Thông tin tổng hợp

UnCategories

Riêng lẻ

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1)

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, phần nội dung cơ cấu lại các TCTD cho thấy về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Theo đó trên cơ sở Nghị quyết 24 và Nghị quyết số 42, ngành Ngân hàng đã triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả việc cơ cấu lại các TCTD gắn liền với XLNX nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, quản trị của các TCTD.

Bên cạnh đó, năng lực quản trị điều hành của các TCTD cũng từng bước được nâng cao. Hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD được xây dựng theo mô hình 3 tuyến bảo vệ phù hợp với thông lệ quốc tế mới nhất về quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của Ủy ban Basel.

Tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo được xử lý và xóa bỏ; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát. Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm được tăng cường, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các TCTD. Năng lực, nguồn lực của VAMC để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ cũng được nâng cao.

Năm 2020, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2018 của Ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng có quy mô lớn để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ. 

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; xác định thực trạng sở hữu chéo, nợ xấu, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” và việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội. 

Theo đó, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Theo Thông tư 46/2018 của NHNN, kể từ năm 2021, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng (TCTD) và người có liên quan không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ (VĐL) của TCTD khác.

Việc NHNN yêu cầu rà soát lại các cổ đông lớn sở hữu cổ phần vượt giới hạn nhắm vào các vấn đề truy soát lợi ích nhóm tại các NH là hợp lý. Qua đó, NHNN có thể thấy rõ cơ cấu cổ đông của mỗi NH, xem cổ đông nào là người có thực quyền trong NH và có những người liên quan nào, từ đó có biện pháp chấn chỉnh phù hợp.

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

MIK và VPBank hợp tác với nhau ở nhiều dự án

Bởi vấn đề lợi ích nhóm trong thời gian qua đã gây tổn hại cho ngành NH, đưa nhiều NH vào khủng hoảng do những cổ đông chính núp bóng dưới những người có liên quan. Với quy định này, cơ quan quản lý cần quyết liệt yêu cầu các TCTD thực hiện.

Theo một chuyên gia tài chính, việc cá nhân có thể sở hữu đến 10% cổ phần của TCTD, còn tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 5%, được lý giải cá nhân ít có ảnh hưởng đến các TCTD so với các tổ chức, nên trần tỷ lệ sở hữu của cá nhân cao hơn tổ chức. Phần nữa, các tổ chức có khả năng thao túng nhiều hơn cá nhân, nên trần tỷ lệ sở hữu thấp cũng nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng vị trí của các tổ chức.

Đồng thời, cá nhân dù được bầu vào ban quản trị của NHTM chỉ với tư cách là thành viên ban quản trị, không phải với tư cách là đại diện của pháp nhân. Tức cá nhân đó phải hành động vì lợi ích của tất cả cổ đông, không phải chỉ vì lợi ích riêng của pháp nhân được cá nhân đó đại diện. Còn việc NH mua cổ phiếu của NH khác vượt giới hạn quy định do nguyên nhân lịch sử để lại của ngành NH, cũng như do tính tuân thủ quy định của hệ thống NH Việt Nam chưa cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh.

Hay Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 15-1-2018 có nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế SHC, nhưng mới giải quyết được vấn đề hình thức. Chẳng hạn, quy định chủ tịch HĐQT của 1 TCTD không đồng thời là chủ tịch HĐQT của DN khác. Nhưng thực tế quy định này không hiệu quả. Mục đích nhằm tránh lạm quyền của chủ tịch HĐQT, nhưng họ sẽ núp bóng dưới hình thức khác.

Vì thế, kiểm soát NH phải bằng luật, chẳng hạn các chủ tịch HĐQT được phân bổ quyền lực như thế nào, thực thi quyền lực đến mức nào. Đồng thời phải áp dụng quản trị NH theo Basel II, HĐQT không điều hành NH, chỉ đóng vai trò quản trị, định hướng, chiến lược, giám sát, còn ban điều hành thực hiện các hoạt động của NH theo Thông tư 13. Hiện nay vẫn chưa có sự phân định rạch ròi giữa quản trị và quản lý tại các NH.

Việc các tập đoàn tư nhân đầu tư vào ngân hàng được đánh giá là tích cực ở hai khía cạnh, trong bối cảnh NHNN hiện quản lý rất chặt chẽ. Thứ nhất, quá trình thay máu cổ đông mang tới những nhà đầu tư lành mạnh (phải được NHNN chấp thuận), có động lực tái cơ cấu, phát triển ngân hàng; và thứ hai, khi kết hợp giữa hệ sinh thái, tập khách hàng sẽ tạo ra giá trị vượt trội cho cả hai bên, qua đó cũng đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội.

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay ngoại trừ các ngân hàng quốc doanh, thì gần như tất cả các nhà băng tư nhân trong nước hiện nay đều ghi đậm dấu ấn của một tập đoàn/ ông chủ tư nhân, như ABBank – Geleximco; Sacombank, LienVietPostBank – Him Lam; SHB – T&T Group; OCB – Hướng Việt; VPBank – MIK; Techcombank – Masterise; MSB – TNG Holding; HDBank – Sovico; SCB – Vạn Thịnh Phát; Nam Á Bank – Hoàn Cầu; VietBank – Hoa Lâm; Bắc Á Bank – TH Group; VietABank – Việt Phương…

Dù có quy định nhóm cổ đông lớn không được sở hữu quá 20% cổ phần ngân hàng, song từ trước đến nay, các ông chủ nhà băng sẽ không bất ngờ nếu nắm giữ thực tế vượt xa con số này, có thể thấy rõ qua các đại án Trustbank – Hứa Thị Phấn, VNCB – Phạm Công Danh hay Oceanbank – Hà Văn Thắm.

Thực trạng sở hữu chéo, tuồn vốn cho sân sau từng là “cục máu đông” nhức nhối hệ thống ngân hàng Việt Nam cách đây 1 thập kỷ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước những năm trở lại đã siết chặt quản lý điều hành ngân hàng, giúp hệ thống hoạt động minh bạch và “sạch” hơn đáng kể.

Kể từ năm 2008, Việt Nam không cho mở mới ngân hàng, những tờ giấy phép hoạt động, bởi vậy, ngày càng có giá khi các đại gia Việt chưa bao giờ giảm đi khao khát sở hữu một nhà băng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái của họ, hoặc cũng có thể là với mục đích đầu tư.

Sở hữu chéo ngân hàng nhìn từ thực tiễn hiện nay: Mối lợi và ranh giới luật (Bài 1) - Ảnh 1

Trước NCB, không ít trường hợp tương tự khi các tập đoàn lớn đã tìm được đường vào các nhà băng, có thể thấy qua thương vụ Thành Công Group trở thành cổ đông lớn ở Eximbank.

Tại Eximbank, nhà lắp ráp xe Huyndai không phải là tay chơi duy nhất muốn sở hữu nhà băng cỡ vừa này, ngoài ra còn phải kể đến tập đoàn địa ốc lớn ở phía Nam đã từng tiến rất gần đến thương vụ NCB (đã đề cập) cũng bày tỏ sự quan tâm tới Eximbank, cùng với đó là cả Sacombank. Tương tự, đại gia Ninh Bình Nguyễn Đức Thuỵ (“bầu” Thuỵ) thời gian qua cũng thu hút nhiều chú ý khi cùng Thai Holdings đầu tư vào LienVietPostBank.

Ở Saigonbank, ngoài 65% mà Thành uỷ TP.HCM không sớm thì muộn cũng phải thoái vốn, số còn lại được đồn đoán thuộc sở hữu của một nữ đại gia địa ốc hàng đầu Sài Thành. Ở phía Bắc, chủ một ngân hàng khác được cho là cũng đang sở hữu tỷ lệ đáng kể PGBank, trong bối cảnh nhà băng này đã huỷ thương vụ sáp nhập với HDBank.

Rồi mới đây sự xuất hiện của các thủ lĩnh tập đoàn bất động nhảy sang làm kiêm nhiệm giữ vai trò chủ chốt ở các nhà băng càng cho thấy những mối lợi đằng sau câu chuyện này.

Như ông chủ của Sunshine Group sang làm Phó Chủ tịch KienlongBank, nữ tướng của tập đoàn này cũng nhảy vào vị trí Chủ tịch của nhà băng này. Tương tự như Lienvietpostbank và NCB cùng với bóng dáng của Thaiholdings và Sungroup. Trước đó, những mối quan hệ thân quen giữa các lãnh đạo của VPBank – MIK cũng cho thấy được sự thân thiết ở các dự án mà 2 bên này tham gia chung tay như kẻ tung người hứng; hay như mối quan hệ người nhà chằng chịt của của các ông chủ lớn Techcombank – Masterise… (Chi tiết sẽ đăng ở các kỳ sau).

Rõ ràng mối lo ngại bóng dáng nhiều tập đoàn BĐS ẩn hiện sau những chiếc ghế nóng ngân hàng vừa đổi chủ cho thấy, mối quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn BĐS với ngân hàng vẫn hết sức nhạy cảm, phức tạp.

Một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, sở hữu chéo vẫn là vấn đề cần quan tâm bởi quy định hiện hành chưa giám sát hết các mối quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông lớn.

Điều dễ nhận thấy, các ngân hàng TMCP tư nhân hiện đều có cổ đông lớn là ông chủ, bà chủ của các tập đoàn bất động sản. Mối lợi của các cổ đông này khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải từ việc tăng giá cổ phiếu, hay khoản cổ tức không mấy hấp dẫn của nhà băng. Rất có thể, lợi ích của các ông chủ, bà chủ tập đoàn bất động sản khi trở thành cổ đông lớn của nhà băng là có thể “bẻ lái” tín dụng đến dự án bất động sản sân sau.

Trên thực tế, báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, quan hệ tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng với doanh nghiệp bất động sản sân sau đều có những liên hệ nhất định.

Để giám sát dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có (dư nợ này đã bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp phát hành).

Song có thể thấy, quy định trên chưa thể giám sát được hết các quan hệ sở hữu vô cùng phức tạp hiện nay. Lý do là nhiều tập đoàn bất động sản hiện sở hữu hàng trăm công ty con, công ty cháu. Thông qua mạng lưới công ty con, cháu chằng chịt này, một doanh nghiệp rất dễ – vô tình hoặc cố ý vượt hạn mức 15%. Bên cạnh đó, đang xuất hiện các nhóm liên kết mà chủ sở hữu không vi phạm quy định về “người liên quan”, tức ngân hàng có thể cho các nhóm liên kết này vay vượt 25% vốn tự có của mình mà không phạm luật.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao, cho dù sở hữu chéo, về mặt danh nghĩa đã giảm đi rất nhiều, song giới chuyên gia vẫn lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng của cổ đông lớn và người liên quan.  

Tân Chủ tịch NCB

Tân Chủ tịch NCB

Báo cáo “Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu – sức chống chịu của Việt Nam và kiến nghị” của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, thị trường tài chính Việt Nam ở mức độ rủi ro và sức chịu đựng trung bình – khá.

Trong đó, sức chống chịu của hệ thống NH dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây nhưng áp lực nợ xấu tăng và lợi nhuận giảm do Covid-19 đang là những thách thức khá lớn. Theo Nhóm nghiên cứu, nếu hạch toán đầy đủ các khoản giảm thu từ lãi và các khoản hỗ trợ do cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi Thông tư 01 hết hiệu lực, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể đến 3% cuối năm 2020; 3,5-4% năm 2021 và nợ xấu gộp có thể lên đến khoảng 5-5,5%.

“Rủi ro của lĩnh vực NH Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình – khá (có nguy cơ lên cấp độ 4, dựa trên phương pháp xây dựng ma trận đánh giá rủi ro của IMF). Mức độ rủi ro có thể tăng và sức chịu đựng có thể suy giảm nếu được kích hoạt bởi sự tăng nhanh của nợ xấu trong khi hệ số CAR còn thấp so với khu vực và các nước mới nổi”, Nhóm nghiên cứu nêu.

Lộ trình cơ cấu lại các TCTD cần tiếp tục thực hiện và TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, một mặt cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu tài chính – tiền tệ quốc gia theo hướng công khai, minh bạch, cập nhật và kết nối hơn; xây dựng mô hình quản lý – giám sát rủi ro hệ thống, cơ chế xử lý khủng hoảng tài chính; nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính – tiền tệ.

Cùng với đó, cần tiếp tục nâng cao năng lực của khu vực NH, hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát triển bền vững. Trong đó, tập trung tái cấu trúc một cách toàn diện, nâng cao năng lực quản trị – tài chính (nhất là hệ số CAR) và quản trị rủi ro theo Basel II, đẩy nhanh tháo gỡ vướng mắc XLNX theo Nghị quyết 42 (cần thiết luật hóa XLNX), thúc đẩy thành lập thị trường mua bán nợ; nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng chống chịu rủi ro của các TCTD.

Đồng thời, quyết liệt thực hiện thành công Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về chiến lược ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Về phía các TCTD, cần chú trọng tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, năng lực quản trị rủi ro, đẩy nhanh tiến trình số hóa gắn với chiến lược kinh doanh mới phù hợp, an toàn và hiệu quả.


Riêng lẻ

Nhân tố mới có khiến dự án KĐT Sài Gòn Bình An ‘đổi vận’?


Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai nhiều phạm liên quan đến Dự án Sài Gòn Bình An. Trong khi đó, dự án này vừa được đem ra làm tài sản đảm bảo để phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỉ đồng của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp.).

Vi phạm quy định ĐTM, phê duyệt quy hoạch không đúng trình tự…

Trong bản kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP mà Thanh tra Chính phủ mới ban hành hồi giữa năm 2021 về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; Việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục khác tại TP.HCM có chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến dự án KĐT Sài Gòn Bình An (phường An Phú, TP.Thủ Đức) do SDI Corp. làm chủ đầu tư. 

Theo đó, dự án này được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là Khu liên hợp sân golf – thể thao và nhà ở vào năm 2001. Đến ngày 15/2/2017, Thủ tướng có văn bản chấp thuận cho điều chỉnh thành dự án khu đô thị với tổng diện tích hơn 117ha. 

Kết quả thanh tra cho thấy, ngày 30/11/2015, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 KĐT Sài Gòn Bình An, phường An Phú, Quận 2 (nay là TP Thủ Đức). 

Trong đó, phê duyệt tầng cao xây dựng tối đa là 30 tầng trước khi có văn bản số 305/TC-QC ngày 01/9/2016 của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình là không đúng trình tự, quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 20/2009/NĐ-CP của Chính phủ. 

Ngoài ra, UBND TP.HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ là chưa phù hợp quy định và đảm bảo diện tích đỗ xe được quy định tại điểm 3, khoản 2.8.6, Mục 2.8, Chương II của Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam. 

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, do thay đổi hướng tuyến đường dẫn cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây, dẫn đến việc chồng lấn với ranh giới quy hoạch của dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được Thủ tướng giao đất năm 2001. Trong đó, có 7.228,3m² thuộc dự án được UBND Quận 2 đền bù trước đó nhưng không sử dụng do thay đổi hướng tuyến đường. 

