mà rất nhiều tỷ phú Việt xuất thân từ đầu tư bất động sản, và nhiều tỷ phú khác sau khi đã thành công với lĩnh vực của mình, cũng… đầu tư bất động sản.

Gần đây nhất là Tập đoàn Hoà Phát, sau khi kiếm lãi hàng tỷ USD từ cơn sốt sắt thép 2 năm qua, Chủ tịch Trần Đình Long đã quyết định đầu tư bất động sản và tham vọng lọt top các nhà phát triển bất động sản lớn nhất cả nước.

Hay phổ biết hơn, là các ông chủ ngân hàng gần như đều sở hữu một tập đoàn bất động sản, từ HDBank – Sovico, TPBank – DOJI Land, MSB – TNR, SeABank – BRG, OCB – Hướng Việt, ABBank – Geleximco, VietABank – Việt Phương, VietBank – Hoa Lâm, NCB – Gami, NamABank – Hoàn Cầu, Kienlongbank – Sunshine, VPBank – MIK…

Như các nhà băng tư nhân khác, những ông chủ Techcombank, với lợi thế riêng biệt của mình, cũng không thể bỏ qua lĩnh vực màu mỡ này.

Những bước đi ban đầu của Masterise có phần tương đồng và cùng thời điểm với MIK Group. Trong khi tiền thân của Masterise là Thảo Điền Investment được thành lập năm 2007, thì 2 năm sau, pháp nhân lõi đầu tiên trong hệ sinh thái MIK Group đi vào hoạt động, là Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Khu Đông. Cả 2 đều ra đời trong bối cảnh nhóm chủ hiện tại hoàn tất chi phối Techcombank và VPBank.

Cùng thời điểm thành lập Thảo Điền, nhóm chủ Techcombank đã vào ngay từ đầu và sở hữu 50% cổ phần trong doanh nghiệp dự án 9-11 Tôn Đức Thắng (Quận 1, TP.HCM) là Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành, vượt trội nhóm Hoa Lâm (26,37%), Công ty Hải Thành (23,63%). Tỉ lệ này duy trì cho tới nay, còn lô đất 9-11 Tôn Đức Thắng hiện được biết tới là toà nhà Techcombank Saigon.

Nhìn một cách tổng quan, tham vọng địa ốc của MIK Group dường như là mạnh mẽ hơn, khi các thành viên tập đoàn này mạnh tay mua gom đất/dự án trên khắp cả nước. Đặc biệt tại Phú Quốc, gần như không có tập đoàn nào vượt qua được MIK về quỹ đất. Trong khi Thảo Điền Investment, dưới sự điều hành của cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng, tập trung đầu tư một số dự án mang thương hiệu Masteri ở TP.HCM, lần lượt cho ra mắt các dự án Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Millennium, M-One Nam Sài Gòn, M-One Gia Định.

Cuối năm 2019, Masterise Group chính thức giới thiệu ra công chúng và ra mắt thương hiệu Masterise Homes – doanh nghiệp quản lý và phát triển tất cả thương hiệu bất động sản nhà ở của Tập đoàn.

Động thái này cũng thể hiện rằng, khác với doanh nghiệp cùng thời MIK Group chủ yếu tập trung vào bất động sản, tham vọng của Masterise không chỉ gói gọi trong mảng địa ốc.

Những bước đi của Masterise

Các mảnh ghép trong quá khứ phần nào thể hiện tham vọng này. Giai đoạn năm 2016, CTCP Đầu tư TCO Việt Nam và Techcom Capital – những thành viên trong hệ sinh thái Techcombank đã dành nhiều công sức với dự án khàng không SkyViet. Tuy hãng bay này không được cấp phép, song nó phần nào cho thấy tầm nhìn của Masterise.

Trong lĩnh vực năng lượng, Thảo Điền Investment, TCO Việt Nam và Trung Nam Group năm 2017 thành lập CTCP Thủy điện Trung Nam Bác Ái, nay là CTCP Điện gió Trung Nam Gia Lai – Xã Trang, có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Thảo Điền nắm 28%, TCO Việt Nam có 22%.

Không chỉ hàng không hay năng lượng, nhóm Masterise ít nhiều quan tâm đến lĩnh vực y tế. Công ty TNHH Đầu tư Continental Pacific – pháp nhân có liên hệ đến Masterise vào cuối năm 2015 đã ký hợp đồng góp vốn và nhận cổ phần ưu đãi cổ tức với Vinmec – doanh nghiệp điều hành chuỗi bệnh viện cùng tên, với giá trị lên tới 3.235 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, Vinmec đã thế chấp 154,5 triệu cổ phần VRE tại Continental Pacific. Lưu ý rằng, Continental Pacific chỉ có vốn đăng ký 1 tỷ đồng.

Ở một thương vụ đáng chú ý khác, Continental Pacific tháng 9/2017 cũng đã chi ra số tiền tương tự, 3.235 tỷ đồng để mua 107,8 triệu cổ phần ưu đãi của CTCP Vinpearl, và nhận cổ tức ưu đãi cố định 10,5%/năm. Trong 2 năm 2017-2018, Vinpearl đã trả 680 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt cho Continental Pacific.

Như đề cập ở kỳ trước, dòng vốn rẻ cho phép Masterise chọn chiến lược đầu tư thứ cấp, không mất thời gian phát triển dự án từ đầu. Và một tỉ lệ lớn dự án/khoản đầu tư của Masterise gắn liền với Vingroup.

Trong các đại dự án Vinhomes Gia Lâm, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park, hay tới đây là Vinhomes Dream City, Masterise đều có “phần”, đều nằm ở vị trí đẹp, quy mô lớn và được tập đoàn này phát triển với phân khúc cao cấp hơn hẳn chủ đầu tư hiện hữu hay một nhà đầu tư thứ cấp quen mặt khác – MIK Group.

Ít người biết rằng, bà Nguyễn Hương Liên, em dâu ông Hồ Hùng Anh từng là cổ đông lớn, trực tiếp nắm 31,63% cổ phần CTCP Phát triển Thể thao và Giải trí Mễ Trì – chủ đầu tư tổ hợp thương mại nay được biết đến với tên gọi Vinhomes Mễ Trì, có quy mô lên tới hơn 32ha ở Hà Nội.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise
Dự án Khu du lịch và Biệt thự Nghỉ dưỡng cao cấp Grand World (Phú Quốc) có diện tích khoảng 85,11ha do Newvision làm chủ đầu tư.

Hay ở đảo Ngọc Phú Quốc, Công ty TNHH Dịch vụ Nghỉ dưỡnng Masterise World – thành viên Masterise Group có 10% cổ phần trong Công ty TNHH Bất động sản Newvision – chủ đầu tư dự án Grand World, trong khi Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đức Mai (thành viên MIK Group) nắm tới 50%. Không chỉ góp vốn trực tiếp, CTCP Phát triển Du lịch Nam Hà – một pháp nhân có liên hệ tới Masterise năm 2018 đã ký thoả thuận hợp tác kinh doanh với Bất động sản Newvision.

Nằm ngay cạnh Grand World là khu Vinpearl Phú Quốc – khu phức hợp do CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (PQTDIC) làm chủ đầu tư. PQTDIC cập nhật tới tháng 4/2017 có vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng, trong đó có một cổ đông cá nhân, sở hữu 15% là ông Phạm Quốc Nhật. Ông Nhật hiện đứng tên tại Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội – thành viên Masterise Group vào năm 2019 đã nhận chuyển nhượng 3,1ha đất trong dự án Vinhomes Smart City.

Tất nhiên, không chỉ trực tiếp sở hữu cổ phần, nhóm Masterise còn thông qua Techcombank tài trợ hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án nêu trên.

Tại dự án Grand World Phú Quốc, Techcombank năm 2019 đã tài trợ tổng cộng gần 7.500 tỷ đồng, gồm gần 1.500 tỷ đồng vay ngắn hạn, 4.500 tỷ đồng vay dài hạn và 1.500 tỷ đồng trái phiếu cho CTCP Dịch vụ Newco, tương đương phần vốn đầu tư của doanh nghiệp này tại Công ty TNHH Bất động sản Newvision với số vốn 7.502 tỷ đồng.

Với PQTDIC, Techcombank/TCBS trong năm 2019 đã thu xếp phát hành khoảng 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho doanh nghiệp này.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 3: Thuở sơ khai của Masterise (Hình 2).
BCTC của Newco thể hiện khoản tín dụng gần 6.000 tỷ đồng và trái phiếu 1.500 tỷ đồng từ được thu xếp từ Techcombank, tương đương khoản đầu tư vào Công ty TNHH Bất động sản Newvision. 

Xem thêm >>> [Chân dung Masterise Group] – Bài 1: Đằng sau mức giá “không tưởng” tại Global City

[Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Lời kết

Những bài viết vừa qua phần nào phác hoạ những nét cơ bản trong hệ sinh thái Masterise Group. Thương hiệu dù mới nổi, song có thể thấy đã xây dựng được nền tảng từ rất lâu, phản ánh rõ nét tham vọng đa ngành của nhóm chủ tập đoàn này. Dòng vốn rẻ và dồi dào từ Techcombank, không thể phủ nhận, là một trong những động lực chính cho sự phát triển của Masterise.

Miễn là giới hạn cấp tín dụng, các tỉ lệ an toàn tài chính được tuân thủ một cách thực chất, thì sự vươn lên của Masterise có ý nghĩa rất tích cực, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, việc cấp tín dụng một cách ưu ái dẫn tới sự bất bình đẳng trên thị trường, đồng thời dòng vốn không chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được Chính phủ và NHNN khuyến khích, tác động đẩy giá đất tăng cao.

Những băn khoăn về mối quan hệ Masterise – Techcombank, có chăng sẽ cần được minh định rõ hơn với cổ đông, nhà đầu tư cũng như công chúng trong ĐHĐCĐ thường niên tới đây của Techcombank.

Hoa Liên


Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Hàng loạt dự án của Masterise cùng hàng chục nghìn tỷ đồng cổ phần tại các doanh nghiệp dự án và pháp nhân trung gian đều đang được thế chấp tại Techcombank.

Sự nổi lên của Masterise

Masterise Group tiền thân là Thảo Điền Investment. Dưới thời kỳ điều hành của cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng, Thảo Điền ít nhiều đã là thương hiệu có tiếng, đầu tư một số dự án căn hộ ở Tp.HCM như Masteri Thảo Điền, Masteri An Phú, Millennium, M-One Nam Sài Gòn, M-One Gia Định.

Phải đến khi đổi tên thành Masterise vào cuối năm 2019, tập đoàn địa ốc của gia đình Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh mới bung ra mạnh mẽ, giới thiệu loạt dự án, đều tập trung ở phân khúc cao cấp, hạng sang. Đầu năm 2021, Masterise Homes đã ký hợp tác chiến lược toàn diện và dài hạn với Marriot International (tập đoàn khách sạn số 1 thế giới) nhằm phát triển phân khúc bất động sản hàng hiệu (Branded Residences).

Tại Tp.HCM, danh mục dự án đang phát triển của Masterise có Global City (trước đây là KĐT Sài Gòn Bình An), dự án Grand Marina Saigon (trước đây là The Centenial Ba Son), dự án Masteri Lumiere Riverside, dự án Masteri Centre Point nằm trong tổ hợp Vinhomes Grand Park,;còn ở Hà Nội, là dự án Masteri West Heights nằm trong tổ hợp Vinhomes Smart City hay dự án Masteri Waterfront nằm trong tổ hợp Vinhomes Ocean Park.

Ngoài ra, quỹ dự án mà Masterise đã dày công mua gom trong nhiều năm qua cũng rất đáng nể. Tại TP.HCM, trong số 8 lô đất tách ra từ Khu phức hợp Ba Son ban đầu, ngoại trừ lô VP2, 7 lô còn lại hiện đều thuộc nhóm Masterise, trong đó lô HH5-1 do Công ty TNHH Đầu tư Minh Huy Land quản lý hiện là dự án Grand Marina Saigon, còn các lô HH1, HH2 và HH3 do CTCP Đầu tư bất động sản Supreme quản lý, ba lô HH4-1, HH4-2, HH4-3 có chủ mới là CTCP Đầu tư BĐS Elegance. 

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank
Sau khi đổi tên thành Masterise vào cuối năm 2019, tập đoàn địa ốc của gia đình Chủ tịch Techcombank đã bung ra mạnh mẽ, giới thiệu loạt dự án phân khúc hạng sang.

Masterise cũng đặt chân vào dự án 87 Cống Quỳnh, khi cử đại diện làm Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Golden Hill, đồng thời thu xếp nhiều nghìn tỷ đồng để nhóm chủ cũ tái cơ cấu nợ. 

Xuôi về phía quận Bình Thạnh, Masterise đã mua lại CTCP Phát triển nhà Thanh Đa – chủ đầu tư dự án Cư xá Thanh Đa có diện tích hơn 73.000m2. 

Ở Hà Nội, Masterise đã âm thầm M&A lại dự án 22-24 Hàng Bài từ Tân Hoàng Minh Group. Tập đoàn này cũng đã đặt cọc hàng nghìn tỷ đồng để mua lại một phần dự án Dream City Hưng Yên.  

Những cái tên kể trên dù chưa thể hiện đầy đủ quỹ đất/ dự án của Masterise, song tính sơ bộ cũng đã có tổng vốn đầu tư lên tới nhiều tỷ USD. 

Một số dự án nhỏ trong quá khứ khó có thể là bàn đạp nguồn lực cho sự nổi lên nhanh chóng của Masterise thời gian qua. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ khăng khít giữa tập đoàn này với nhà băng “ruột” Techcombank lại càng trở nên đáng chú ý.

Động lực từ Techcombank

Theo quan sát của Người Đưa Tin, hệ sinh thái Masterise không được tổ chức theo mô hình mẹ con, mà chủ yếu do các cá nhân/ pháp nhân đứng tên sở hữu cổ phần. Mô hình này, dù vô tình hay hữu ý, cũng giúp hệ sinh thái này tránh được hạn mức tín dụng cấp tín dụng, hiện đang ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng đối với một nhóm doanh nghiệp liên quan. 

Cũng theo thống kê của người viết, gần như tất cả các dự án của Masterise đều đang được thế chấp tại Techcombank. Cùng với đó là hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị cổ phần tại các doanh nghiệp dự án và pháp nhân trung gian đang được cầm cố tại nhà băng của Chủ tịch Hồ Hùng Anh.

Cổ phần thế chấp là tài sản đảm bảo bắt buộc và mang tính chất đi kèm, song giá trị tuyệt đối rất lớn phần nào phản ánh quy mô dòng tiền Techcombank đang “nuôi dưỡng” và chảy khắp hệ sinh thái Masterise.

Ở một ví dụ điển hình, tại Khu phức hợp Ba Son, tất cả cổ phần của các cổ đông trong Minh Huy Land, Supreme, Elegance, cùng tất cả cổ phần mà 3 pháp nhân này sở hữu trong các doanh nghiệp dự án, và các hợp đồng hợp tác kinh doanh đều được thế chấp tại Techcombank, với giá trị ngoài 30.000 tỷ đồng.