Đồng thời, UBND TP.HCM đã thu hồi 35.773m² đất của dự án được chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng, làm đường. Việc này dẫn đến làm thay đổi diện tích đất của dự án KĐT Sài Gòn Bình An so với quyết định thu hồi và giao đất của Thủ tướng. 

Dự án KĐT Sài Gòn Bình An do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.(TN&MT) 

Tuy nhiên, ngày 28/4/2016, Sở TN&MT TP.HCM có Quyết định số 1038/QĐ-TCMT-CCBVMT phê duyệt ĐTM của dự án là không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định tại khoản 1, Phụ lục số III, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. 

Bên cạnh đó, ngày 15/2/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 224/TTg-CN chấp thuận đầu tư dự án KĐT Sài Gòn Bình An, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra, Sở TN&MT và UBND TP.HCM chưa thực hiện các thủ tục đầu tư và chưa tính, thu tiền sử dụng đất theo quy định. 

Từ đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP.HCM xem xét xử lý đối với các tồn tại, vi phạm. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện xác định để thu tiền sử dụng đất và xử lý các vấn đề còn tồn tại của dự án KĐT Sài Gòn Bình An theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. 

Phát hành trái phiếu thu về 10.000 tỉ đồng, dự án đổi chủ?

Trong khi cơ quan chức năng TP.HCM đang tiến hành các bước thực hiện theo đề nghị của Thanh tra Chính phủ thì thời gian gần đây xuất hiện nhiều thông tin cho thấy dòng tiền lớn tới hơn 10.000 tỉ đồng đang trải qua dự án KĐT Sài Gòn Bình An. 

Theo đó, cả 3 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Hoa Phú Thịnh, Công ty cổ phần Osaka Garden và Công ty cổ phần Phú Hoàng Vương (đều là thành viên trong hệ sinh thái SDI Corp.) vừa công bố kết quả chào bán thành công trái phiếu riêng lẻ, thu về số tiền lần lượt là 3.130 tỉ đồng, 3.400 tỉ đồng và 4.670 tỉ đồng. 

Lô trái phiếu này có kỳ hạn 4 năm, với lãi suất cao nhất thị trường hiện nay khi lên tới 13,65%/năm trong năm đầu tiên, 11%/năm cho năm thứ 2 và bằng mức tham chiếu cộng biên độ 4% cho 2 năm còn lại. 

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là toàn bộ dự án KĐT Sài Gòn Bình An và cổ phần của các cổ đông thuộc SDI Corp.. 

Đơn vị đứng ra thu xếp đợt phát hành lô trái phiếu trên là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS). 

SDI Corp. trước đây được biết đến là thành viên của Tập đoàn Him Lam. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, một tập đoàn địa ốc lớn khác đã thay thế nhóm Him Lam tại SDI Corp.. 

Đến ngày 30/7/2021 SDI Corp. có sự thay đổi nhân sự chủ chốt khi bà Mai Thị Kim Oanh lên nắm quyền Chủ tịch HĐQT. 

Bà Oanh đồng thời cũng là Trưởng ban Kiểm soát của Masterise Group và là cổ đông của Masterise Dream City Villas – thành viên Masterise Group. Đây cũng là doanh nghiệp vừa huy động 5.000 tỷ trái phiếu để đặt cọc cho thương vụ mua một phần đại dự án đô thị tại Hưng Yên. 

Trong khi đó, Masterise Group được biết đến là đơn vị chuyên phát triển các dòng bất động sản “hàng hiệu” với giá đắt đỏ ở Việt Nam như các dự án như Grand Marina Saigon, One Central Saigon… 

Điều đó khiến nhiều người dự báo dự án KĐT Sài Gòn Bình An đang trên đường đổi chủ đầu tư, thuộc về Masterise Group. 

Được biết, hồi tháng 3/2021, dự án KĐT Sài Gòn Bình An đã được khởi công xây dựng sau 20 năm bất động. Nhà thầu thi công dự án được quảng cáo là An Phong Construction và Tường Việt.


Riêng lẻ

Bộ Công an điều tra nội dung tố cáo liên quan đến Công ty Minh Thành Đồng Nai

Bộ Công an đã tiếp nhận, điều tra đơn tố cáo liên quan đến vụ việc sử dụng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để che dấu hợp đồng vay, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản ở Đồng Nai.

Phối cảnh một dự án khu dân cư ở xã An Phước huyện Long Thành, Đồng Nai (nguồn ảnh Homdy.com)

Phối cảnh một dự án khu dân cư ở xã An Phước huyện Long Thành, Đồng Nai (nguồn ảnh Homdy.com)

Ngày 9/11/2020, Bộ Công an có văn bản gửi các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đề nghị tạm dừng biến động liên quan đến cổ phần của Công ty cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án khu dân cư dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành do Công ty Minh Thành Đồng Nai làm chủ đầu tư, để phục vụ điều tra sự việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam có bài viết phản ánh việc Công ty Kim Oanh Đồng Nai có nguy cơ mất trắng dự án nghìn tỷ vì hợp đồng vay nhưng được viết dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần. Khi đối tác “lật kèo” chiếm giữ luôn 100% cổ phần do doanh nghiệp này sở hữu thì dự án tiềm năng có nguy cơ mất trắng.

Trở lại vụ việc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Kim Oanh Đông Nai cho biết, do Công ty có nhu cầu vay vốn nên đã gặp gia đình Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương để vay số tiền 350 tỷ đồng với lãi suất 3%/tháng để trả cho bên chuyển nhượng cổ phần là ông Phạm Hoàng Minh và bà Hồ Thị Diễm Trang.

Bên cho vay đã chuyển tiền cho bên bán là ông Phạm Hoàng Minh và bà Hồ Thị Diễm Trang số tiền 115 tỷ, là số tiền mà Công ty Kim Oanh Đồng Nai phải trả cho các cá nhân này theo cam kết mua cổ phần trước đó. Số tiền còn lại là 235 tỷ đồng được chuyển cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai.

Để đảm bảo cho khoản vay 350 tỷ đồng này, ông Phạm Hoàng Minh và bà Hồ Thị Diễm Trang phải ký hợp đồng chuyển nhượng 50% cổ phần của Công ty Minh Thành Đồng Nai cho bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương và Công ty TCS với giá 115 tỷ đồng; Công ty Kim Oanh Đồng Nai cũng phải ký hợp đồng chuyển nhượng 50% cổ phần của Công ty Minh Thành Đồng Nai cho bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương và Công ty TCS với giá 235 tỷ đồng.

 Thông báo của Bộ Công an

Như vậy, chỉ với 350 tỷ đồng, cho bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương và Công ty TCS đã nắm trọn 100% cổ phần của Công ty Minh Thành Đồng Nai. Thực tế, giá trị của Công ty này được tính bằng giá trị của dự án, cao hơn nhiều lần số 350 tỷ. Từ năm 2017, số cổ phần này đã được bán cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai với giá 530 tỷ đồng.

Việc ngụy trang hợp đồng vay bằng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nên mới có chuyện, giá mua bán năm 2019 chỉ có 350 tỷ trong khí giá mua bán năm 2017 là 530 tỷ đồng. Đây cũng là lý do để giải thích cho việc 50% cổ phần nhưng hợp đồng mua bán giữa bà Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích với vợ chồng ông Phạm Hoàng Minh thì có giá 115 tỷ, còn hợp đồng mua bán 50% cổ phần với Công ty Kim Oanh Đồng Nai lại có giá 235 tỷ.

Và cũng rất không bình thường là sau khi ký hợp đồng bán cổ phần, bên mua lại ký các giấy tờ “cam kết bán lại” cho bên bán. Cả Công ty Kim Oanh Đồng Nai và vợ chồng ông Phạm Hoàng Minh đều ký vào cam kết bán lại này với tư cách là một bên sẽ “mua lại”.

Không những thế, các cam kết bán lại này lần lượt có các thời điểm cách nhau 3 tháng với số tiền chênh lệch đúng bằng khoản tiền lãi 3%/1 tháng của khoản tiền 350 tỷ đồng.

Cụ thể, trong các cam kết bán lại ngày 29/11/2019 và ngày 13/12/2019 với Công ty Kim Oanh Đồng Nai và ông Phạm Hoàng Minh, bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương cam kết bán lại với giá 350 tỷ đồng nếu mua trước ngày 13/2/2020; bán lại với giá 381,5 tỷ đồng (chênh 31,5 tỷ đồng) nếu mua lại trước ngày 13/5/2020 (3 tháng sau); bán lại với giá 413 tỷ đồng (chênh 31,5 tỷ đồng) nếu mua trước 13/8/2020 (3 tháng).

“Cam kết bán lại” với số chênh lệch 31,5 tỷ đồng, tương đương lãi suất 3% tháng của khoản vay 350 tỷ đồng

Theo đại diện Công ty Kim Oanh Đồng Nai, con số 31,5 tỷ đồng chính là khoản tiền lãi 3 tháng của số tiền gốc 350 tỷ đồng theo thỏa thuận trả lãi vay 3 tháng/lần.

Ngày 28/5/2020, một bản cam kết bán lại khác đã được lập ra để bổ sung cho cam kết ngày 13/12/2019. Theo đó, nếu bên bán “mua lại” trước ngày 13/8/2020 thì giá bán là 416,5 tỷ đồng.

Đúng hạn theo cam kết, ngày 12/8/2020, thông qua tài khoản cá nhân của bà Nguyễn Thị Ánh, Công ty Kim Oanh đã chuyển đủ số tiền 350 tỷ đồng tiền gốc vào tài khoản của bà Trần Uyên Phương với nội dung “thực hiện cam kết ngày 28/5/2020”. Người nhận cũng đã xác nhận việc nhận đủ số tiền này.

Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau đó, bà Trần Phương Uyên đã gửi trả lại tài khoản mang tên Nguyễn Thị Ánh và tuyên bố không chấp nhận việc trả tiền mua lại cổ phần này vì lý do là Công ty Kim Oanh Đồng Nai chỉ có quyền mua lại 50% cổ phần; bà Nguyễn Thị Ánh không phải là đại diện của Công ty Kim Oanh Đồng Nai nên không có tư cách chuyển tiền.

Theo đại diện Công ty Kim Oanh, với việc làm này thì bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương và Công ty TCS nghiễm nhiên sở hữu 100% cổ phần của Công ty Minh Thành Đồng Nai với số tiền 350 tỷ đồng còn Công ty Kim Oanh Đồng Nai thực sự bị “mất trắng” tài sản.

Hiện nay, các cá nhân này yêu cầu thực hiện mua lại tại thời điểm 13/11/2020 với giá cao hơn hàng chục tỷ đồng so với thời điểm mà Công ty Kim Oanh Đồng Nai chuyển 350 tỷ đồng để trả nợ và nhận lại cổ phần (ngày 12/8/2020). Như vậy, Công ty Kim Oanh Đồng Nai đã không vi phạm Cam kết bán lại nhưng vẫn bị chèn ép, phải trả một cái giá cao hơn để mua lại số cổ phần đã “bán”.

Theo tài liệu mà Báo Pháp luật Việt Nam đang có, đây không phải là giao dịch duy nhất mà các bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương thực hiện theo phương thức trên. Danh sách các giao dịch tương tự lên đến hàng chục giao dịch, diễn ra trong nhiều năm và đã có thêm đơn tố cáo gửi về Bộ Công an cho rằng họ bị chiếm đoạt tài sản vì hợp đồng cho vay được “ngụy trang” bằng các hợp đồng mua bán tài sản.

Liên quan đến cách thức cho vay được ngụy trang dưới hợp đồng mua bán tài sản là nhà đất, cổ phần, trong thời gian qua, trên khắp mọi miền, nhiều băng nhóm cho vay nặng lãi chuyên sử dụng chiêu thức này nhằm qua mặt cơ quan bảo vệ pháp luật. Vụ việc này cũng cần sớm được làm sáng tỏ.


Riêng lẻ

Số phận những lô đất vàng trong tay Alpha King

Xuất hiện chỉ hơn 2 năm, chủ đầu tư Alpha King nhanh chóng sở hữu nhiều lô đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM. Nhưng hiện các dự án này đều trong cảnh “án binh bất động”.

Giữa năm 2018, Tập đoàn Alpha King – doanh nghiệp địa ốc đến từ Hong Kong – bước vào thị trường Việt Nam với việc ra mắt cùng lúc 3 dự án bất động sản cao cấp tại những vị trí đắc địa của khu trung tâm quận 1, TP.HCM. Các dự án căn hộ với mức giá kỷ lục, chạm mốc 12.000 USD/m2 đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường bất động sản TP.HCM.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, các dự án của Alpha King chỉ ở tình trạng thi công phần móng, một số dự án đã sang tay chủ mới. Theo nguồn tin riêng của Zing, cả 3 dự án của Alpha King đều được chuyển giao cho một chủ đầu tư lớn khác tại Việt Nam là Masterise Group.

DỰ ÁN SIÊU SANG THE CENTENNIAL SAIGON

Ra mắt rầm rộ năm 2018, The Centennial Saigon là dự án “căn hộ triệu USD” nổi tiếng của Alpha King, đánh dấu bước tiến của doanh nghiệp này vào thị trường bất động sản TP.HCM.

Cuối năm 2017, UBND TP.HCM công bố chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Tòa nhà căn hộ – Văn phòng dịch vụ HH5-1 thuộc Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son, chủ đầu tư là Công ty TNHH Hưng Phát Invest Hà Nội. Hưng Phát Invest Hà Nội được thành lập năm 2016 bởi Công ty cổ phần Hùng Thịnh Invest Hà Nội. nhung lo dat vang trong tay Alpha King anh 1

Dự án The Centennial Saigon vẫn chỉ là một tòa nhà dở dang đứng cạnh khu căn hộ Vinhomes Golden River của Vingroup. Ảnh: Chí Hùng. 

Thông qua việc thâu tóm Hùng Thịnh Invest Hà Nội, Alpha King đã trở thành chủ đầu tư dự án trên lô đất HH5-1 diện tích 3.558 m2.

The Centennial Saigon được thiết kế với 46 tầng nổi và 3 tầng hầm ở phân khúc hạng sang với giá bán dao động 8.000-12.000 USD/m2. 

Tuy nhiên, do những khó khăn về thị trường và những vấn đề pháp lý của việc chuyển giao khu đất cảng Ba Son có nguồn gốc là đất quốc phòng nên tiến độ triển khai dự án không đạt được theo kế hoạch. 

Đến tháng 11/2019, Công ty Hưng Phát Invest Hà Nội bất ngờ đổi chủ một lần nữa. Theo đó, Công ty Hùng Thịnh không còn nắm giữ cổ phần, chủ mới là Công ty TNHH đầu tư Minh Huy Land. 