Dòng vốn của Techcombank không chỉ dồi dào, mà còn rất “rẻ”, phần nào giải thích cho sự nổi lên vượt trội của Masterise thời gian qua.

Phải nhấn mạnh rằng, việc Masterise hợp tác với Techcombank hay TCBS không phải vấn đề tiêu cực, nếu các chỉ tiêu an toàn tài chính theo Luật các Tổ chức tín dụng được tuân thủ (một cách thực chất).

Ở một ví dụ, Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Masterise Dream City Villas từ 21-26/7/2021 đã huy động liên tiếp 3 lô trái phiếu kỳ hạn 1 năm 1 ngày với tổng giá trị lên tới 7.200 tỷ đồng, lãi suất cố định chỉ ở mức 8%/năm. Số tiền khổng lồ thu về được dùng để đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần dự án Dream City Hưng Yên.

Trong khi cũng trong khoảng thời gian này, TCB/TCBS thu xếp trái phiếu cho các đối tác với lãi suất rất cao, như lô 2.300 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Voyage (dự án 87 Cống Quỳnh) là 10,5%/năm cho năm đầu và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ tới 4,3%/năm cho các năm còn lại; hay 15.500 tỷ đồng của bộ ba pháp nhân Osaka Garden, Hoàng Phú Vương, Hoa Phú Thịnh (dự án Global City) có lãi suất lên tới 10,3-12,9%/năm cho kỳ đầu và lãi thả nổi cộng biên độ 3,1-4%/năm cho thời gian còn lại.

Tài chính - Ngân hàng - [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank (Hình 2).
Dòng vốn của Techcombank không chỉ dồi dào, mà còn rất “rẻ”, phần nào giải thích cho sự nổi lên vượt trội của Masterise thời gian qua.

Ngược lại 2 năm về trước, ngày 21/6/2019, Masterise Dream City Villas, khi đó còn có tên Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn, đã phát hành 2 lô trái phiếu, gồm lô 1 giá trị 1.561 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm 1 ngày với lãi suất 8,85%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên (3 tháng) và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 1,45%/năm cho các kỳ còn lại; và lô 2 có giá trị 668 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, lãi suất kỳ tính lãi đầu (3 tháng) là 9,35%/năm, các kỳ sau đó bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 1,42%/năm.

Trái chủ mua trọn 2 lô trái phiếu này chính là Techcombank.

Trong cùng ngày 21/6/2019, Techcombank đồng thời mua 2 lô trái phiếu của một thành viên Masterise Group khác là CTCP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng, với giá trị 593 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm và 1.386 tỷ đồng kỳ hạn 1 năm 1 ngày, với lãi suất giống Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn.

Vào cuối năm 2019, Techcombank tiếp tục mua thêm 2.091 tỷ đồng của Bất động sản Tân Liên Phát Sài Gòn và 2.029 tỷ đồng của Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng, đều có kỳ hạn 1 năm 1 ngày.

Đây không phải những thành viên duy nhất của Masterise Group được TCB/TCBS thu xếp các đợt gọi vốn giá rẻ.

Công ty TNHH Mua bán Nợ Hoà Bình (HBDC) – một thành viên kín đáo trong hệ sinh thái của ông Hồ Hùng Anh trong các ngày 26/5/2021 và 11/10/2021 đã phát hành tổng cộng 750 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, trong đó lô đầu có giá trị 300 tỷ, lãi suất 9%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên (mỗi kỳ 3 tháng) và bằng lãi tham chiếu cộng biên độ 2,78% cho thời gian còn lại; lô thứ hai có giá trị 450 tỷ đồng, có lãi suất 2 kỳ tính lãi đầu tiên (mỗi kỳ 6 tháng) là 8,5%/năm, các năm sau bằng lãi tham chiếu cộng 2,9%.

Đây là mức lãi suất khá thấp, nếu biết rằng cả hai lô trái phiếu này đều không có tài sản đảm bảo.

Hay ở một trường hợp khác, TCB/TCBS ngày 31/10/2018 đã thu xếp phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 14 tháng cho CTCP Phát triển Du lịch Nam Hà. Báo cáo thanh toán gốc lãi thể hiện trong nửa đầu năm 2019, doanh nghiệp này đã thanh toán 146,55 tỷ đồng tiền lãi, trong khi dư nợ gốc lãi đầu và cuối kỳ giữ nguyên; đồng nghĩa với lãi suất lô trái phiếu chỉ vào khoảng 7,6%/năm.

Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Nam Hà là bà Nguyễn Thị Oanh. Nữ doanh nhân sinh năm 1962, nên biết, còn đảm trách Chi nhánh TP.HCM của CTCP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO – một thành viên trong hệ thống Masterise.

Nguồn vốn rẻ, dồi dào cho phép Masterise tham gia thị trường bất động sản với chiến lược đầu tư thứ cấp, không mất thời gian xin thủ tục từ đầu mà chỉ cần mua lại các dự án hoặc một phần đại dự án đã hoàn thành pháp lý.

Và không phải tới khi Masterise thành hình và ra mắt công chúng, tham vọng địa ốc của nhà chủ Techcombank mới thể hiện rõ, mà từ trước đó rất lâu, không chỉ dừng lại ở việc đầu tư vào một số dự án đơn lẻ, ông Hồ Hùng Anh và các cộng sự, một cách kín tiếng, đã đồng hành và “có phần” tại không ít các dự án bất động sản nổi tiếng trên cả nước. Chi tiết sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.


Riêng lẻ

[Chân dung Masterise Group] – Bài 1: Đằng sau mức giá “không tưởng” tại Global City

Thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đã đẩy giá đất trong khu vực lên một mặt bằng mới. Một trong những dự án được hưởng lợi hơn cả là The Global City của Masterise.

Bất động sản - [Chân dung Masterise Group] - Bài 1: Đằng sau mức giá 'không tưởng' tại Global City
Bất động sản - [Chân dung Masterise Group] - Bài 1: Đằng sau mức giá 'không tưởng' tại Global City (Hình 2).

LTS: Thời gian gần đây, Masterise Group nổi lên với hàng loạt dự án bất động sản hàng hiệu đáng chú ý, liên tục mua gom các dự án có vị trí đắc địa như Grand Marina Saigon tại trung tâm Quận 1, Tp.HCM, The Grand Hanoi trên khu đất vàng Hàng Bài, Hà Nội. Hay mới đây nhất là dự án The Global City rộng 117ha, được kỳ vọng sẽ là khu đô thị lõi có hấp lực mạnh ở khu Đông Tp.HCM. 

Để cung cấp thêm góc nhìn về thương hiệu bất động sản cao cấp, hay nguồn vốn giá rẻ chảy vào hệ sinh thái doanh nghiệp có nhiều mối liên hệ với gia đình Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Người Đưa Tin xin giới thiệu loạt bài viết về chân dung Masterise Group.

Nhìn từ Thủ Thiêm

Tháng 12/2021, phiên đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với mức giá trúng lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 đã trở thành một hiện tượng hiếm thấy trên thị trường bất động sản. Số tiền các doanh nghiệp đấu giá cho 4 lô đất tổng cộng là 37.346 tỷ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm.

Tuy vậy, tới nay, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã chính thức bỏ cọc. Thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trước đó đã đấu giá tới 24.500 tỷ đồng, tương đương 2,4 tỷ đồng/m2 tại lô 3-12 có diện tích 10.060m2. 

Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh nhà thương mại Bình Minh – một thành viên kín tiếng liên quan đến tập đoàn bất động sản nổi tiếng phía Bắc cũng đã gửi công văn xin bỏ cọc ở lô 3-9 có diện tích 5.009m2 (số tiền trúng đấu giá 5.026 tỷ đồng)

2 doanh nghiệp còn lại, là CTCP Sheen Mega và CTCP Dream Republic cũng chưa nộp tiền theo mốc ngày 6/2 của cơ quan thuế. Bộ đôi doanh nghiệp này đã bỏ lần lượt 4.000 tỷ đồng và 3.820 tỷ đồng để dành được khu đất 3-8 (8.500m2) và khu đất 3-5 (6.446m2). 

4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm được các doanh nghiệp đấu giá gấp 7-8 lần giá khởi điểm, cao nhất lên tới 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc.

Phiên đấu giá gây ồn ào, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đánh giá lô 3-12 có giá là 2,43 tỷ đồng/m2 cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm là các mức giá quá cao (giá ảo) so với giá đất thực tế hiện nay ngay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thậm chí cao hơn cả giá đất của 3 tuyến đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi (quận 1), nơi có giá đất cao nhất nhưng cũng chỉ khoảng trên 1 tỷ đồng/m2. 

Có quan điểm nhà đầu tư có nhu cầu thực, và sẵn sàng triển khai dự án, nhưng gặp áp lực lớn từ dư luận nên bỏ cuộc; cũng có luồng ý kiến nhận định việc “đẩy” giá đất lên cao sẽ giúp nâng giá trị tài sản thế chấp, cổ phiếu, trái phiếu của một số tập đoàn bất động sản, đặc biệt ở Tp.HCM.

Lý do thực sự chỉ người trong cuộc mới tường minh. Nhưng thực tế là dù Tân Hoàng Minh đã bỏ cọc, và các doanh nghiệp khác chưa nộp tiền, thì mặt bằng bất động sản, đặc biệt tại khu vực Quận 2 (cũ), Tp.HCM đã được nâng lên một tầm giá mới.

Tháng 2/2022, sau phiên đấu giá 2 tháng, cách 4 lô đất đấu giá chỉ chừng 15 phút chạy xe, dự án Global City rậm rịch ra mắt, với giá “rumour” lên tới 400 triệu đồng/m2 đối với shophouse, và chắc hẳn sẽ còn tăng lên trong các đợt ra hàng tiếp theo. 

Mức giá này được đánh giá là rất cao, nếu so với các dự án ngay cạnh, như The Venica của Khang Điền hiện bán thứ cấp khoảng 120-130 triệu đồng/m2, hay Lake View ngay đối diện của Novaland với giá từ 150-200 triệu đồng/m2. 

Global City 

Global City trước đây có tên gọi Khu đô thị Sài Gòn Bình An, là một trong những dự án có quy mô và vị trí đẹp cuối cùng còn sót lại ở trung tâm Tp.HCM. Doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI).

Trong suốt nhiều năm, SDI được biết đến là thành viên của tập đoàn Him Lam. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2021, SDI có tân Chủ tịch HĐQT là bà Mai Thị Kim Oanh, trong khi ông Bùi Đức Khoa là Tổng giám đốc. 2 vị này đồng thời đứng tên người đại diện theo pháp luật của SDI.

Bà Kim Oanh sinh năm 1980, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kế toán, từng công tác tại Savills Việt Nam rồi BĐS Phát Đạt, trước khi gia nhập hệ sinh thái Masterise Group, đảm trách vai trò Kế toán trưởng tại CTCP Đầu tư TCO Việt Nam vào giữa năm 2016, rồi CTCP May thêu Mỹ Sơn vào năm 2018. Từ tháng 3/2020, bà là Trưởng Ban kiểm soát CTCP Tập đoàn Masterise. 

Hiện nay, siêu dự án Global City rộng 117ha được giới thiệu do Masterise Homes phát triển.

Lô đất dự án Global City ngay sát sông Rạch Chiếc, giáp cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

SDI từ 15/12/2021 – 4/1/2022 đã phát hành thành công 6.574,6 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 36 tháng. Bên thu xếp không được công bố, tuy nhiên trong cùng khoảng thời gian này, SDI đã thế chấp nhiều khu đất thành phần trong dự án tại Techcombank. 

Cụ thể, SDI thế chấp tới 28 ô đất gồm: LV1-1;LV1-2; LV1-3; LV1-4; LV1-5; LV1-6; LV1-7; LV1-8; LV2-2; LV2-3,
LV2-4; LV2-5; LV2-12; LV2-13; LV2-14; LK1; LK2; LK3; LK8; LK9; LK10; LK11; LK12; LK13; LK14; LK15; CT3; CT4 tại tại Techcombank Khối KHDN quy mô vừa.

Dự án Sài Gòn Bình An từng được Sacombank định giá lên tới 19.500 tỷ đồng. Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước, mức giá hiện nay chắc hẳn đã tăng cao hơn rất nhiều, và sức ép chi phí vốn cho thương vụ M&A cũng là không hề nhỏ. 

Thực tế này có lẽ giải thích tại sao ngay sau khi thay đổi cấu trúc thương tầng tại SDI, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ngày 30/7/2021 và 4/10/2021 đã thu xếp cho CTCP Osaka Garden, CTCP Hoàng Phú Vương và CTCP Hoa Phú Thịnh phát hành tổng cộng 15.500 tỷ đồng trái phiếu qua 4 đợt, với mục đích đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần dự án Sài Gòn Bình An.

Cả Hoàng Phú Vương, Osaka Garden đều nằm trong top các doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn nhất, với mức lãi suất cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2021 do FiinGroup công bố. Mức lãi suất mà Hoàng Phú Vương (12,9%/năm) và Osaka Garden (13,28%/năm) bỏ xa mặt bằng chung lãi suất hiện nay (8-10%/năm).

Sau nhiều lần đổi chủ, chi phí vốn của dự án đã đội lên đáng kể. Và dù có lợi thế về dòng vốn rẻ với ngân hàng “ruột”, thì nhà phát triển Masterise chắc hẳn vẫn chịu áp lực không nhỏ về tính hiệu quả của dự án. 

Thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, thật trùng hợp, lại giúp đẩy giá đất lên cao, và không ai khác, The Global City là dự án hưởng lợi lớn nhất, không chỉ đảm bảo bài toán lợi nhuận, mà còn nâng cao giá trị tài sản thế chấp tại ngân hàng cấp vốn. 

Không chỉ Global City, dòng vốn rẻ và dồi dào từ Techcombank đã và đang là bệ đỡ để Masterise đặt chân vào nhiều dự án có vị trí “vàng” ở TP.HCM và Hà Nội.

Tại dự án The Spirit of Saigon, đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 5/1/2021 thể hiện Tập đoàn Bitexco không còn là công ty mẹ, sở hữu 100%, mà 3 cá nhân được uỷ quyền nắm giữ phần vốn 7.000 tỷ đồng của doanh nghiệp dự án – Công ty TNHH Saigon Glory là ông Vũ Quang Bảo (30%), ông Trịnh Quang Công (40%), và ông Nguyễn Đức Anh (30%).

Trong đó, ông Nguyễn Anh Đức sinh năm 1977, đã gia nhập CTCP Đầu tư Thảo Điền (tiền thân của Masterise Group) vào đầu năm 2015 với cấp trưởng phòng.

Song song với diễn biến đổi chủ, tiền lớn cũng liên tục đổ vào Saigon Glory. Chỉ trong 2 tháng, từ tháng 6-8/2020, doanh nghiệp này đã hút về tổng cộng 10.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3-5 năm, với sự thu xếp của Techcombank và TVSI.