Tài liệu cho thấy Minh Huy Land từng hợp tác với Masterise Group trong dự án Masteri Thảo Điền. Người đại diện pháp luật của Minh Huy Land là bà Nguyễn Thị Minh Thư, cổ đông nắm giữ 25% cổ phần của công ty này có nhiều quan hệ với hệ sinh thái của Masterise Group. 

DỰ ÁN ALPHA CITY 87 CỐNG QUỲNH

Trước khi về tay ông chủ Alpha King, khu đất số 87 Cống Quỳnh đã có 7 năm trong tình trạng “đắp chiếu”. Ban đầu dự án này có tên là Ngân Bình Golden Hill Complex với quy mô hai khối tháp 35 tầng, do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ngân Bình làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công từ năm 2010 nhưng đã ngừng thi công. 

Đầu tháng 4/2017, quyền phát triển dự án được chuyển sang Alpha King. Tên dự án cũ được đổi thành Alpha City với thiết kế thay đổi từ 35 tầng thành 49 tầng, số căn hộ tăng từ 499 căn lên hơn 1.000 căn. 

Dự án nằm trên một khu đất rộng 8.320 m2, tọa lạc tại nút giao giữa đường Nguyễn Cư Trinh và đường Cống Quỳnh, quận 1. Vào thời điểm ra mắt thị trường, chủ đầu tư cho biết dự án thuộc phân khúc nhà ở hạng sang và có giá bán dao động 8.000-9.500 USD/m2, một trong những dự án căn hộ có giá cao nhất tại Việt Nam. Theo kế hoạch được công bố, dự án bàn giao nhà trong quý II/2021.nhung lo dat vang trong tay Alpha King anh 2

Dự án Alpha City tại nút giao Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh (quận 1). Ảnh: Chí Hùng.

Tuy nhiên, do những vướng mắc về pháp lý khiến chủ đầu tư đến từ Hong Kong này không thể tiếp tục phát triển dự án và buộc phải dừng triển khai. Đến nay, khu đất vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn thi công phần móng. 

DỰ ÁN ALPHA TOWN 289 TRẦN HƯNG ĐẠO

Ra mắt cùng thời điểm với Alpha City, dự án Alpha Town tọa lạc tại 289 Trần Hưng Đạo và 74 Hồ Hảo Hớn (quận 1) cũng là một trong những dự án có vị trí vàng. Đây từng là một chung cư xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Năm 2007, UBND TP.HCM điều chỉnh chức năng tại dự án này thành dự án thương mại – dịch vụ – văn phòng, không có chức năng căn hộ ở.

Trước khi Alpha King tham gia, lô đất hơn 4.000 m2 này ban đầu được UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn, sau đó là CTCP Đức Khải và CTCP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group). Trong đó, VIPD Group là một trong những công ty con của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhà phát triển bất động sản nổi tiếng với khối tài sản tại những vị trí đắc địa của khu trung tâm quận 1, TP.HCM. 

Trước khi đổi thành Alpha Town, dự án có tên gọi cũ là Momentum Tower. Sau khi được Alpha King tiếp nhận lại, dự án được phát triển thành tòa nhà văn phòng hạng A với quy mô 35 tầng, dự kiến cung cấp cho thị trường 70.000 m2 sàn văn phòng và hơn 2.300 m2 sàn thương mại. 

Tuy nhiên, dự án đến nay cũng đã ngừng triển khai, được rào chắn ở bên ngoài nhưng bên trong khu đất vẫn là công trường ngổn ngang và không có dấu hiệu xây dựng.


Riêng lẻ

Thân thế đại gia 26 tuổi chi phối công ty vốn 12.600 tỷ

Bến Thành Holdings Group đang đề xuất thực hiện 2 dự án tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư 65.300 tỷ đồng. Chủ sở hữu doanh nghiệp này là bà Đào Ngọc Bảo Phương, sinh năm 1994.2

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex) vừa thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2019 và tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 67%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận 6.700 đồng) vào ngày 28/9 tới. 

Cổ đông cá nhân lớn nhất tại Khahomex là bà Đào Ngọc Bảo Phương sở hữu 2,5 triệu cổ phiếu (17,9% cổ phần) sẽ nhận về số tiền 17 tỷ đồng. Bà Phương chi gần 150 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên của Khahomex cách đây gần 4 tháng. 

Đây chỉ là một trong số những khoản đầu tư lớn của nữ doanh nhân 26 tuổi này.

Sở hữu Bến Thành Holdings Group

Tháng 4 năm nay, Công ty TNHH Tập đoàn Sài Gòn (thành lập năm 2004) đổi tên thành Công ty Cổ phần Bến Thành Holdings Group. Vốn điều lệ doanh nghiệp tăng vọt từ 800 tỷ lên 12.600 tỷ đồng. 

Trong cơ cấu cổ đông sáng lập của Bến Thành Holdings Group, bà Đào Ngọc Bảo Phương góp 60% vốn điều lệ, tương đương 7.560 tỷ đồng. Bà Phương là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. 

Nữ doanh nhân Đào Ngọc Bảo Phương sinh năm 1994, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú ở TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). 

Hai cổ đông còn lại của Bến Thành Holdings Group là Công ty Cổ phần Tập đoàn The One (20% cổ phần) và ông Bùi Ngọc Quý (20%). Trong đó, bà Phương đồng thời là người đại diện pháp luật của The One.Bà Đào Ngọc Bảo Phương chiphối Bến Thành Holdings GroupCơ cấu sở hữu của Bến Thành Holdings GroupĐào Ngọc B…Đào Ngọc B…Tập đoàn The …Tập đoàn The …Bùi Ngọc QuýBùi Ngọc Quý

Đầu tháng 6, Bến Thành Holdings Group đề xuất đầu tư 2 dự án lớn tại tỉnh Quảng Ninh gồm Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng đa năng tại đảo Cái Chiên có quy mô nghiên cứu khoảng 2.550 ha và Khu công nghiệp dịch vụ logistics, công nghệ cao và cảng biển Hải Hà, dự án có quy mô 5.000 ha.

Dự án tại đảo Cái Chiên gồm khu resort giải trí cao cấp quốc tế, bến du thuyền, khu sân golf 18 lỗ và villa, bến tàu tập trung, khu làng sinh thái đa năng, khu nghỉ dưỡng sinh thái và phục hồi sức khỏe, khu du lịch kết hợp với nông nghiệp và dân cư, vùng nông lâm nghiệp hiện hữu. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.100 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong 2,5 năm.

Còn dự án Hải Hà dự kiến gồm các khu chức năng công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp hậu cần, logistics, kho bãi, dịch vụ, khu công nghiệp nhẹ đa ngành; khu du lịch, thương mại, giải trí; cụm dịch vụ khu công nghiệp sạch; khu nhà điều hành, khu nhà ở công nhân và chuyên gia; khu đô thị thông minh, sáng tạo. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58.200 tỷ đồng. Thời gian triển khai dự kiến cũng trong vòng 2,5 năm.

Như vậy, tổng mức đầu tư 2 dự án được công ty thuộc sở hữu của doanh nhân 26 tuổi Đào Ngọc Bảo Phương đề xuất thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh lên tới 65.300 tỷ đồng.

Mối quan hệ với ông chủ Capella

Nữ doanh nhân 9X bắt đầu được nhắc đến từ khi Công ty TNHH Chloe Hospitality tiếp quản khách sạn TajmaSago và nhà hàng Charm Charm vào cuối năm 2018. Hai bất động sản này được ví như toà lâu đài, nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực Cầu Ánh Sao – Hồ Bán Nguyệt của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, trước đó thuộc sở hữu của doanh nhân Hoàng Khải, ông chủ Khaisilk.ben thanh anh 2

Chloe Hospitality mua lại hai lâu đài của Khaisilk năm 2018. Ảnh: KS.

Thời điểm này, Chloe Hospitality mới thành lập 3 tháng. Người đại diện theo pháp luật của công ty là bà Đào Ngọc Bảo Phương. 

Tuy nhiên, chủ sở hữu thật sự của Chloe Hospitality là Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land). Chủ tịch Bến Thành Land là ông Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970). 

Vợ ông Trí, bà Bùi Thị Vân Anh là Tổng giám đốc Chloe Hospitality thời điểm công ty thành lập rồi chuyển giao vị trí cho bà Phương. Tên thương hiệu Chloe Hospitality cũng liên quan con gái của ông Trí – Chloe Nguyễn, một beauty blogger nổi tiếng (tên thật là Nguyễn Cao Quỳnh Anh).

Doanh nhân Nguyễn Cao Trí có học vị tiến sĩ, là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Capella. Tập đoàn của ông kinh doanh đa ngành với hoạt động dịch vụ ăn uống (F&B) là cốt lõi. Capella sở hữu nhiều thương hiệu ẩm thực, nhà hàng, quán bar như San Fu Lou, Sorae, Dì Mai, Air 360 Sky Bar, Chill Sky Bar cùng 3 trung tâm hội nghị tiệc cưới ở TP.HCM.

Ông chủ Capella đồng thời kinh doanh bất động sản (Khu căn hộ The One Saigon), phân phối ôtô Hyundai. Ông Trí cũng lấn sân sang lĩnh vực giáo dục khi đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang.

Ông Nguyễn Cao Trí còn bắt đầu trở thành ông bầu bóng đá từ đầu năm 2020 khi làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển bóng đá Sài Gòn, đơn vị chủ quản của Sài Gòn FC, câu lạc bộ đang dẫn đầu bảng xếp hạng V-League 2020.ben thanh anh 3

Ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Tập đoàn Capella, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang. Ảnh: VLU.

Bà Đào Ngọc Bảo Phương hiện là người đại diện pháp luật của hàng loạt doanh nghiệp như Bến Thành Investment Group, Bến Thành Group, Tập đoàn VNA, Chợ Lớn Capital, AA VinaCapital, Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Văn Lang Bình Thuận, Capella Đồng Nai. Nhiều doanh nghiệp trong số này có sự liên quan với doanh nhân Nguyễn Cao Trí. 

Như tại VNA, bà Phương tham gia góp vốn 10% còn bà Vân Anh, vợ ông Trí, góp vốn 80%. Tại AA Capital và Công ty Đầu tư Văn Lang Bình Thuận, bà Phương tham gia góp vốn cùng Bến Thành Land. Nhiều công ty do bà Phương làm đại diện pháp luật đặt trụ sở ở Bến Thành Tower và The One Saigon, hai tòa nhà thuộc các công ty của ông Trí. Ông Trí có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT Khahomex, doanh nghiệp bà Phương vừa trở thành cổ đông lớn.

Đặc biệt, cơ cấu sở hữu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Văn Lang gợi mở mối liên hệ giữa nữ doanh nhân 26 tuổi và ông Nguyễn Cao Trí. Công ty này thành lập năm 2014 với 3 cổ đông góp vốn là bà Bùi Thị Vân Anh (40%), bà Đào Ngọc Bảo Phương (30%) và ông Nguyễn Cao Đức (40%).Cơ cấu sở hữu Tập đoàn Giáodục Văn LangBùi Thị Vân AnhBùi Thị Vân AnhNguyễn Cao ĐứcNguyễn Cao ĐứcDương NgọcBảo PhươngDương NgọcBảo Phương

Bà Phương và ông Đức có cùng địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú tại TP Đà Lạt. Ông Nguyễn Cao Đức sinh năm 1977, là em ruột của ông Nguyễn Cao Trí. Em trai ông Trí hiện là tổng giám đốc Công ty Capella Entertainment.


Riêng lẻ

Đường về Hoàng Huy Group của ‘đất vàng’ 150 Tô Hiệu

Hoàng Huy Group là cái tên đủ uy tín và tiềm lực để kỳ vọng về một sự thành công của dự án 150 Tô Hiệu, Hải Phòng.

Kinh doanh khởi sắc, chuyển hướng địa ốc

CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) vừa công bố báo cáo tài chính niên độ 2019.

Năm tài chính kết thúc tại ngày 31/3/2020 có thể xem là một năm thành công với Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ cùng các cộng sự. Doanh thu trong năm đạt 2.237 tỷ đồng, tăng 170% so với năm 2018. Lãi sau thuế theo đó tăng 2,2 lần lên 631,9 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 1.787 đồng.

Đáng chú ý, trong khi vốn cổ phần vẫn giữ nguyên ở 3.630 tỷ đồng, thì tổng tài sản đã tăng mạnh 37%, tương đương gần 2.350 tỷ đồng lên 8.656 tỷ đồng – khẳng định vị thế của tập đoàn tư nhân số 1 Hải Phòng.

Tổng tài sản tăng mạnh là chỉ dấu cho thấy TCH đang tiến bước mạnh mẽ vào mảng bất động sản. Tới cuối năm tài chính, hàng tồn kho của TCH tăng gần 1.900 tỷ đồng lên 3.680 tỷ đồng, trong đó tới 70% (2.578 tỷ đồng) là bất động sản, lớn nhất là dự án cải tạo chung cư cữ HH3, HH4 Đồng Quốc Bình (974 tỷ đồng); dự án Hoàng Huy Riverside (512 tỷ đồng); toà nhà Gold Tower Nguyễn Trãi (480 tỷ đồng); dự án Hoàng Huy Mall (328 tỷ đồng).

Như đã đề cập, TCH đang là nhà đầu tư đi đầu trong mảng cải tạo chung cư cũ ở Hải Phòng. Doanh nghiệp này đã ký hợp đồng BT với Hải Phòng để xây dựng 2 toà chung cư, đổi lại là 7 lô đất với tổng diện tích 99ha trên địa bàn. Trong đó có nhiều khu đất công sản có vị trí đắc địa, như nhà máy đóng tàu Sông Cấm 5,1ha, trụ sở cũ UBND Quận Hồng Bàng 0,8ha tại 42 Lê Đại Hành, trụ sở cũ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố 1,1ha tại 22 Phan Bội Châu, trụ sở cũ Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng 0,3ha tại 199 Tô Hiệu…

Nếu được chấp thuận thanh toán toàn bộ 7 khu đất này, TCH sẽ nắm trong tay quỹ đất lên tới 99ha ở Hải Phòng, mở ra dư địa phát triển trong trung và dài hạn, điều kiện rất quan trọng khi tập đoàn của gia đình ông Đỗ Hữu Hạ đang muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Không dừng lại ở các dự án BT, TCH không giấu diếm tham vọng tiếp tục mở rộng quỹ đất bằng các hình thức khác.

Theo dữ liệu, TCH ngày 4/11/2019 đã mua 99,98% cổ phần của CTCP Đầu tư Tô Hiệu, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với tổng giá phí 208,4 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở Thông tin & Truyền thông TP. Hải Phòng, Đầu tư Tô Hiệu gần nửa tháng trước đó, vào ngày 22/10/2019 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu đất 150 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân.

100999158_254562799192067_5702259265209630720_n

Khu đất 150 Tô Hiệu đã trải qua hai lần đổi chủ. Ảnh: CTV

Thương vụ ít biết 150 Tô Hiệu

Dữ liệu thể hiện CTCP Đầu tư Tô Hiệu được thành lập tháng 8/2017, vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đặt trụ sở ngay tại 150 Tô Hiệu. Ba cổ đông sáng lập là ông Đặng Ngọc Hùng (30%), ông Đinh Bá Dương (40%) và ông Đào Hữu Dương (30%). Các cá nhân này đều có liên hệ tới một tập đoàn hoạt động đa ngành.