Tới ngày 20/1/2021, 2 pháp nhân là CTCP Đầu tư Smart Dragon phát hành 1.900 tỷ đồng và CTCP Phát triển BĐS Nhật Quang phát hành 2.150 tỷ đồng. Bên thu xếp lúc này là cặp đôi Techcombank – Chứng khoán Kỹ thương (TCBS).

Tương tự, tại dự án 87 Cống Quỳnh, vào đầu tháng 4/2021, ông Nguyễn Thanh Bình, “người” của Masterise đã tiếp quản vị trí Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp dự án – CTCP Đầu tư Golden Hill. Techcombank và TCBS ngay sau đó đã thu xếp cho Golden Hill phát hành 5.760 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm để thanh toán nợ cũ.

Cùng thời điểm, TCB/ TCBS cũng thu xếp cho CTCP Đầu tư Voyage phát hành 2.300 tỷ đồng trái phiếu. Tổng cộng 2 lô trái phiếu này có giá trị lên tới 8.060 tỷ đồng, xấp xỉ tổng dư nợ gốc các hợp đồng hợp tác đầu tư phải trả của Golden Hill (8.054 tỷ đồng).

Nguồn vốn dồi dào với chi phí rẻ là động lực quan trọng cho sự nổi lên nhanh chóng thời gian qua của Masterise Group, sẽ được Người Đưa Tin đề cập rõ hơn trong bài viết tiếp theo.

Đón đọc >>> [Chân dung Masterise Group] Bài 2: Dòng vốn rẻ thúc đẩy tham vọng địa ốc của nhóm chủ Techcombank

Hoa Liên


Riêng lẻ

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1)

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, phần nội dung cơ cấu lại các TCTD cho thấy về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Theo đó trên cơ sở Nghị quyết 24 và Nghị quyết số 42, ngành Ngân hàng đã triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả việc cơ cấu lại các TCTD gắn liền với XLNX nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản trị của các TCTD.

Bên cạnh đó, năng lực quản trị điều hành của các TCTD cũng từng bước được nâng cao. Hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD được xây dựng theo mô hình 3 tuyến bảo vệ phù hợp với thông lệ quốc tế mới nhất về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

Tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo được xử lý và xóa bỏ; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát. Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm được tăng cường, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các TCTD. Năng lực, nguồn lực của VAMC để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ cũng được nâng cao.

Năm 2020, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2018 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ. 

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; xác định thực trạng sở hữu chéo, nợ xấu, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” và việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội. 

Theo đó, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Theo Thông tư 46/2018 của NHNN, kể từ năm 2021, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng (TCTD) và người có liên quan không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ (VĐL) của TCTD khác.

Việc NHNN yêu cầu rà soát lại các cổ đông lớn sở hữu cổ phần vượt giới hạn nhắm vào các vấn đề truy soát lợi ích nhóm tại các NH là hợp lý. Qua đó, NHNN có thể thấy rõ cơ cấu cổ đông của mỗi NH, xem cổ đông nào là người có thực quyền trong NH và có những người liên quan nào, từ đó có biện pháp chấn chỉnh phù hợp.

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

Bởi vấn đề lợi ích nhóm trong thời gian qua đã gây tổn hại cho ngành NH, đưa nhiều NH vào khủng hoảng do những cổ đông chính núp bóng dưới những người có liên quan. Với quy định này, cơ quan quản lý cần quyết liệt yêu cầu các TCTD thực hiện.

Theo một chuyên gia tài chính, việc cá nhân có thể sở hữu đến 10% cổ phần của TCTD, còn tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 5%, được lý giải cá nhân ít có ảnh hưởng đến các TCTD so với các tổ chức, nên trần tỷ lệ sở hữu của cá nhân cao hơn tổ chức. Phần nữa, các tổ chức có khả năng thao túng nhiều hơn cá nhân, nên trần tỷ lệ sở hữu thấp cũng nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí của các tổ chức.

Đồng thời, cá nhân dù được bầu vào ban quản trị của NHTM chỉ với tư cách là thành viên ban quản trị, không phải với tư cách là đại diện của pháp nhân. Tức cá nhân đó phải hành động vì lợi ích của tất cả cổ đông, không phải chỉ vì lợi ích riêng của pháp nhân được cá nhân đó đại diện. Còn việc NH mua cổ phiếu của NH khác vượt giới hạn quy định do nguyên nhân lịch sử để lại của ngành NH, cũng như do tính tuân thủ quy định của hệ thống NH Việt Nam chưa cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh.

Hay Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 15-1-2018 có nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế SHC, nhưng mới giải quyết được vấn đề hình thức. Chẳng hạn, quy định chủ tịch HĐQT của 1 TCTD không đồng thời là chủ tịch HĐQT của DN khác. Nhưng thực tế quy định này không hiệu quả. Mục đích nhằm tránh lạm quyền của chủ tịch HĐQT, nhưng họ sẽ núp bóng dưới hình thức khác.

Vì thế, kiểm soát NH phải bằng luật, chẳng hạn các chủ tịch HĐQT được phân bổ quyền lực như thế nào, thực thi quyền lực đến mức nào. Đồng thời phải áp dụng quản trị NH theo Basel II, HĐQT không điều hành NH, chỉ đóng vai trò quản trị, định hướng, chiến lược, giám sát, còn ban điều hành thực hiện các hoạt động của NH theo Thông tư 13. Hiện nay vẫn chưa có sự phân định rạch ròi giữa quản trị và quản lý tại các NH.

Việc các tập đoàn tư nhân đầu tư vào ngân hàng được đánh giá là tích cực ở hai khía cạnh, trong bối cảnh NHNN hiện quản lý rất chặt chẽ. Thứ nhất, quá trình thay máu cổ đông mang tới những nhà đầu tư lành mạnh (phải được NHNN chấp thuận), có động lực tái cơ cấu, phát triển ngân hàng; và thứ hai, khi kết hợp giữa hệ sinh thái, tập khách hàng sẽ tạo ra giá trị vượt trội cho cả hai bên, qua đó cũng đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh, thì gần như tất cả các nhà băng tư nhân trong nước hiện nay đều ghi đậm dấu ấn của một tập đoàn/ ông chủ tư nhân, như ABBank – Geleximco; Sacombank, LienVietPostBank – Him Lam; SHB – T&T Group; OCB – Hướng Việt; VPBank – MIK; Techcombank – Masterise; MSB – TNG Holding; HDBank – Sovico; SCB – Vạn Thịnh Phát; Nam Á Bank – Hoàn Cầu; VietBank – Hoa Lâm; Bắc Á Bank – TH Group; VietABank – Việt Phương…

Dù có quy định nhóm cổ đông lớn không được sở hữu quá 20% cổ phần ngân hàng, song từ trước đến nay, các ông chủ nhà băng sẽ không bất ngờ nếu nắm giữ thực tế vượt xa con số này, có thể thấy rõ qua các đại án Trustbank – Hứa Thị Phấn, VNCB – Phạm Công Danh hay Oceanbank – Hà Văn Thắm.

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước những năm trở lại đã siết chặt quản lý điều hành ngân hàng, giúp hệ thống hoạt động minh bạch và “sạch” hơn đáng kể.

Kể từ năm 2008, Việt Nam không cho mở mới ngân hàng, những tờ giấy phép hoạt động, bởi vậy, ngày càng có giá khi các đại gia Việt chưa bao giờ giảm đi khao khát sở hữu một nhà băng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái của họ, hoặc cũng có thể là với mục đích đầu tư.

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1) - Ảnh 1

Trước NCB, không ít trường hợp tương tự khi các tập đoàn lớn đã tìm được đường vào các nhà băng, có thể thấy qua thương vụ Thành Công Group trở thành cổ đông lớn ở Eximbank.

Tại Eximbank, nhà lắp ráp xe Huyndai không phải là tay chơi duy nhất muốn sở hữu nhà băng cỡ vừa này, ngoài ra còn phải kể đến tập đoàn địa ốc lớn ở phía Nam đã từng tiến rất gần đến thương vụ NCB (đã đề cập) cũng bày tỏ sự quan tâm tới Eximbank, cùng với đó là cả Sacombank. Tương tự, đại gia Ninh Bình Nguyễn Đức Thuỵ (“bầu” Thuỵ) thời gian qua cũng thu hút nhiều chú ý khi cùng Thai Holdings đầu tư vào LienVietPostBank.

Ở Saigonbank, ngoài 65% mà Thành uỷ TP.HCM không sớm thì muộn cũng phải thoái vốn, số còn lại được đồn đoán thuộc sở hữu của một nữ đại gia địa ốc hàng đầu Sài Thành. Ở phía Bắc, chủ một ngân hàng khác được cho là cũng đang sở hữu tỷ lệ đáng kể PGBank, trong bối cảnh nhà băng này đã huỷ thương vụ sáp nhập với HDBank.

Rồi mới đây sự xuất hiện của các thủ lĩnh tập đoàn bất động nhảy sang làm kiêm nhiệm giữ vai trò chủ chốt ở các nhà băng càng cho thấy những mối lợi đằng sau câu chuyện này.

Như ông chủ của Sunshine Group sang làm Phó Chủ tịch KienlongBank, nữ tướng của tập đoàn này cũng nhảy vào vị trí Chủ tịch của nhà băng này. Tương tự như Lienvietpostbank và NCB cùng với bóng dáng của Thaiholdings và Sungroup. Trước đó, những mối quan hệ thân quen giữa các lãnh đạo của VPBank – MIK cũng cho thấy được sự thân thiết ở các dự án mà 2 bên này tham gia chung tay như kẻ tung người hứng; hay như mối quan hệ người nhà chằng chịt của của các ông chủ lớn Techcombank – Masterise… (Chi tiết sẽ đăng ở các kỳ sau).

Rõ ràng mối lo ngại bóng dáng nhiều tập đoàn BĐS ẩn hiện sau những chiếc ghế nóng ngân hàng vừa đổi chủ cho thấy, mối quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn BĐS với ngân hàng vẫn hết sức nhạy cảm, phức tạp.

Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo vẫn là vấn đề cần quan tâm bởi quy định hiện hành chưa giám sát hết các mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông lớn.

Điều dễ nhận thấy, các ngân hàng TMCP tư nhân hiện đều có cổ đông lớn là ông chủ, bà chủ của các tập đoàn bất động sản. Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.

Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.

Để giám sát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có (dư nợ này đã bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp phát hành).

Song có thể thấy, quy định trên chưa thể giám sát được hết các quan hệ sở hữu vô cùng phức tạp hiện nay. Lý do là nhiều tập đoàn bất động sản hiện sở hữu hàng trăm công ty con, công ty cháu. Thông qua mạng lưới công ty con, cháu chằng chịt này, một doanh nghiệp rất dễ – vô tình hoặc cố ý vượt hạn mức 15%. Bên cạnh đó, đang xuất hiện các nhóm liên kết mà chủ sở hữu không vi phạm quy định về “người liên quan”, tức ngân hàng có thể cho các nhóm liên kết này vay vượt 25% vốn tự có của mình mà không phạm luật.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao, cho dù sở hữu chéo, về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng của cổ đông lớn và người liên quan.  

Tân Chủ tịch NCB

Tân Chủ tịch NCB

Báo cáo “Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu – sức chống chịu của Việt Nam và kiến nghị” của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, thị trường tài chính Việt Nam ở mức độ rủi ro và sức chịu đựng trung bình – khá.

Trong đó, sức chống chịu của hệ thống NH dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây nhưng áp lực nợ xấu tăng và lợi nhuận giảm do Covid-19 đang là những thách thức khá lớn. Theo Nhóm nghiên cứu, nếu hạch toán đầy đủ các khoản giảm thu từ lãi và các khoản hỗ trợ do cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi Thông tư 01 hết hiệu lực, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể đến 3% cuối năm 2020; 3,5-4% năm 2021 và nợ xấu gộp có thể lên đến khoảng 5-5,5%.

“Rủi ro của lĩnh vực NH Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình – khá (có nguy cơ lên cấp độ 4, dựa trên phương pháp xây dựng ma trận đánh giá rủi ro của IMF). Mức độ rủi ro có thể tăng và sức chịu đựng có thể suy giảm nếu được kích hoạt bởi sự tăng nhanh của nợ xấu trong khi hệ số CAR còn thấp so với khu vực và các nước mới nổi”, Nhóm nghiên cứu nêu.

Lộ trình cơ cấu lại các TCTD cần tiếp tục thực hiện và TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, một mặt cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu tài chính – tiền tệ quốc gia theo hướng công khai, minh bạch, cập nhật và kết nối hơn; xây dựng mô hình quản lý – giám sát rủi ro hệ thống, cơ chế xử lý khủng hoảng tài chính; nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ.

Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực của khu vực NH, hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát triển bền vững. Trong đó, tập trung tái cấu trúc một cách toàn diện, nâng cao năng lực quản trị – tài chính (nhất là hệ số CAR) và quản trị rủi ro theo Basel II, đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc XLNX theo Nghị quyết 42 (cần thiết luật hóa XLNX), thúc đẩy thành lập thị trường mua bán nợ; nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng chống chịu rủi ro của các TCTD.

Đồng thời, quyết liệt thực hiện thành công Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về chiến lược ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Về phía các TCTD, cần chú trọng tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, năng lực quản trị rủi ro, đẩy nhanh tiến trình số hóa gắn với chiến lược kinh doanh mới phù hợp, an toàn và hiệu quả.


Riêng lẻ

Giới chủ bí ẩn của Masterise Group: Người duy nhất xuất hiện là nữ doanh nhân 8X sở hữu số cổ phiếu TCB trị giá gần 3.000 tỷ đồng


Một nhân vật xuất hiện thường xuyên tại các sự kiện quan trọng của Masterise Homes được xem là đại diện cho giới chủ đứng sau công ty bất động sản mới nổi này.

Giới chủ bí ẩn của Masterise Group: Người duy nhất xuất hiện là nữ doanh nhân 8X sở hữu số cổ phiếu TCB trị giá gần 3.000 tỷ đồng

Bà Hương Liên (thứ tư từ phải sang) trong sự kiện ra mắt dự án Grand Marina Saigon tại Hong Kong

Công ty bất động sản mới nổi Masterise Homes vừa cho ra mắt dự án Grand Marina Saigon của mình tại thị trường Hong Kong. Theo Asia Bankers Club, những căn hộ đầu tiên đã được mua với mức giá khởi điểm 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng), giá bán trung bình 18.000 USD/m2 (414 triệu đồng). Mức giá bán này cao hơn đáng kể so với mặt bằng căn hộ hạng sang tại TP HCM, 7.000 USD/m2 (theo CBRE).

Grand Marina Saigon là dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên kết hợp giữa Masterise Homes và Marriott International (thương hiệu khách sạn số 1 thế giới). Dự án có quy mô 4.500 căn hộ siêu sang, trên diện tích 10 ha bên bờ bắc sông Sài Gòn bao gồm: phu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại, đường ven sông, công viên công cộng, bến du thuyền… 

Tòa tháp đầu tiên dự kiến ra mắt vào quý 4 năm sau, phần còn lại của dự án sẽ hoàn thành vào năm 2024. 