Tập đoàn này cũng là bên đầu tiên “vào” đất vàng 150 Tô Hiệu. Cụ thể, khu đất rộng 10.952m2 tại 150 Tô Hiệu trước đây là trụ sở của CTCP Cơ khí Chế tạo Hải Phòng (CKH) – một thành viên của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (Bộ Công thương).

Ngày 13/8/2015, CKH ký hợp đồng với tập đoàn đang đề cập về việc di dời Nhà máy Cơ khí chế tạo Hải Phòng từ 150 Tô Hiệu về Km 89, Quốc lộ 5 mới, xã Nam Sơn, huyện An Dương; đồng thời CKH nhượng lại quyền thuê đất tại Tô Hiệu cho đối tác để xây dựng dự án bất động sản thương mại trên khu đất nhà máy cũ.

Theo hợp đồng, kết quả kinh doanh của dự án sẽ được phân chia cho mỗi bên tương ứng theo tỷ lệ số tiền thực góp.

Cuối năm 2016, đối tác đã chuyển cho CKH 49,5 tỷ đồng để thực hiện di dời nhà máy. Ngày 10/12/2017, hai bên ký hợp đồng về việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện di dời nhà máy Cơ khí chế tạo Hải Phòng. Trong năm 2017, CKH đã bán toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc tại 150 Tô Hiệu và chuyển nhà máy, trụ sở về địa điểm mới. Thương vụ này giúp CKH ghi nhận khoản thu nhập khác lên tới 36 tỷ đồng trong năm.

Dù vậy, phải tới tháng 11/2018, UBND TP. Hải Phòng mới có Quyết định thu hồi khu đất số 150 Tô Hiệu đối với CKH. Tròn một năm sau, dự án này tháng 11/2019 đã được Hải Phòng giao cho chủ mới – chính là tập đoàn đối tác của CKH.

Gần như cùng thời điểm, hàng nghìn mét vuông đất vàng Tô Hiệu đã được sang tay cho TCH với hình thức “thay ruột” doanh nghiệp dự án. Hoàng Huy Group, với uy tín cũng như tiềm lực của mình được kỳ vọng sẽ giúp dự án 150 Tô Hiệu sớm hồi sinh sau 4 năm nằm “trên giấy”.


Riêng lẻ

Rót hàng chục ngàn tỷ đồng vào các dự án BOT, lãnh đạo Vietinbank có ngồi trên đống lửa?

Riêng tại các dự án BOT của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (UPCoM: HHV), Vietinbank đang dư nợ khoảng 19 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý I/2020 của HHV báo lỗ 25,5 tỷ đồng trước thuế.

Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank.

Nợ dưới tiêu chuẩn tăng gần 8 ngàn tỷ đồng trong quý

Liên tiếp trong 6 quý của năm 2018 – 2019 và 2 quý gần đây, các Báo cáo tài chính mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) công bố cho thấy nợ xấu liên tục duy trì mức tăng chóng mặt lên tới hàng nghìn tỉ đồng chỉ sau một quý.

Cụ thể theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I và quý II/2018 được VietinBank công bố, tổng nợ xấu của Ngân hàng này tăng mạnh từ 9.011 tỉ đồng thời điểm cuối năm 2017 lên 10.295,5 tỉ đồng vào cuối quý I/2018 và tiếp tục leo thang lên đỉnh mới 11.227,7 tỉ đồng vào thời điểm ngày 30/6/2018.

Nợ xấu của VietinBank ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý III và quý IV/2018 tiếp tục tăng lên 12.127,1 tỉ đồng và chạm mốc 13.517,5 tỉ đồng vào thời điểm cuối năm 2018. Như vậy, chỉ trong vòng vỏn vẹn một năm, tổng số nợ xấu của Vietinbank tăng thêm tới hơn 4.506,5 tỉ đồng và tương đương mức tăng tới trên 50% so với thời điểm đầu năm.

Bước sang năm 2019, tổng số dư nợ xấu của VietinBank thực sự phồng to và tăng lên mức kỷ lục 15.962,2 tỉ đồng trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 mà Ngân hàng này công bố. Dù có mức giảm nhẹ trong các tháng sau, con số nợ xấu mà VietinBank công bố tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 lại tiếp tục tăng thêm hơn 1.056,3 tỉ đồng so với thời điểm giữa năm 2019.

Được biết thời kỳ Vietinbank chi nhánh Hà Nội ký hợp đồng giải ngân cho Công ty Đèo Cả vay khoảng 10 ngàn tỷ đồng (năm 2013), Giám đốc chi nhánh lúc đó là ông Trần Minh Bình – hiện là Tổng giám đốc Vietinbank.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 mà VietinBank công bố ghi nhận dư nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng này cũng tiếp tục tăng thêm 1.483,3 tỉ đồng so với con số được cập nhật trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019, lên mức 8.831 tỉ đồng. Theo đó, so với con số tổng nợ xấu tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 là 14.065,7 tỉ đồng, dư nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm đến 62,7%.

Tại báo cáo tài chính quý I/2020, tuy số nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh từ hơn 7 ngàn tỷ đồng về mức 4,6 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên “nợ dưới tiêu chuẩn” (nằm trong nhóm “nợ xấu”) lại tăng lên khủng khiếp, từ 2 ngàn tỷ đồng (cuối năm 2019) lên mức 9,7 ngàn tỷ đồng(ngày 31/3/2020). Kết thúc báo cáo tài chính quý 1/2020, tổng “nợ xấu” nội bảng mà Viettinbank là 16,9 ngàn tỷ đồng.

Chưa kể khoản nợ xấu ngoại bảng tại VAMC của Vietinbank được cho là lên tới hơn 40 ngàn tỉ đồng.

Rót 19 ngàn tỷ đồng vào BOT, Vietinbank có sốt ruột

Ông Nguyễn Trần Mạnh Trung, sinh năm 1983 được bổ nhiệm làm Giám đốc Vietinbank chi nhánh Hà Nội từ tháng 7/2015 đến nay.

Theo chia sẻ của ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank trên báo chí, đối với các khoản nợ BOT, chủ tịch VietinBank cho rằng đây là lĩnh vực đầu tư quan trọng của Việt Nam, tạo ra động lực tăng trưởng cho đất nước. Là một ngân hàng lớn, VietinBank là một trong những ngân hàng tài trợ dự án cho BOT. Vị lãnh đạo VietinBank chưa tiết lộ con số dư nợ về BOT hiện tại nhưng ông cho rằng nhu cầu vốn cho lĩnh vực BOT của nền kinh tế sẽ còn gia tăng trong thời gian sắp tới, không chỉ trong giao thông mà còn các lĩnh vực khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Vietinbank hiện đang dự nợ tại các dự án BOT của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả gần 19 ngàn tỷ đồng.

Tại khoản vay ngắn hạn, Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng cho Công ty Đèo Cả vay 80 tỷ đồng, theo Hợp đồng số 01/2019, hình thức đảm bảo là: cà vẹt (giấy chứng nhận đăng ký) xe ô tô, sổ đỏ căn hộ; 80 tỷ đồng bằng Hợp đồng tín dụng số 02/2019, hình thức đảm bảo là tín chấp. Tổng 2 khoản vay ngắn hạn (đáo hạn ngày 31/8/2020) là 160 tỷ đồng.

Tại khoản vay dài hạn, Vietinbank chi nhánh Hà Nội cho Công ty Đèo Cả vay tới 18,7 ngàn tỷ đồng.

Cụ thể, tại Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, từ ngày 16/1/2013, Vietinbank chi nhánh Hà Nội đã ký Hợp đồng tín dụng số 01/2013 để cho Công ty Đèo Cả vay 4.359 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là quyền tài sản phát sinh, tài sản hình thành trong tương lai dự án BOT và BT thuộc dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả; quyền khai thác trạm thu phí Ninh An – QL1A.

Ngày 22/10/2013, Vietinbank Hà Nội tiếp tục cho Công ty Đèo Cả vay 5.420 tỷ đồng; tiếp đến, ngày 28/7/2015, Vietinbank chi nhánh Hà Nội ký tiếp hợp đồng số 01/2015 cho Công ty Đèo Cả vay 3.351 tỷ đồng; Hợp đồng số 02/2015 ngày 11/12/2015 là 1.190 tỷ đồng; Hợp đồng số 01/2016 ngày 02/2/2016 là 4.182 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền mà Vietinbank chi nhánh Hà Nội giải ngân cho Công ty Đèo Cả từ năm 2013 – 2016 vào khoảng 18,5 ngàn tỷ đồng.

Tại dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn theo hình thức BOT, Vietinbank chi nhánh Hà Nội tiếp tục giải ngân cho Công ty Đèo Cả vay hơn 10 ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội cũng từng “dính” vụ giải ngân 1.600 tỷ đồng Dự án Mở rộng sản xuất dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên (Tisco II) vào năm 2010 và hiện nay đang “đắp chiếu”, hàng chục lãnh đạo có liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam. Khoản tiền 1.600 tỷ đồng của Vietinbank có nguy cơ mất trắng và hiện đang nằm tại VAMC.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả của “vua đào hầm” Hồ Minh Hoàng báo lỗ sau thuế hơn 26 tỷ đồng trong quý I/2020. Nguyên nhân là do doanh thu không đủ bù đắp chi phí, đặc biệt theo ước tính, công ty của ông Hồ Minh Hoàng phải “gánh” 500 triệu đồng lãi vay mỗi ngày.

Cụ thể, trong quý này, Công ty Đèo Cả gánh tổng cộng gần 135,5 tỷ đồng chi phí tài chính và toàn bộ chi phí này đến từ lãi vay. Đây là số tiền lãi mà Đèo Cả phải trả cho các khoản vay để thực hiện các công trình giao thông quy mô lớn, trong đó chủ yếu là Vietinbank. Tính trung bình Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII) phải trả khoảng 500 triệu đồng tiền lãi vay mỗi ngày.

Được biết thời kỳ Vietinbank chi nhánh Hà Nội ký hợp đồng giải ngân cho Công ty Đèo Cả vay khoảng 10 ngàn tỷ đồng (năm 2013), Giám đốc chi nhánh lúc đó là ông Trần Minh Bình – hiện là Tổng giám đốc Vietinbank.

Tháng 12/2013, ông Trần Minh Bình lên Giám đốc Khối kinh doanh vốn và thị trường Vietinbank thì lần lượt: ông Vũ Trung Thành, ông Nguyễn Đình Vinh (07/2014 – 30/7/2015), ông Nguyễn Trần Mạnh Trung (từ tháng 7/2015 đến nay) làm Giám đốc Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Trước việc kinh doanh ảm đạm, chồng chất khó khăn (một phần nguyên nhân khách quan do đại dịch Covid-19) của “con nợ” Công ty Đèo Cả, liệu lãnh đạo Vietinbank – cụ thể là Chủ tịch HĐQT Lê Đức Thọ và Tổng giám đốc Trần Minh Bình có sốt ruột, lo lắng? Khoản tiền gần 20 ngàn tỷ đồng liệu có an toàn về với Vietinbank hay lại phải chuyển qua nhóm “nợ xấu”?


Riêng lẻ

Gặp người Chỉ huy Tiểu đoàn đánh Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30-4-1975

Tôi tìm đến số nhà 16, khu 14, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, gặp người, nguyên Tiểu đoàn trưởng, chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm và cắm cờ lên nóc Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30, ngày 30-4-1975 lịch sử. Ông Thiều Quang Nông có dáng người thấp, nhỏ, khác với trí tưởng tượng của tôi. Dù đã tuổi 74 nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh, da săn, tóc hói nhiều, đôi sợi bạc. Ông trò chuyện hiền lành, từ tốn. Trước đó hai ngày, tôi đã nhận được một lá thư ông Thiều Quang Nông gửi phát nhanh qua đường bưu điện. Trong thư, ông kể rất chi tiết diễn biến toàn bộ trận đánh chiếm nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Chính nhờ lá thư gửi phát nhanh đó mà tôi cơ bản biết được quá trình binh nghiệp của ông.

Trung tá Thiều Quang Nông, nguyên Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư 320. Ông sinh ngày 7-6-1944 tại thôn Bùi Hạ, xã Yên Phú, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông nhập ngũ tháng 4-1964. Ông trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy nhiều trận đánh vô cùng gay go, ác liệt trên nhiều mặt trận, lập nhiều chiến công. Ông được phong hàm Đại úy, được đề bạt Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư 320 (nay là Sư 390), năm 1972.

Nội dung lá thư ông viết rất chi tiết trận đánh chiếm Bộ tổng tham mưu Ngụy nhưng nhiều chỗ tôi vẫn muốn rõ thêm. Tôi muốn được trực tiếp nghe ông trình bày cụ thể từng vấn đề. Ngoài Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 48, Sư 320, Tiểu đoàn do ông trực tiếp chỉ huy, có còn đơn vị nào cùng được giao nhiệm vụ đánh chiếm Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn nữa hay không? Có mấy đơn vị đánh chiếm, cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy? Có mấy người cắm cờ trên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy? Cắm như thế nào? Có ai chỉ huy cắm cờ không?

Bởi vì, khi đọc lá thư ông gửi phát nhanh cho tôi, có một số chi tiết khác với hai bài báo tôi đọc được trên mạng. Một bài viết về Nguyễn Duy Đông (ở xã Thụy Văn, Thái Thụy, Thái Bình), người cắm cờ trên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy; một bài viết về ông Phùng Văn Bào (ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông Nguyễn Duy Đông ở Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư 320. Ông Phùng Văn Bào lại ở Trung đoàn 28, Sư đoàn 10. Cũng là người cắm cờ trên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn, nhưng thời gian là 10 giờ 30, ngày 30-4-1975? Và ngay bài viết về ông Nguyễn Duy Đông, người dưới quyền trực tiếp chỉ huy của ông Thiều Quang Nông cũng có những chi tiết khác với chính ông Thiều Quang Nông kể.

Ông nhớ lại. Quãng 15, 16-4-1975, Tiểu đoàn 2 đến Đồng Xoài, tỉnh Phước Long. Ở đây, đơn vị được đồng chí Đoàn Trưng, Trung đoàn trưởng, trực tiếp hướng dẫn, giao nhiệm vụ: Xây dựng thao trường, đánh nhà cao tầng. Bộ đội chặt cây to, làm nhà cao tầng mô phỏng mục tiêu tấn công (lúc này Trung đoàn vẫn chưa cho biết đánh Bộ tổng tham mưu Ngụy). Ngày 20-4-1975, đơn vị chuyển sang ngầm Sông Bé. Tại đây, Ban chỉ huy Trung đoàn, cụ thể là đồng chí Đoàn Trưng, đồng chí Thiếu tá Lê Xuân Yến (người Ninh Bình), Chính ủy Trung đoàn, triệu tập cán bộ Tiểu đoàn 2 đến trực tiếp giao nhiệm vụ. (Ông dừng lại nói thêm, hiện tại, ông Lê Xuân Yến đang ở Ninh Bình, số điện thoại là 01673625337; nếu cháu muốn hỏi thêm gì thì điện cho ông ấy. Ông Thiều Quang Nông vẫn gọi tôi bằng cháu). Thành phần triệu tập gồm: Tiểu đoàn trưởng, Thiều Quang Nông; Chính trị viên Tiểu đoàn: Bùi Văn Lung; Tiểu đoàn điều đến dự họp: Tổ trinh sát gồm: Nguyễn Duy Đông, tiểu đội phó; Trịnh Bá Uẩn, Đỗ Xuân Hương (ba người này ở Thái Bình). Về Đại đội có: Lại Đức Lưu, Thiếu úy, Đại đội trưởng, đại đội 5; Trần Đình Nhất, Thiếu úy, Chính trị viên, đại đội 5 (hai người này người Quảng Xương, Thanh Hóa). Đi theo đại đội đến họp có: Nguyễn Văn Tiến (Quảng Xương), trong tổ cắm cờ.

So-489--Sai-Gon-diem-hen---Phan-Thanh-Van
Sài Gòn điểm hẹn – gò kim loại – Phan Thanh Văn.

Nhiệm vụ cụ thể được Trung đoàn trưởng, Đoàn Trưng trực tiếp giao như sau: Tiểu đoàn phải đánh, chiếm và cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy Sài Gòn. Tiểu đoàn 2 không những là tiểu đoàn có nhiệm vụ thọc sâu của Trung đoàn mà là Tiểu đoàn thọc sâu của Sư đoàn 320 và Quân đoàn 1. Sau khi giao nhiệm vụ, Trung đoàn trưởng trực tiếp giao cho Tiểu đoàn trưởng một cán cờ bằng tre, to, chắc, dài khoảng 6 mét; một lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, dài 4,8 mét, rộng 3,4 mét. Tiểu đoàn trưởng và Chính trị viên Tiểu đoàn thay mặt cán bộ, chiến sĩ hứa quyết tâm đánh chiếm bằng được Bộ tổng tham mưu Ngụy và cắm được cờ lên nóc nhà của Bộ tổng tham mưu Ngụy. Cái khó nhất là: Tiểu đoàn không có giao liên dẫn đường; không có bản đồ chỉ dẫn; không biết chính xác vị trí Bộ tổng tham mưu Ngụy ở đâu; không biết lực lượng giặc phía trước nhiều hay ít, bố trí hỏa lực thế nào. Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ, đơn vị đánh địch theo kiểu hành tiến. Tức là vừa hành quân, vừa dò tìm đường, vừa phát hiện địch, vừa đánh địch.

Khi về đơn vị, Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cụ thể đến từng đại đội, cá nhân. Đại đội 5 là đại đội thọc sâu của Tiểu đoàn. Đại đội có nhiệm vụ đánh chiếm, cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy. Đại đội 5 được tăng cường một tổ trinh sát của Tiểu đoàn gồm: Nguyễn Duy Đông, Tiểu đội phó trinh sát; Trịnh Bá Uẩn; Đỗ Xuân Hương (người Thái Bình). Tổ cắm cờ gồm: Nguyễn Đức Lưu, Đại đội trưởng đại đội 5, tổ trưởng; Nguyễn Duy Đông, Tổ phó trinh sát tăng cường; Nguyễn Văn Tiến (người Quảng Xương). Ông nói thêm, Trần Đình Ất (Quảng Xương), Trịnh Bá Uẩn, Đỗ Xuân Hương, được tăng cường sau. Rồi ông khẳng định, tôi nói điều này là chính xác đấy. Đợi ông dừng mạch trình bày, tôi hỏi:

– Thưa ông, Trung đoàn, Tiểu đoàn chắc chắn đánh thắng, vào được Bộ tổng tham mưu Ngụy hay sao mà chuẩn bị cờ, cán cờ, cử tổ cắm cờ chu đáo, cẩn thận thế?

Ông bình thản đáp:

– Khí thế của mình là khí thế chiến thắng. Tây Nguyên đã thắng. Huế đã thắng. Đà Nẵng đã thắng. Khắp nơi đã thắng. Còn một cụm Sài Gòn, năm cánh quân mình vây bốn mặt, làm sao không thắng.

Rồi ông Thiều Quang Nông tiếp tục. Ngày 29-4, Tiểu đoàn 1 đánh Tân Uyên. Sáng 30-4-1975, Tiểu đoàn 2 được lệnh của Trung đoàn trưởng Đoàn Trưng, vượt lên trước Tiểu đoàn 1, chiếm đầu cầu Bình Triệu. Ông Nông ngồi trên một chiếc xe Zin 130 cùng 3 đồng chí trinh sát Tiểu đoàn, 3 đồng chí liên lạc của Tiểu đoàn và một tiểu đội của Trung đội 1, đại đội 5, vượt qua Lái Thiêu tiến vào cầu Bình Triệu. Tại đầu cầu Bình Triệu nhiều xe tăng, xe bọc thép của quân Ngụy vây bọc rất lộn xộn. Cho chiếc Zin 130 dừng lại, ông Thiều Quang Nông nhảy xuống, bước lại chỗ bọn lính ngụy, hô to:

– Những đứa nào lái được xe ở đây?

Có nhiều tiếng đáp: “Em lái được. Em lái được”. Lập tức ông ra lệnh:

– Chúng mày hãy lái dẹp hết các xe tăng, xe bọc thép đang lộn xộn này cho quân Giải phóng vượt cầu.

Bọn chúng ngoan ngoãn làm theo. Ông lại hỏi:

– Bọn mày có đứa nào biết Bộ tổng tham mưu không? – Một tên nhanh nhảu đáp “Em biết”. Ông ra lệnh cho tên vừa nói “Em biết” lái một chiếc xe bọc thép, bánh lốp dẫn đường. Ông ra lệnh bỏ cờ Ngụy quyền Sài Gòn xuống, và lệnh cho Thiếu úy Lại Đức Lưu, Đại đội trưởng đại đội 5 cắm cờ Giải phóng lên xe bọc thép. Trên xe có Tiểu đoàn trưởng Thiều Quang Nông, Đại đội trưởng đại đội 5, Lại Đức Lưu, tổ trinh sát 3 người, đồng chí Tiến liên lạc của đại đội 5, và một số người lính. Ông đưa ra một tấm ảnh chụp ảnh chiếc xe bọc thép có nhiều đồng đội ngồi trên nóc xe. Chỉ vào tấm ảnh cũ, ông bảo, ông là người ngồi thứ hai từ bên trái sang. Quan sát tấm ảnh xong, tôi đặt tờ giấy phô-tô sẵn lên bàn trước mặt ông, lựa lời lên tiếng:

– Thưa ông, bài viết về Nguyễn Duy Đông, đăng trên mạng với tiêu đề “35 năm đi tìm người lính cắm cờ trên nóc Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền” (tác giả Đức Văn, báo Dân Trí, ngày 28-4-2015) lại có nội dung hơi khác với ông kể một chút. Đoạn văn như sau: “Sáng 30-4-1975 lịch sử ấy, tổ mũi nhọn gồm 5 người, trong đó có Tổ trưởng Lại Đức Lưu, tổ phó là ông Đông cùng 3 người khác theo xe tăng vào Lái Thiêu (Bình Dương), phối hợp cùng đơn vị tiến đánh cầu Bình Triệu, nơi Mỹ – Ngụy tập trung đông, quyết tâm bảo vệ cầu, bảo vệ phía Bắc Sài Gòn – Gia Định. Tại đây, quân ta đã tiêu diệt 5 xe tăng địch. Khi xe chỉ huy của ta đối đầu 1 xe thiết giáp của địch, ông Đông đã nhanh chóng xuống xe, chĩa thẳng súng vào xe giặc và hô lớn “Hàng thì sống, chống thì chết”. Từ phía sau, đồng đội ào lên hỗ trợ, khống chế xe thiết giáp, buộc tên giặc phải đầu hàng, bắt chúng quay đầu và dẫn cả đơn vị vào Sài Gòn tiến đánh Bộ tổng tham mưu”.

Tôi đọc xong. Ông Thiều Quang Nông phản ứng gay gắt:

– Nó bịa ra đấy. Làm gì có bắn cái xe tăng nào. Tiêu diệt 5 cái xe tăng của địch là nói bậy. Làm sao có chuyện ông Đông nhanh chóng nhảy xuống xe chĩa thẳng súng vào xe giặc và hô lớn “Hàng thì sống, chống thì chết”? Quân sự chứ trò chơi à? Thiều Quang Nông, Tiểu đoàn trưởng đang ngồi trên xe, chưa ra lệnh, thằng nào dám nhảy xuống? Không có chỉ huy à? Làm cái gì cũng phải có mệnh lệnh chứ. Làm sao mà Nguyễn Duy Đông dám bắt chúng quay đầu và dẫn cả đơn vị vào Sài Gòn tiến đánh Bộ tổng tham mưu Ngụy? Như thế là nói bậy. Diệt 5 chiếc xe tăng cũng là nói bậy. Nói cái gì cũng phải trung thực. Người lính càng phải trung thực.

Lấy lại vẻ bình tĩnh ban đầu, ông kể lại cảnh qua cầu Bình Triệu, nhân dân hai bên đường ra vẫy chào, đón tiếp rất đông. (Sau này ông mới biết, đó là đoạn đường Võ Tánh). Lúc này, từ trên tầng 2, tầng 3, lựu đạn của bọn Ngụy vẫn ném xuống rất dữ dội. Ông cho lính dùng AK bắn ngược lên chống trả. Nhưng để đảm bảo an toàn, ông cho tất cả anh em vào trong xe, tiếp tục chạy. Ít phút sau, tên lính Ngụy cầm lái, cho xe dừng lại bảo:

– Thưa ông! Trước mặt, về phía bên trái là cổng số 2 Bộ tổng tham mưu Ngụy đấy.

Đề phòng cổng có gài mìn, ông Thiều Quang Nông cho tất cả anh em ra khỏi xe. Xong, ông lệnh cho tên lính lái xe bọc thép lao xe vào húc đổ cổng Bộ tổng tham mưu Ngụy. Hai cánh cổng rất lớn. Mỗi cánh cổng sắt rộng chừng 2 mét, dày và nặng. Tên lái xe làm theo. Hai cánh cổng bị húc đổ tung. Chiếc xe bọc thép chạy trước. Đội hình theo xe tiến vào chiếm Hội quán sĩ quan. Đây là bộ phận đầu tiên của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, chiếm Hội quán sĩ quan, Bộ tổng tham mưu Ngụy. Trong khu Bộ tổng tham mưu Ngụy, chúng vẫn bắn rất rát. Tiểu đoàn trưởng Thiều Quang Nông lệnh cho tổ liên lạc, trinh sát bắn yểm trợ đồng chí Lại Đức Lưu vòng bên phải hướng C7, đột nhập vào nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy. Đúng kế hoạch, ta đã chiếm được nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy. Đồng chí Lại Đức Lưu chỉ huy cho tổ cắm cờ gồm: Nguyễn Duy Đông, Nguyễn Văn Tiến lên cắm cờ (Trần Đình Ất, Trịnh Bá Uẩn, Đỗ Xuân Hương đến sau). Vì cán cờ dài nên một lúc mới đưa qua cầu thang được.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Bắc – Nam thống nhất.

– Thưa ông, tôi lại đưa bài viết về Nguyễn Duy Đông ra, trong bài viết về Nguyễn Duy Đông lại có đoạn thế này, xin ông nói rõ ạ. “Qua 40 năm, ông Đông vẫn nhớ từng chi tiết (…) Vào khoảng 11 giờ kém 20 phút ngày 30-4-1975, theo đường Trần Xuân Soạn tiến về đường Hàm Nghi, tiểu đoàn 2 đánh thẳng vào cổng 1 Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Lúc này, cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, tiểu đoàn 2 không thể thọc sâu tấn công được. Theo lệnh của chỉ huy trưởng Thiều Quang Nông, xe bọc thép tiến vào cổng 2 Bộ tổng tham mưu. Hai lô cốt bị tiêu diệt, thừa thắng, xe bọc thép húc tung cánh cổng của Bộ tổng tham mưu tiến vào nội tâm. Lúc này xe tăng của ta và quân Giải phóng đồng thời tiến vào đánh chiếm các mục tiêu quan trọng. Trong đó, xe bọc thép chở đội trinh sát của ông Đông lao thẳng vào tòa nhà 3 tầng cao nhất. Ông Đông nhảy xuống trước, các đồng đội theo sau hỗ trợ (…) Sau khi đủ 5 người, mỗi người một nhiệm vụ (…). Ông Đông mở ba lô lấy cờ, ông Lại Đức Lưu tung cờ, ông Đỗ Xuân Hương lồng cờ vào cán”.

Ông Thiều Quang Nông nhận xét, đoạn ông Đông nói về tổ cắm cờ là đúng. Nhưng các chi tiết khác không đúng. Rồi ông nhắc lại, nói cái gì cũng phải trung thực mới được. Là người lính càng phải trung thực. Tiểu đoàn trưởng ngồi đó mà kể cứ như một mình hành động độc lập ấy.

Ngắt được mạch bài viết liên quan đến Nguyễn Duy Đông, bằng giọng hiền lành, từ tốn vốn có, ông Thiều Quang Nông kể về việc đơn vị thu hồi chiến lợi phẩm trong nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy. Đến hơn 8 giờ tối, Tiểu đoàn cho tổ trinh sát áp xe tới giao toàn bộ hiện vật chiến lợi phẩm thu được cho Trung đoàn.