Trong cả hai sự kiện mở màn của Grand Marina là buổi chào bán tại Hong Kong (16/3) và lễ động thổ dự án (24/3) bên cạnh đội ngũ điều hành Materise Homes còn có sự xuất hiện của một nhân vật đặc biệt – bà Nguyễn Hương Liên với vai trò là đại diện cho HĐQT Masterise Group.

Bà Nguyễn Hương Liên cùng với ông Trần Quốc Hoài (Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối pháp chế) và ông Jason Turnbull (Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính) cũng là những người đại diện Masterise Homes ký kết hợp tác chiến lược với Marriott International hồi đầu năm nhằm đẩy mạnh phát triển phân khúc bất động sản có thương hiệu tọa lạc tại trung tâm các thành phố lớn. 

Giới chủ bí ẩn của Masterise Group: Người duy nhất xuất hiện là nữ doanh nhân 8X sở hữu số cổ phiếu TCB trị giá gần 3.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bà Hương Liên (đứng thứ hai từ trái sang) trong lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Masterise Homes và Marriott

Theo tìm hiểu, bà Nguyễn Hương Liên (1985) từng có vai trò làm “mối nối” thành lập hàng loạt công ty con trong hệ sinh thái Masterise Group, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels, Công ty TNHH Dịch vụ nghỉ dưỡng Masterise World, Công ty TNHH Môi giới Masterise, Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Bất động sản Masterise Services, Công ty TNHH Môi giới Masterise Agents.

Cả 6 công ty đều được thành lập vào tháng 2/2020, có vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Bà Nguyễn Hương Liên là người đại diện ủy quyền toàn bộ phần vốn góp này, nhưng sau đó đồng loạt chuyển giao lại cho ông Trần Quốc Hoài. 

Giới chủ bí ẩn của Masterise Group: Người duy nhất xuất hiện là nữ doanh nhân 8X sở hữu số cổ phiếu TCB trị giá gần 3.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Bà Hương Liên (ngoài cùng bên phải) tại lễ động thổ dự án Grand Marina Saigon

Nói đây là nhân vật đặc biệt bởi bà Liên chính là vợ của ông Hồ Anh Ngọc (em trai của ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank). Chi tiết này thể hiện rõ hơn tính mật thiết của mối quan hệ giữa thương hiệu bất động sản Masterise và nhà băng Techcombank. Hay nói cách khác, một nhân vật trong gia đình của ông Hồ Hùng Anh đã chính thức lộ diện trong HĐQT Masterise Group.

Bản thân bà Liên là cổ đông tại Techcombank, nữ doanh nhân sở hữu gần 70 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,99% (31/12/2020) – hiện có giá trị thị trường gần 2.800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bà cũng nắm trong tay 6,75 triệu cổ phiếu Tập đoàn Masan, tương đương 0,57% (dữ liệu tính đến 31/12/2017).

Phía ông Hồ Anh Ngọc hiện không còn đảm nhiệm chức danh chính thức nào tại Techcombank, thay vào đó ông đang là Chủ tịch HĐQT của One Mount Group, một công ty con của Tập đoàn Vingroup. Trong quá khứ, ông Ngọc từng có 5 năm làm Phó Chủ tịch tại Techcombank AMC, hai năm rưỡi làm Giám đốc chi nhánh Techcombank. 

Trên thực tế, nhiều nhân sự cốt cán trong Masterise Group đang là người Techcombank. Bà Đỗ Tú Anh (Nguyên Chủ tịch HĐQT) là Giám đốc chi nhánh TP HCM của Chứng khoán Techcom (TCBS). Ngoài ra bà Tú Anh cũng là Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank AMC). 

Ông Trần Quốc Hoài – Phó Tổng giám đốc Masterise Homes cũng đang là pháp chế bán thời gian tại Techcombank AMC. 

Masterise Group – tên cũ là Thảo Điền Investment – là thương hiệu bất động sản mới nổi lên trong những năm gần đây. Với việc xuất hiện tại một loạt dự án đình đám có vị trí đắc địa, Masterise Group cho thấy tham vọng lớn trong phân khúc bất động sản cao cấp. Đầu tháng 3/2021, dự án đình trệ nhiều năm tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh cũng chính thức về tay Masterise.

Ngoài các dự án trên, Masterise hiện còn đang triển khai các dự án Lumiere Riverside (Quận 2), Masteri Centre Point (Thủ Đức – bên trong đại đô thị VinHomes Grand Park), Masteri Waterfront (Gia Lâm – bên trong đại đô thị VinHomes Ocean Park)…


Riêng lẻ

Ba khu đất vàng Sài Gòn bị đề nghị thu hồi đang trong ‘tay’ ai?

Ngoài khu đất 7-9 Tôn Đức Thắng đã được thu giữ, thì hai khu đất còn lại đã được xây dựng các công trình cao tầng đa chức năng và cổ phần, vốn góp được bán cho bên thứ ba nắm quyền khai thác, sử dụng.
1

Địa chỉ 7-9 Tôn Đức Thắng đến nay vẫn là bãi đất trống. Ảnh: XUÂN TIÊN

Đề nghị thu hồi

Như đã đưa tin, VKS Quân sự Trung ương vừa hoàn tất Cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hiến (cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân) và các bị can liên quan đến sai phạm đất đai xảy ra tại ba khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).

Cáo trạng xác định ông Hiến đã không kiểm tra, tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất Quốc phòng (số 2; số 7-9 và 9-11 tổng cộng hơn 7.300 m2 đường Tôn Đức Thắng) vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 939 tỷ đồng.

Để đảm bảo việc khắc phục hậu quả vụ án, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng yêu cầu UBND TP HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường không làm thủ tục phát mại tài sản, mua bán chuyển nhượng, tặng cho đối với ba khu đất quốc phòng này.

Đồng thời, VKS Quân sự Trung ương kiến nghị thu hồi cả ba khu đất vàng này, trên cơ sở bảo đảm lợi ích hợp pháp các bên.

Tất nhiên, đây mới chỉ là đề nghị của cơ quan kiểm sát, còn quyết định cuối cùng thuộc về Toà án. Dù vậy, không như khu đất 7-9 Tôn Đức Thắng (đã bị thu giữ), việc thu hồi hai khu đất còn lại (nếu có phán quyết) chắc hẳn sẽ không dễ dàng, bởi theo Cáo trạng, các khu đất số 2 và 9-11 Tôn Đức Thắng đã được xây dựng các công trình cao tầng đa chức năng và cổ phần, vốn góp được bán cho bên thứ ba nắm quyền khai thác, sử dụng.

Vậy thì bên thứ ba là ai?

Screen Shot 2020-03-24 at 2.57.15 PM

Toà nhà Techcombank Sài Gòn tại 9-11 Tôn Đức Thắng. Ảnh: HUY NGỌC

9-11 Tôn Đức Thắng

Cáo trạng cho biết lô đất số 9-11 Tôn Đức Thắng có diện tích 2.087 m2 được Bộ Quốc phòng giao cho Công ty Hải Thành quản lý. Tháng 10/2006, Công ty Hải Thành ký biên bản ghi nhớ với Công ty Mai Anh thực hiện dự án xây dựng cao ốc đa chức năng tại đây với thời hạn 49 năm. Để thực hiện dự án, hai bên ký hợp đồng liên doanh, thành lập Công ty TNHH Mai Thành, vốn điều lệ 15 triệu USD (Công ty Hải Thành 10% và Công ty Mai Anh góp 90%).