Tôi xin phép ông đọc một đoạn trong bài viết về ông Phùng Văn Bào, với nhan đề “Câu chuyện chưa kể về người cắm cờ trên nóc Sở chỉ huy Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975” (tác giả Khuất Tưởng, ĐT: 0973938779. Nguồn:https.youtube.com/wtch?v=xec—dNYg00). “Trong trận tiến công mục tiêu BTTM ngụy Sài Gòn, một trong năm mục tiêu quan trọng nhất được Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh giao cho Trung đoàn 28, sư 10 đảm nhiệm(…). Tôi chỉ huy trung đội 2, cử trung đội đội phó Sầm Khôi dẫn tiểu đội 4 đánh bên trái, tôi chỉ huy tiểu đội 6 đánh bên phải theo chiến thuật chữ A. Vừa cơ động vừa luồn lách địch trên đường, nhằm thẳng hướng BTTM ngụy Sài Gòn mà tiến. Đại úy Võ Hùng Kháng, Tham mưu trưởng cùng trung đội vượt lên trước đội hình của Trung đoàn và nhầm vào trung tâm hành quân đối diện BTTM ngụy, nghe Tham mưu trưởng Trung đoàn Võ Hùng Kháng hô: “Bào ơi, BTTM ngụy bên kia kìa”. Ông lệnh cho Sầm Khôi, tiểu đội trưởng tiểu đội 4 ở lại giữ trung tâm hành quân; còn ông và hai tiểu đội cùng tiến vào BTTM Ngụy. Khi vào đến gần cửa số 1, ông gặp một người dong dỏng cao, mặc áo trắng (quần màu gì không nhớ). Ông hỏi: “Đường lên cắm cờ chỗ nào?”, người đó chỉ tay về hướng cầu thang và đưa cho tôi chùm chìa khóa, nói có thể mở được tất cả các phòng. Cử hai chiến sĩ quê Thái Bình canh giữ lối lên xuống tầng thượng rồi cùng đại úy Võ Hùng Kháng, Tham mưu phó Trung đoàn, tiểu đội trưởng Nguyễn Quốc Huân và một chính trị viên (không nhớ tên) cầm cờ trèo lên nóc tòa nhà, vì cờ không có cán, tôi và đồng chí Huân bẻ cột ăng-ten và lấy râu ăng-ten luồn cờ. Khoảng 10 giờ 30 phút, lá cờ Giải phóng của trung đoàn 28, quân đoàn 3 tung bay trên nóc tòa nhà BTTM ngụy Sài Gòn, tại vị trí chính giữa của tòa nhà. Đang loay hoay treo cờ thì có 2 đồng chí của đơn vị Sư 320B lên cùng cắm cờ, họ muốn cắm cờ ở giữa, nhưng tôi và đồng chí Kháng không nhất trí. Sau đó đơn vị bạn cùng cắm cờ Giải phóng bên góc trái tòa nhà, nhìn từ dưới lên. Một tuần sau đó, ông tìm được thanh kiếm của Cao Văn Viên và hộp con dấu trong một tủ đứng bằng sắt”.

Nghe tôi đọc xong và xin giải thích một số chi tiết, giọng ông hùng hồn, mạch lạc cắt giải từng ý đúng với giọng một người chỉ huy quân sự:

Thứ nhất: Giải phóng Sài Gòn có 4 mục tiêu chính: Số 1 là Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn; số 2 là Dinh Độc Lập; số 3 là Đài phát thanh truyền hình; số 4 là Nha cảnh sát. Nhiệm vụ chính của Quân đoàn 1 là đánh chiếm và cắm cờ lên nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy. Nhiệm vụ này, quân đoàn giao cho Sư 320; Sư 320 giao cho Trung đoàn 48; Trung đoàn 48 trực tiếp giao cho Tiểu đoàn 2, do tôi làm Tiểu đoàn trưởng. Vì được Quân đoàn giao nên mới có sự chuẩn bị cờ rất công phu: cán cờ, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng rộng 3,4m, dài 4,8m. Tổ cắm cờ được phân công rất rõ ràng. Còn Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, được phân công chủ yếu đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Vì không được phân công cắm cờ nên đơn vị không có sự chuẩn bị cờ đúng yêu cầu.

Thứ hai: Ông Phùng Văn Bào khi vào đến gần cửa số 1, ông gặp một người dong dỏng cao, mặc áo trắng (quần màu gì không nhớ). Ông hỏi: “Đường lên cắm cờ chỗ nào?”, người đó chỉ tay về hướng cầu thang và đưa cho tôi chùm chìa khóa, nói có thể mở được tất cả các phòng. Khoảng 10 giờ 30 phút, lá cờ Giải phóng của Trung đoàn 28 , Quân đoàn 3 tung bay trên nóc tòa nhà BTTM ngụy Sài Gòn, tại vị trí chính giữa của tòa nhà. Điều này không đúng. Vì tôi còn phải ra lệnh cho tên lính ngụy lái xe bọc thép húc đổ cánh cổng sắt chúng tôi mới vào được. Khi chúng tôi vào Hội quán sĩ quan Ngụy, giặc còn chống trả rất quyết liệt. Làm gì có chuyện đưa chìa khóa dễ dàng thế. Tôi còn ra lệnh bắn yểm trợ cho đồng chí Lại Đức Lưu vòng hướng khác lên cắm cờ. Về việc cắm cờ, như tôi đã nói, do cán cờ dài 6 mét, luồn cầu thang rất khó. Nên mãi mới cắm cờ lên được. Chính lý do đó mà có vài người lính Sư 10 vào sau, nhưng vì cờ nhỏ, bỏ trong túi, không có cán, lên nhanh, đã bẻ râu ăng-ten để cắm cờ. Thử nghĩ xem, cờ cắm trên râu ăng-ten mà tung bay phần phật là không thực tế.

Thứ ba: Về thời gian. Đây là chỗ phi lý. Chúng tôi mở cửa, vào tiếp quản Hội quán sĩ quan Ngụy đầu tiên đã hơn 11 giờ. Cắm được cờ đã 11 giờ 30 phút. Ấy thế mà ông Phùng Văn Bào lại nói ông cắm cờ lúc 10 giờ 30 phút. Ông Bào đã cắm cờ trước chúng tôi một tiếng. Rồi ông Bào lại nói đang loay hoay cắm cờ thì hai người của Sư 320B lên cùng cắm! Đó là mâu thuẫn.

Ông nói tiếp: Với tôi, ai cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30-4-1975 không quan trọng. Ai cắm cờ lên nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy đều là bộ đội Cụ Hồ. Vinh quang của cuộc kháng chiến trước hết thuộc về những người lính bộ đội Cụ Hồ. Tôi chỉ muốn mọi việc phải được rõ ràng. Lịch sử của ai phải được trả về cho người đó. Nói như ông Thiều Quang Nông, nói gì cũng phải trung thực. Người lính càng phải trung thực. Phân tích mọi chi tiết trong các mối quan hệ lôgic đa chiều, tôi tin lời ông Thiều Quang Nông trung thực.

Sau chiến công xuất sắc đánh chiếm Bộ tổng tham mưu Ngụy, ngày 30-4-1975, Tiểu đoàn 2 được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Hai; ông Thiều Quang Nông được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Ba. Năm 1977, ông được đề bạt Tham mưu trưởng Trung đoàn; 1978, được thăng cấp Trung đoàn phó; 1980, về Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Năm 1991, ông Thiều Quang Nông về nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.

Ông tâm sự, trong đời lính, dù có được bao nhiêu bằng dũng sĩ diệt Mỹ, diệt Ngụy, bao nhiêu Huân chương, không có Huân chương nào sánh được với niềm vui, niềm tự hào được làm người lính đánh chiếm Bộ tổng tham mưu Ngụy, được chỉ huy cắm cờ lên nóc nhà Bộ tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn, góp phần chấm dứt đầu rơi máu chảy tang thương, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là tấm Huân chương cao quý nhất, tấm Huân chương hạnh phúc bậc nhất một đời lính.

Nguyễn Minh Khiêm
(Yên Định,Thanh Hóa)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 489


Riêng lẻ

NHÓM ĐẠI BẢO XUÂN VÀ LOẠT GÓI THẦU TỪ DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN


Đại Bảo Xuân và Biển vàng A.D.E.F đã trúng loạt gói thầu từ các doanh nghiệp ngành điện. Bên cạnh đó, Đại Bảo Xuân còn sở hữu 2 khu “đất vàng” liền kề tại trung tâm Tp. HCM.

Loạt gói thầu in ấn của Đại Bảo Xuân

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Đại Bảo Xuân (Đại Bảo Xuân) trong các năm trở lại đây đã trúng nhiều gói thầu của khối doanh nghiệp, đơn vị ngành điện lực, chủ yếu thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trong nước.

Trong đó có thể kể tới các gói thầu như: Cung cấp lịch tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn của Truyền tải điện Bình Thuận – Công ty Truyền tải điện 3 (108,24 triệu đồng); Cung cấp lịch tuyên truyền hành lang an toàn lưới điện quốc gia năm 2018 của Truyền tải điện Đắc Lắk (153,34 triệu đồng); Phát hành lịch tuyên truyền HLAT lưới điện Quốc gia năm 2018 của Truyền tải điện Lâm Đồng (85,69 triệu đồng); Cung cấp sổ tay năm 2018 cho cơ quan EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (227,92 triệu đồng); In lịch phục vụ công tác quảng bá, tuyên truyền bảo vệ lưới điện năm 2017 của Công ty Truyền tải điện 4 (339,75 triệu đồng).

Riêng tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, năm 2015, Đại Bảo Xuân trúng gói thầu “In các loại lịch và túi đựng lịch, sổ, danh bạ và thiếp chúc mừng năm mới năm 2015″ với giá trúng thầu là 1,296 tỷ đồng, chỉ bằng 57% giá gói thầu. Năm 2019, Đại Bảo Xuân còn trúng gói thầu Mua sắm các ấn phẩm phục vụ công tác đối ngoại của tổng công ty này với giá 653 triệu đồng.

Có thể thầy, các gói thầu của Đại Bảo Xuân chủ yếu liên quan tới việc in ấn các ấn phẩm, lịch, phần nào phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chính là “hoạt động thiết kế chuyên dụng” mà doanh nghiệp này đăng ký.

Tháng 5/2018, Đại Bảo Xuân tăng vốn từ 2 tỷ đồng lên 31 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông chủ yếu là các nữ cá nhân bao gồm: Trần Thủy Hương (góp 20,15 tỷ đồng, sở hữu 65% vốn), Vũ Cẩm Ly (góp 4,85 tỷ đồng, sở hữu 15,645% vốn), Nguyễn Thị Kim Anh (góp 4 tỷ đồng, sở hữu 12,903% vốn), Phạm Ngọc Trâm (góp 1 tỷ đồng, sở hữu 3,226% vốn), Bùi Thị Thúy (góp 1 tỷ đồng, sở hữu 3,226% vốn).


Tương tự Đại Bảo Xuân, một doanh nghiệp khác có mối liên hệ là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Quảng cáo Biển Vàng A.D.E.F (viết tắt: Biển Vàng A.D.E.F, hoạt động chính trong lĩnh vực quảng cáo) cũng trúng nhiều gói thầu từ các doanh nghiệp ngành điện thông qua hình thức chào bán cạnh tranh rút gọn trong nước.

Năm 2019, Biển Vàng A.D.E.F đã trúng nhiều gói thầu của loạt doanh nghiệp truyền tải điện.

Cụ thể, doanh nghiệp này đã trúng gói thầu mua sắm các ấn phẩm năm 2019 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc – hạng mục lịch treo tường với giá trúng thầu 991,742 triệu đồng; Cung cấp lịch tuyên truyền năm 2019 của Truyền tải điện Bình Thuận – Công ty Truyền Tải điện 3; In lịch tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện Quốc gia của Truyền tải điện Ninh Thuận,….

Điểm nhấn bất động sản

Bên cạnh hoạt động trong lĩnh vực in ấn, thiết kế, dữ liệu của VietTimes cho thấy, giới chủ của Đại Bảo Xuân còn có mối quan tâm lớn tới lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, ngày 11/5/2018, Đại Bảo Xuân đã ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 bất động sản từ Công ty TNHH Phát triển Địa ốc Minh Mẫn (Địa ốc Minh Mẫn).

Đó là, bất động sản có địa chỉ 2K Hồ Xuân Hương, phường 6, Quận 3, TP.HCM; theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TPHCM cấp ngày 29/06/1996; Hồ sơ gốc số 2202/96-SCT/BS; Đăng ký thay đổi ngày 30/08/2000 và ngày 05/02/2002 tại Sở Địa chính và Nhà đất TPHCM

Và bất động sản tại số 107/61-63 Trương Định, phường 6, Quận 3; theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TPHCM cấp ngày 23/10/1996; Hồ sơ gốc số 4250/96- SCT/BS; Đăng ký thay đổi ngày 12/07/2005 và đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất ngày 13/02/2007 tại Trung tâm thông tin tài nguyên môi trường và Đăng ký nhà đất TPHCM.


Dù khác địa chỉ, song theo ghi nhận thực tế, các lô đất kể trên nằm liền khối với nhau.

Được biết, bất động sản tại chỉ 2K Hồ Xuân Hương chính là tòa nhà căn hộ cho thuê Saigon Apartments, với các căn hộ có diện tích từ 75 – 140m2. Mức giá thuê ngắn hạn mỗi căn từ 120-200 USD/ngày, dài hạn từ 1.350-2.150 USD/tháng. Địa chỉ này chỉ cách chợ Bến Thành, Phố Tây Phạm Ngũ Lão, Bưu điện Trung Tâm khoảng hơn 1km.

Về phần mình, Địa ốc Minh Mẫn sau khi chuyển nhượng các bất động sản cho Đại Bảo Xuân tới đầu năm 2019 đã thực hiện giải thể, với lý do thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp này và Công ty Norfolk Property Group Pty Limited.

Địa ốc Minh Mẫn được thành lập từ năm 2001, có quy mô vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Trong đó, bà Nguyễn Thị Cẩm Phượng (Cam Phuong Nguyen Blackmore) sở hữu 95%, ông Nguyễn Ngôn Hải (SN 1979) sở hữu 5% vốn điều lệ.

Ngoài Địa ốc Minh Mẫn, bà Phượng và ông Hải còn tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Bất động sản An Huy (tháng 7/2018) với số vốn và cơ cấu cổ đông tương tự./.


Riêng lẻ

Bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm có vai trò gì trong việc thâu tóm gần 2.000m2 đất có nguồn gốc quốc phòng?

Theo MINH ANH / SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG  13:13 13/01/2020

Từ khu đất vàng quận 1 (TP Hồ Chí Minh) có nguồn gốc đất quốc phòng với diện tích gần 2.000m2, sau những hợp đồng “góp vốn”, “liên doanh” giữa các doanh nghiệp tư nhân, hiện nơi đây mọc lên tòa nhà “đồ sộ” có tên gọi là Lim Tower, qui mô 2 tầng hầm và 34 tầng nổi.

doanh-nhan-tran-thi-lam-co-vai-tro-gi-trong-viec-thau-tom-gan-2000m2-dat-co-nguon-goc-quoc-phong
Nguồn gốc đất Tòa nhà Lim Tower vốn là đất quốc phòng sở hữu bởi Công ty TNHH MTV Dịch vụ Biển đảo Hải Thành.

Thâu tóm “đất vàng” bằng phương án “góp vốn”

4 khu đất tại số 1-1A-2; 2A-4A; 7-9 và 9-11 Tôn Đức Thắng (Quận 1, Tp. HCM) được Công ty TNHH MTV Dịch vụ Biển đảo Hải Thành (Hải Thành) mang góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại các liên doanh để phát triển dự án bất động sản có nguồn gốc là đất quốc phòng.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Biển đảo Hải Thành (Hải Thành) tiền thân là Công ty kinh doanh dịch vụ nhà khách và du lịch Hải Thành trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải Quân, được thành lập lại theo Quyết định số 581/QĐ-QP ngày 27/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sau khi sát nhập thêm công ty may Hải Thịnh, kể từ năm 2010, Hải Thành bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

doanh-nhan-tran-thi-lam-co-vai-tro-gi-trong-viec-thau-tom-gan-2000m2-dat-co-nguon-goc-quoc-phong
Tảng đá thể hiện vai trò của bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm đối với tòa nhà Lim Tower. 

Công ty Hải Thành đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân giao ký kết với 4 đối tác thành lập các công ty liên doanh để khai thác các khu đất quốc phòng, trước mắt chưa sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng chuyển sang làm kinh tế.

Tuy nhiên, sau đó Hải Thành mang 4 lô đất từ số 1 – 11 Tôn Đức Thắng (Quận 1) để đi góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp.

Cụ thể, vào tháng 5/2008, Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành được thành lập với vốn điều lệ 1.050 tỉ đồng, gồm ba cổ đông là Công ty Hải Thành (23,63%), Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mai Anh (26,37%), và CTCP Đầu tư TCO Việt Nam nắm 50% còn lại.

Về phần mình, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Mai Anh là thành viên của Hoa Lâm Group – một tập đoàn bất động sản lớn ở TP HCM, do bà Trần Thị Lâm làm chủ.

Ngày 16/12/2009, TCO Việt Nam và Thương mại Mai Anh kí thoả thuận hợp tác đầu tư Dự án Cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ tại số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, với tổng giá trị gần 2.000 tỉ đồng. Dự án có diện tích xây dựng 1.917 m2, quy mô 34 tầng nổi, 2 tầng hầm khởi công tháng 4/2011, và hoàn thành 27 tháng sau đó (tháng 7/2013), được thu xếp bởi cả VietBank Chi nhánh TP HCM lẫn Techcombank Chi nhánh Sài Gòn.

Tháng 2/2018, TCO Việt Nam chuyển nhượng hết cổ phần trong Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành cho bà Nguyễn Thị Thu Hà. Dù vậy đây nhiều khả năng chỉ là nghiệp vụ tái cơ cấu sở hữu, bởi nữ doanh nhân thường trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy (Hà Nội) có không ít liên hệ tới nhóm chủ của TCO Việt Nam.

Theo tài liệu phóng viên có được, Công ty TNHH Dịch vụ Mai Thành đã 8 lần thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh (kể từ ngày thành lập 16/5/2008 đến ngày 13/2/2018), địa chỉ tại số 9-11 Tôn Đức Thắng.

ba-tran-thi-lam-chu-tich-tap-doan-hoa-lam-co-vai-tro-gi-trong-viec-thau-tom-gan-2000m2-dat-co-nguon-goc-quoc-phong
Thông tin về Công ty Mai Thành.

Vốn điều lệ của Mai Thành hiện có 1.050 tỷ đồng, trong đó, Công ty Hải Thành chiếm tỷ lệ 23,63% cổ phần (tương đương 248 tỷ đồng); Công ty TNHH Sản xuất – thương mại Mai Anh chiếm tỷ lệ 26,37% cổ phần (tương đương 277 tỷ đồng); bà Nguyễn Thị Thu Hà, thường trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chiếm tỷ lệ 50% cổ phần (tương đương 525 tỷ đồng).

Đại diện pháp luật Công ty Mai Thành là bà Trần Thị Lâm, sinh ngày 20/10/1959, thường trú tại phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Bà Trần Thị Lâm hiện là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm. Ngoài việc sở hữu một phần tòa nhà Lim Tower 1, (9-11 Tôn Đức Thắng), hiện tập đoàn này đang sở hữu tòa nhà Lim Tower 2 (ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Võ Văn Tần, Q3), tòa nhà VietBank, Kingdom 101 tại 334 Tô Hiến Thành, khu dân cư 2-3-4 phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), dự án văn phòng kết hợp khu thương mại căn hộ 1,6ha nằm liền kề khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi và khu du lịch làng Chài ở huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…

Đặc biệt, năm 2008, Hoa Lâm được Thủ tướng Chính phủ giao 37,5ha đất tại khu Tên Lửa quận Bình Tân (TP. HCM) để xây dựng “Thành phố y tế” với 6 bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế và nhiều trung tâm dịch vụ đi kèm phục vụ khu này. Trong đó, có Khu Y tế kỹ thuật cao có tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Hiện, dự án Khu Y tế kỹ thuật cao đang gặp phải những vướng mắc như chuyển đổi bệnh viện sang xây chung cư thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm Aeon …

Ngay cạnh tòa nhà Lim Tower, nhiều cán bộ bị khởi tố

Thông tin trên Báo Tiền Phong tháng 12/2019: Cơ quan điều tra đã chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố Bị can Nguyễn Văn Hiến (nguyên, Đô đốc, Tư lệnh Quân chủng Hải quân – QCHQ) là bị can duy nhất trong vụ án bị đề nghị truy cứu tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

photo1551838911214-1551838911352-crop-1551839006621456084177
Bà Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm.

Theo Cơ quan điều tra, ông Hiến là người đứng đầu QCHQ, quá trình triển khai thực hiện các hợp đồng cho các đối tác thuê đất để làm dự án, đã không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình trong kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện của cán bộ cấp dưới… Hậu quả là QCHQ mất quyền quản lý có thời hạn 3 khu đất số 2, 7-9 và 9-11 đường Tôn Đức Thắng, TPHCM, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

ba-tran-thi-lam-chu-tich-tap-doan-hoa-lam-co-vai-tro-gi-trong-viec-thau-tom-gan-2000m2-dat-co-nguon-goc-quoc-phong
Góp gần 2.000 m2 đất vàng, ngay trung tâm Quận 1 (TP. HCM) nhưng Công ty Hải Thành chỉ sở hữu 23,63% (tương đương 248 tỷ đồng) cổ phần của Công ty Mai Thành.

Ông Hiến là người mà theo Cơ quan điều tra đã ký, phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định, dù rằng việc ông Hiến ký, văn bản trình phê duyệt đã qua các cơ quan tham mưu, đề xuất không đúng.

Đề cập sai phạm của ông Hiến, Cơ quan điều tra cũng cho rằng, do ông Hiến tin tưởng các cơ quan tham mưu, thiếu kiểm tra, xét duyệt. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra ghi nhận ông Hiến thành khẩn khai báo, nghiêm túc nhận trách nhiệm về sai phạm của mình. Đáng lưu ý là: “Quá trình điều tra chưa phát hiện bị can Nguyễn Văn Hiến có động cơ cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tư lợi cá nhân” – kết luận điều tra nêu.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra đã chuyển VKS đề nghị truy tố các bị can là ông Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Bình), Vũ Thị Hoan (Công ty TNHH sản xuất Thương mại Yên Khánh) cùng có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Các bị can Bùi Như Thiềm (sinh năm 1959, ngụ TPHCM), Đoàn Mạnh Thảo (sinh năm 1957, ngụ TP Hải Phòng), Bùi Văn Nga (sinh năm 1956, ngụ TP Hải Phòng) và Trần Trọng Tuấn (sinh năm 1964, ngụ TPHCM) cùng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Câu hỏi đặt ra lúc này, cùng cách thức góp cổ phần, liên doanh, liên kết để “thâu tóm” đất quốc phòng nhưng mới chỉ có doanh nghiệp Đức Bình, Yên Khánh bị khởi tố còn những người đại diện pháp luật Công ty Hải Thành, Mai Thành, Mai Anh, Hoa Lâm vẫn bình yên vô sự? Bà Trần Thị Lâm có vai trò gì trong quá trình thâu tóm khu đất “vàng” gần 2.000m2? Công ty Hải Thành mang khu đất gần 2.000m2 để góp vốn vào Công ty Mai Thành có giá trị 248 tỷ đồng đã được cơ quan có thẩm quyền định giá? Giá trị này có sát với giá thị trường? Gây thiệt hại bao nhiêu cho Nhà nước?


Riêng lẻ

CÂU CHUYỆN NIỀM TIN

TS. Giáp Văn Dương
1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.
Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.
Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.
Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.
Tôi lên tàu điện: không có người soát vé. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi. Thỉnh thoảng họ có đi kiểm tra định kỳ thì cũng rất lịch sự, không gây cho mình cảm giác khó chịu.
Tôi ra siêu thị: không ai bắt tôi phải gửi đồ trước khi vào mua hàng. Không ai kiểm tra chúng tôi khi ra. Họ TÔN TRỌNG và TIN Ở CHÚNG TÔI.
Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. Điều khoản cho biết, nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: nếu chúng tôi bán xe rồi báo mất thì sao? Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên mất một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: tôi tin các anh không làm thế.
Lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự tin tưởng mang tính hệ thống. Một sự tin tưởng cá nhân mạnh mẽ lan tỏa trong toàn xã hội. Chữ Tín được xác lập mà không cần sự có mặt của các loại công chứng bản gốc, chứng thực, xác nhận…
Tôi vỡ ra: À, ra thế. HỌ GIÀU MẠNH VÌ HỌ TIN Ở CON NGƯỜI
2. Mười hai năm sau tôi trở về. Nhiều cái NHƯ xưa. Nhiều cái HƠN xưa. Nhưng cũng nhiều cái TỆ HƠN xưa.
Tôi làm thủ tục nhận đồ mình gửi cho mình. Tên tôi đây. Địa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?
Tôi có làm gì đâu, chỉ là nhận đồ mình gửi cho mình thôi mà sao phức tạp như vậy. Lẽ ra tôi chỉ chờ ở nhà, đúng hẹn công ty vận chuyển sẽ mang đồ đến. Tôi chỉ cần ký xác nhận là xong.
Tôi được giải thích ở Việt Nam mọi thứ cần phải đúng quy trình chứ không đơn giản như vậy.
Tôi ngẫm ra: CÀNG NHIỀU DẤU ĐỎ CÀNG ÍT NIỀM TIN.
3. Tôi đưa gia đình đi siêu thị Big C Long Biên. Niềm vui khi thấy một siêu thị bề thế, nhộn nhịp vừa mới nhen lên thì gặp ngay một chuyện ngỡ ngàng:
Tất cả những ai muốn vào siêu thị đều phải gửi đồ bên ngoài. Con gái tôi có một túi khoác nhỏ để đựng mấy thứ lặt vặt cũng phải niêm phong rồi mới được mang theo.
Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời: Đây là quy định!
Quy định gì? Quy định không được tin nhau.
Câu chuyện có lẽ sẽ chỉ là một phiền toái buồn, nếu không có chuyện sau khi thanh toán, tất cả khách hàng lại bị kiểm tra một lần nữa, và hóa đơn phải được đóng dấu đỏ “đã thanh toán” thì mới được nhân viên an ninh cho ra ngoài.
Chúng tôi tự hỏi: chuyện quái quỉ gì đang xảy ra vậy? Quầy thanh toán có hai nhân viên kiểm tra và tính tiền. Từ quầy thanh toán ra đến cửa ra này chỉ chừng 2 mét, lại không có hàng hóa gì bày bán trên đoạn đường 2 mét đó. Vậy cớ sao phải kiểm tra lại? Cớ sao phải đóng dấu vào hóa đơn thì mới được ra?
Vợ tôi phản ứng dữ dội: Nếu kiểm tra mà không tìm thấy sai sót nào thì các anh có xin lỗi chúng tôi không? Nhưng chúng tôi chỉ nhận được một câu trả lời lạnh lùng: Đây là quy định.
Tôi nhìn những người xếp hàng chờ kiểm tra và đóng dấu hóa đơn. Tất cả đều kiên nhẫn và ngoan ngoãn. Họ có thể làm gì trên đoạn đường dài 2 mét đó để phải chịu cảnh khám xét?
Tôi lặng lẽ quan sát. Rất nhiều người lớn tuổi. Lịch sử như phảng phất qua bộ quân phục cũ. Một vài nụ cười cầu hòa dù chủ nhân không làm gì sai. Một vài ánh mắt lấm lét không có lý do. Nhiều gương mặt cam chịu và chờ đợi cảnh được khám xét.
Tôi cố gắng tìm lý do để biện minh cho việc làm kỳ quái đó, nhưng không thể.
Tôi rút ra kết luận: Nhiều người Việt không tin người Việt. Nhiều người Việt không hiểu rằng mình có quyền phải được người khác tôn trọng.
4. Chúng tôi ra về, nhưng vẫn ám ảnh câu hỏi: Vì sao người Việt không tin nhau? Phải chăng chúng ta đã quen sống trong một sự cảnh giác thường trực đến độ thành phản xạ có điều kiện?
Tôi bất giác nhớ đến mớ giấy tờ đỏ choét những con dấu công chứng sao y bản gốc. Tôi tự hỏi: Tôi và triệu người quanh tôi đã mất bao nhiêu thời gian cho những thứ này?
Tôi thở dài: càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.
Tôi tự hỏi: Phải chăng đang có một cuộc “khủng hoảng niềm tin”?
Và khi nào thì người ta không tin nhau?
Rõ ràng là khi có sự dối trá. Người ta không tin nhau khi cần phòng tránh sự dối trá.
Vậy là đang có một sự dối trá phổ biến, đến mức một đoạn đường 2 mét và được kiểm soát chặt chẽ cũng trở nên đáng ngờ.
Và chúng ta đã mất biết bao nhiêu thời gian và nguồn lực để cảnh giác, phòng tránh, đương đầu với sự dối trá này?
Không ai thống kê định lượng, nhưng chắc hẳn là rất nhiều. Nhiều đến mức có thể làm cho đất nước ta kiệt quệ. Kiệt quệ vì luôn phải cảnh giác, đề phòng.
5. Việt Nam đang rất cần một sự quy tụ nguồn lực để phát triển. Nhưng quy tụ làm sao khi cả xã hội sống trong tâm trạng cảnh giác thường trực, lúc nào cũng nơm nớp đề phòng? Quy tụ làm sao khi sự giả dối đã trờ thành một lối sống của xã hội? Quy tụ làm sao khi niềm tin giữa người với người đã trở nên cạn kiệt?
Việt Nam đang rất cần hội nhập, rất cần làm bạn với thế giới bên ngoài. Nhưng hội nhập làm sao khi luôn nhìn thế giới bên ngoài với con mắt thù địch nghi ngờ? Làm bạn làm sao khi không có lòng tin vào đối tác của mình?
Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người chưa thống nhất. Di sản của mấy mươi năm chiến tranh quá đỗi nặng nề. Trong này kinh tế khó khăn. Ngoài kia Biển Đông nổi sóng. Một cuộc hòa giải, để sau đó thực sự có một sự hòa hợp Nam Bắc, trong ngoài là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn vậy cần xóa bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau giữa mọi tầng lớp xã hội.
***
Nhiều học giả đã gọi niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội. Khi niềm tin cạn thì vốn xã hội cũng cạn theo. Mà cạn vốn thì làm sao phát triển?
(HẾT)

Riêng lẻ

1.400 tỷ trái phiếu với lãi suất ‘cắt cổ’ của một doanh nghiệp ‘họ’ ACB

Lô trái phiếu “khủng” có liên hệ tới nhà Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Trần Hùng Huy.
HOÁ KHOA – XUÂN TIÊN

tran-hung-huy-nhadautu.vn

Ông Trần Hùng Huy được đánh giá là một trong những Chủ tịch ngân hàng tài năng nhất hiện nay

Lô trái phiếu nghìn tỷ

CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng ngày 29/10/2019 đã phát hành thành công gần 1.403 tỷ đồng trái phiếu cho một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không tiết lộ danh tính.