Công ty Mai Anh – bên đầu tiên “vào” dự án 9-11 Tôn Đức Thắng có tên đầy đủ là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mai Anh, được thành lập từ năm 2001, đóng trụ sở tại số 2 Thi Sách, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Mai Anh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, là thành viên của Hoa Lâm Group. Vai trò then chốt của tập đoàn địa ốc đình đám tại dự án 9-11 Tôn Đức Thắng không phải đợi tới cáo trạng liên quan tới cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, mà giới địa ốc Sài Gòn đã rỉ tai nhau từ lâu.

Dù vậy, có lẽ không ít người sẽ bất ngờ khi biết vào thời điểm thành lập doanh nghiệp dự án Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành vào tháng 5/2018 (vốn 1.050 tỷ đồng), thì Mai Anh chỉ góp 26,37%, Hải Thành góp 23,63%; 50% còn lại được sở hữu bởi một nhà đầu tư chưa mấy tên tuổi vào thời điểm đó – CTCP Đầu tư TCO Việt Nam.

Hay nói cách khác, dù Mai Anh được biết đến nhiều hơn với vai trò là bên tích cực nhất để “lấy” dự án, thì TCO Việt Nam mới là nhân vật đóng vai trò chủ đạo tại liên doanh Mai Thành.

Mai Anh thì đã rõ, vậy thì TCO là ai, hay đặt vấn đề chính xác hơn, TCO là của ai? Câu trả lời hãy còn phải chờ phân tích sâu hơn. Song có thể khẳng định để “vào” và được Hoa Lâm Group “nhường” một nửa dự án trên đất vàng 9-11 Tôn Đức Thắng, đứng sau TCO phải là một đại gia có “số má”.

Dữ liệu của thể hiện CTCP Đầu tư TCO Việt Nam thành lập năm 2009, đã tham gia vào một số dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM, đáng kể nhất là hợp tác với Thảo Điền Invest triển khai dự án M-One Sài Gòn quy mô 13.904 m2 tại Bế Văn Cấm, Quận 7, TP.HCM. Tháng 6/2019, Công ty TNHH MTV Tư vấn và Kinh doanh BĐS TCO – công ty con của Đầu tư TCO đã nhận chuyển nhượng 34,6ha tại Khu đô thị Gia Lâm với tổng mức đầu tư của dự án lên tới 11.287 tỷ đồng…

Ở một thương vụ gây chú ý không kém, Công ty TNHH Phát triển dự án Techcom Developer trước khi sáp nhập vào Đầu tư TCO từng cùng một pháp nhân có liên quan là Công ty Quản lý quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) năm 2016 tham gia góp vốn với Vietnam Airlines để hợp tác chuyển đổi Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) thành hãng hàng không SkyViet. Tuy nhiên “giấc mơ bay” của nhóm này sau đó bất thành.

Trở lại với dự án 9-11 Tôn Đức Thắng, không chỉ góp vốn vào doanh nghiệp dự án, TCO Việt Nam và Thương mại Mai Anh ngày 16/12/2009 đã ký thoả thuận hợp tác đầu tư Dự án Cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ tại số 9-11 Tôn Đức Thắng với tổng giá trị gần 2.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích xây dựng 1.917 m2, quy mô 34 tầng nổi, 2 tầng hầm khởi công tháng 4/2011 và hoàn thành 27 tháng sau đó (tháng 7/2013), được thu xếp bởi cả VietBank Chi nhánh TP.HCM lẫn Techcombank Chi nhánh Sài Gòn.

Tháng 2/2018, TCO Việt Nam chuyển nhượng hết cổ phần trong Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành cho bà Nguyễn Thị Thu Hà. Dù vậy đây nhiều khả năng chỉ là nghiệp vụ tái cơ cấu sở hữu, bởi nữ doanh nhân thường trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội có không ít liên hệ tới nhóm chủ của TCO Việt Nam. Đơn cử, vợ chồng bà Thu Hà cùng TCO Việt Nam suốt nhiều năm qua miệt mài mua một khối lượng lớn các bất động sản của Vingroup – đối tác lớn nhất của Techcombank lẫn Thảo Điền Invest.

Hiện nay, toà nhà 9-11 Tôn Đức Thắng đang là trụ sở của Techcombank Sài Gòn.

Screen Shot 2020-03-24 at 2.58.25 PM

Toà nhà VPBank Sài Gòn tại số 2 Tôn Đức Thắng. Ảnh: HUY NGỌC

Số 2 Tôn Đức Thắng

Tại khu đất số 2 Tôn Đức Thắng có diện tích 1.215 m2, Cáo trạng thể hiện tháng 7/2006, ông Nguyễn Văn Hiến ký quyết định giao cho Công ty Hải Thành sử dụng vào mục đích hợp tác liên doanh với Công ty Cảnh Hưng. Sau đó, Công ty TNHH Cảnh Hưng Hải Thành được thành lập với vốn điều lệ 15 triệu USD (Công ty Hải Thành 10%, Công ty Cảnh Hưng 90%).

Theo tìm hiểu, doanh nghiệp dự án Công ty TNHH Cảnh Hưng – Hải Thành được thành lập vào tháng 8/2007, với 12,71% phần vốn thuộc về thành viên Quân chủng Hải quân, trong khi doanh nghiệp tư nhân kín tiếng của Chủ tịch Phạm Duy Tân chi phối tới 87,29%.

Dự án không lâu sau có dấu hiệu gặp khó về nguồn vốn. Liên doanh Cảnh Hưng – Hải Thành tới cuối năm 2010 thậm chí đã đại chúng hoá công ty và xuất hiện trên sàn OTC.

Chỉ ít tháng sau, dự án tháng 4/2011 nhanh chóng tìm được nhà đầu tư mới, khi nhóm cổ đông sáng lập bán 80% cổ phần Cảnh Hưng – Hải Thành cho CTCP Đầu tư Châu Thổ (Delta Corp). Tới tháng 8/2011, từ 103 cổ đông, Cảnh Hưng – Hải Thành chỉ còn 5 cổ đông, gồm Đầu tư Châu Thổ (80%), Hải Thành giữ nguyên 12,71%, Cảnh Hưng co về còn 4,17%, ông Phạm Duy Tân nắm 1,02% và bà Nguyễn Thu Hồng sở hữu 2,1%. Dự án sau đó được giới thiệu với tên gọi thương mại Delta Riverside Tower.

Châu Thổ, nên biết, mang đậm hình bóng của giới chủ VPBank và MIK Group, từng sở hữu dự án Tổ hợp Du lịch Thung lũng Đại Dương có diện tích lên tới 986ha tại TP. Phan Thiết, Bình Thuận, trước khi bán lại cho Novaland tháng 10/2017.

Trở lại với liên doanh Cảnh Hưng – Hải Thành, tới tháng 4/2012, Đầu tư Châu Thổ rút hết cổ phần, nhượng lại toàn bộ phần vốn cho Công ty TNHH Đầu tư Thịnh Vượng Phương Nam, trong một thương vụ mang tính chất nội bộ, khi hai pháp nhân này trên thực tế là cùng một “chủ”. Cơ cấu sở hữu này duy trì cho đến nay.

Sau khi ổn định cơ cấu sở hữu, dự án với dòng vốn từ VPBank nhanh chóng được triển khai trên phần đất có diện tích 2.190 m2, quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm với nhà thầu uy tín Coteccons. Dự án trước khi hoàn thành một lần nữa được đổi tên thành Waterfront Saigon.

Hiện nay, toà nhà số 2 Tôn Đức Thắng còn được biết tới là trụ sở VPBank Sài Gòn.