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, có đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành và của tổ chức/cá nhân liên quan khác theo thỏa thuận cụ thể. Kỳ hạn 5 năm hoặc theo thỏa thuận với nhà đầu tư.  

Đáng chú ý, lãi suất phát hành thực tế là 20%/năm, là mức cao bất thường so với mặt bằng chung từ 9,5-11,5% hiện nay.

Theo tìm hiểu CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, được thành lập vào ngày 2/11/2016, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc là bà Phạm Thị Khánh Hồng.

Ngoài Hồng Hoàng, nữ doanh nhân sinh năm 1964 còn đứng tên Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan – một pháp nhân mới được thành lập ngày 9/8/2019 và cũng có vốn điều lệ vỏn vẹn 5 tỷ đồng. 

Tham gia vào thương vụ nghìn tỷ dù chỉ có vốn điều lệ vài tỷ đồng, sẽ không bất ngờ nếu những Hồng Hoàng hay Nghi Lan chỉ là các SPE (Special Purpose Entity) – tức là doanh nghiệp được lập ra để phục vụ mục đích đặc biệt. Vậy thì các SPE này của ai, và vai trò là gì?

Dấu ấn nhà Chủ tịch ACB

Cổ đông lớn nhất, nắm 90% vốn Nghi Lan là bà Trần Thị Minh Hà. Bà Minh Hà thường trú tại quận Phú Nhuận (TP.HCM), cũng là cổ đông sáng lập của CTCP Đầu tư Thương mại Bách Thanh – pháp nhân hồi đầu năm từng thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi cùng hai đơn vị liên quan là CTCP Đầu tư Thương mại Vân Môn và CTCP Đầu tư Thương mại Giang Sen nhận chuyển nhượng 51,7 triệu cổ phiếu ACB có thị giá 1.600 tỷ đồng từ gia đình Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy.


Riêng lẻ

Trò chuyện cùng Hildur Guðnadóttir, người đã biên soạn nhạc bộ phim Joker (2019)

Những nhân vật phản diện trong phim ảnh từ trước đến nay luôn được ưu ái có riêng một bài nhạc nền (music theme) để tạo ấn tượng trong lòng khán giả, từ đó tạo ra một nét cá tính hoàn toàn riêng biệt và độc đáo. Ở trường hợp của gã hề Joker trong bộ phim cùng tên vừa được công chiếu gần đây, công lao này thuộc về nữ nhạc sỹ Hildur Guðnadóttir. Bạn đọc nào đã đi xem bộ phim Joker hẳn sẽ nhớ mãi bài nhạc nền ở cảnh cuối phim, lột tả gần như tất cả những gì tăm tối nhất bên trong người đàn ông đã bị tước đoạt đi tất cả. Với người thích cày phim bộ, Hildur Guðnadóttir cũng là tác giả những bản soundtrack của series Chernobyl đang được săn đón trên Netflix, đến mức hết rồi mà có người còn đòi thêm cả Season 2.

Trước khi có cơ hội làm việc cho bộ phim Joker, Hildur Guðnadóttir từng phát hành một số album nhạc riêng mà bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên Spotify khi tìm kiếm tên cô. Bản soundtrack cuối phim mang tiêu đề “Call Me Joker” do Hildur Guðnadóttir sáng tác thực sự đã giúp cảm xúc của bộ phim đi đến đỉnh điểm, cũng như tạo nên một tên hề Joker rất riêng chưa từng thấy trên phim từ trước đến nay.

Đang tải tinhte-Joker-hildur-gudnadottir (2).jpg…

Hildur Guðnadóttir

Dưới đây là bài phỏng vấn Hildur Guðnadóttir về quá trình sáng tác nhạc cho bộ phim Joker cùng những cảm nhận của cô khi làm việc với đạo diễn Todd Phillips và diễn viên chính Joaquin Phoenix.

Nhiều tin đồn rằng cô đã bắt tay vào sáng tác nhạc ngay cả trước khi bộ phim bấm máy. Đây có phải là cách làm việc thông thường của cô không?

Đây rõ ràng là cách làm việc mà tôi ưa thích hơn, tuy nhiên đôi khi sẽ có những rắc rối phát sinh thêm. Với mỗi dự án tôi sẽ có cách giải quyết khác nhau.

Kịch bản phim và các trao đổi với đạo diễn Todd Phillips đã có ảnh hưởng gì đến quyết định của cô?

Todd liên lạc trước và mời tôi xem kịch bản để lấy cảm hứng sáng tác cho bộ phim. Sau khi đọc xong, tôi đã thực sự bất ngờ trước cách diễn đạt câu chuyện của bộ phim và ngay lập tức bắt tay ngay vào sáng tác. Todd không đưa ra quá nhiều yêu cầu, thay vào đó anh ấy muốn tôi được tự do thể hiện các cảm xúc của mình sau khi đọc xong kịch bản. Tôi gởi các bản thảo sáng tác của mình cho Todd và anh đã rất ngạc nhiên, nói rằng các cảm nhận của tôi rất phù hợp với cách mà anh muốn diễn đạt bộ phim. Nói cách khác, ngay từ đầu chúng tôi đã rất tâm đầu ý hợp.

Chi tiết nào trong kịch bản tạo cảm hứng nhiều nhất cho cô?

Đó chính là gã hề Joker. Cách tạo dựng nhân vật rất thật, rất đời thường và đôi khi đến mức nghiệt ngã, từ đó sinh tạo ra hình tượng nhân vật Joker chân thực đến mức khiến người ta phải rùng mình.

Đang tải tinhte-Joker-hildur-gudnadottir (3).jpg…

Và nhân vật đó được thể hiện bởi một diễn viên thượng thặng.

Đúng là như vậy. Joker từ trước đến nay luôn là một nhân vật phản diện nhưng lại được rất nhiều người yêu thích. Nhân vật này có tính cách rất độc đáo, và cũng có quá khứ đầy bí ẩn. Trong bộ phim mới đây, tính cách của nhân vật Joker được lột tả với cảm xúc mạnh mẽ và đa chiều hơn, từ đó giúp người xem đồng cảm được với mạch phim. Bộ phim chính là hành trình của một người đi tìm lại bản thân mình, thể hiện bởi sự tương phản giữa các cảnh phim hoa lệ và ảm đạm.

Cô muốn nhạc nền kết nối với mạch phim theo cách nào?

Bộ phim bắt đầu với những cảnh khá nhẹ nhàng và có phần ảm đạm, điều này có nghĩa là âm nhạc được sử dụng phải lột tả chính xác khía cạnh đó. Tôi quyết định chọn đàn cello và Todd cũng đồng ý với ý kiến này. Cảnh ẩu đả với đám trẻ ở đầu phim được lồng tiếng cello với âm lượng nền tăng dần, bổ trợ bởi cả một dàn giao hưởng đánh đệm phía sau. Nhạc nền có âm lượng không lớn và cố tình không gây chú ý cho người xem, chỉ tạo ra cảm giác “phảng phất” tiếng đàn ở đâu đó mà thôi.

Đây là lúc người xem phim có thể cảm nhận được những cảm xúc dồn nén ngày càng nhiều qua từng phân cảnh phim, và cuối cùng là sự bùng nổ. Điều này cũng giống như tiếng nhạc nền bắt đầu lớn dần, ngày càng được chơi một cách dữ dội hơn bởi dàn nhạc. Tôi cảm thấy quan trọng nhất là phải sử dụng những âm điệu đơn giản để thể hiện tính cách của nhân vật Joker, từ đó lột tả được hình ảnh một người đàn ông bình thường đang bị dồn vào bước đường cùng.

Track duy nhất có âm điệu hùng tráng là “Call Me Joker”. Cô có những chia sẻ nào về quá trình sáng tác bản soundtrack này cho phù hợp với cảm xúc ở cuối phim?

Thật ra thì bản soundtrack này đã được cắt tỉa khá nhiều so với bản gốc vốn có thời lượng dài hơn và các đoạn bass-drop hầu như kéo dài vô tận. Người nghe có thể cảm nhận được những điều nghiệt ngã đã xảy ra trong suốt quá trình chuyển hóa từ anh hề bình thường Athur thành gã hề tội phạm Joker. Nhạc nền từ dìu dịu trở nên ngày càng dồn dập từ đầu đến cuối bộ phim, và “Call Me Joker” chính là sự bùng nổ của cảnh phim cuối. Track này cũng làm bộ phim chuyển hóa phần nào sang hướng comic-film.

Đang tải tinhte-Joker-hildur-gudnadottir (4).jpg…

Còn “Bathroom Dance” thì sao? Track này được chơi ngay trong lúc quay cảnh phim đó phải không?

Cảnh này hoàn toàn không có trong kịch bản mà là một cảnh diễn phản ứng trên nền nhạc. Todd nói Joaquin cảm thấy chưa hoàn toàn nhập tâm với nhân vật Joker và cũng chưa biết quyết định sẽ “chuyển hóa” hình ảnh Arthur thành Joker ra sao, vì thế Todd liên tục phát track này ở trường quay để Joaquin tìm cảm hứng. Và cuối cùng thì anh thực hiện nó thật tuyệt vời. Đây cũng là một trong những track đầu tiên tôi viết cho bộ phim và cũng mang cảm xúc rất mạnh mẽ. Cảnh quay rất thành công mà không hề cần đến câu thoại hay diễn biến dẫn dắt nào. Tôi đã nói là chúng tôi rất tâm đầu ý hợp mà.

Cảm xúc của cô ra sao khi thấy một diễn viên chỉ cần “phiêu” theo nhạc của mình và diễn xuất?

Đó là một cảm xúc rất tuyệt vời, gần giống như ma thuật. Tôi rất bất ngờ, thậm chí choáng ngợp trước tài năng xuất thần của Joaquin. Và càng tuyệt diệu hơn nữa khi cả cảnh quay diễn ra một cách hoàn toàn tự nhiên chứ không hề qua chỉ đạo diễn xuất nào.

Theo cô thì track nào phức tạp nhất khi sáng tác?

Không đâu xa lạ chính là track cuối “Call Me Joker“. Như nói trên, tôi viết track gốc với thời lượng dài hơn nhiều và sau đó nó được cắt gọt bớt để phù hợp hơn với cảm xúc của cảnh phim cuối, cũng như để khớp thời lượng cho cả bộ phim. Quá trình “cắt gọt” tốn rất nhiều thời gian và khá nhàm chán, nhưng hoàn toàn xứng đáng với thành quả cuối cùng.

Chính xác thì track gốc dài bao nhiêu phút?

Tôi nghĩ là vào khoảng 10 phút, dài hơn khá nhiều khi ghép vào phân cảnh Joker trên nóc xe. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải cố gắng lựa chọn và cắt những đoạn hay nhất để khớp vào cảnh phim.

Những track còn lại có phải chỉnh sửa nhiều không?

Hầu như phải chỉnh sửa lại tất cả. Duy chỉ có phân cảnh “Bathroom Dance” được quay dựa trên nhạc nền nên có thể nói là nó đầy đủ nhất. Các track còn lại ở các phân cảnh khác đều phải chỉnh sửa cho phù hợp với thời lượng cảnh quay, hoặc sắp xếp lại thành 2 ~ 3 phiên bản khác nhau rồi lồng vào cảnh phim để lựa chọn phiên bản nào phù hợp nhất. Sắc thái và âm điệu cũng phải thay đổi để hợp hơn với các chi tiết chính của cảnh quay.

“Escape the Train” có diễn biến rất dồn dập và hình như có rất nhiều khác biệt so với các track còn lại?

Đây là cảnh rượt đuổi và tôi cảm thấy nhạc nền chỉ cần thể hiện được sự dồn dập là đủ, để người xem theo dõi được kỹ hơn các chi tiết hình ảnh của bộ phim. Cảnh rượt đuổi cũng không có quá nhiều các diễn tiến cảm xúc, hầu như chỉ là đi từ điểm A đến điểm B là xong.

Đang tải tinhte-Joker-hildur-gudnadottir (1).jpg…

Lúc nãy cô có đề cập đến track mở màn nghe giống chỉ có tiếng cello nhưng thực ra là cả một dàn nhạc. Theo cô người xem có thể sẽ còn bỏ lỡ gì nữa hay không, và họ sẽ cảm nhận được những gì?

Track này được chơi live bởi dàn nhạc và không hề có sự can thiệp kỹ thuật vi tính nào, và đa phần khán giả xem phim sẽ không ngờ đến điều này. Xuất phát từ yêu cầu thu âm của track, khán phòng thu âm được giữ yên lặng và nhạc cụ cũng được chơi rất nhẹ tay. Các nhạc công gần như phải nín thở và thu âm vô cùng cẩn thận. Không khí thu âm lúc đó rất kỳ lạ nhưng cũng rất độc đáo, hơn 100 con người mà hầu như không nghe thấy nhịp thở nào, thế mà năng lượng của track vẫn dồn dập và đều đều không nghỉ.

Đúng vậy, cảm nhận lúc nào cũng rõ ràng hơn các thông số kỹ thuật cầu toàn.

Phải rồi. Rất chính xác. Cảm nhận đó rất khó để mô tả hay hình dung, chúng ta chỉ có thể “nhận thấy” sự hiện diện của nó mà thôi.

Todd Phillips và phía nhóm làm phim có đưa ra yêu cầu nào cho các track sử dụng trong bộ phim hay không?

Với một bộ phim tầm cỡ như Joker, và tốn kém nữa, dĩ nhiên các phía sẽ có những ý kiến khác nhau về nhiều khía cạnh. Đôi khi đó lại là điều tốt vì tôi có thể tham khảo ý kiến của nhiều bên và từ đó tìm được hướng đi phù hợp cho các track mà mình sắp sáng tác. Todd có kịch bản khá tự do và nhờ đó anh xây dựng được một hình ảnh Joker chân thực hơn, chưa từng có từ trước đến nay. Về phần âm nhạc, tôi cũng có tham khảo thêm ý kiến của Jason, bạn của Todd ở LA.

Từ trước đến giờ tôi vốn không thích làm việc cùng các nhóm lớn vì phải mất quá nhiều thời gian để giải thích các vấn đề cho từng người. Nói chung tôi thích nhóm làm việc chính càng ít người càng tốt, có thêm vài người khác chạy việc linh tinh là đủ.

Có tác phẩm nhạc phim comic nào mà cô đặc biệt thích hay không? Hoặc nhạc phim không phải dạng comic cũng được?

Thực ra mà nói tôi chưa từng có kế hoạch trở thành người soạn nhạc phim, cho nên cũng ít nghe các track nhạc phim khác. Nói thật nhé, tôi bắt đầu làm nhạc phim do tình cờ thôi nên cũng chẳng phải là chuyên gia gì hết. Tôi nghĩ những nhạc sỹ mà tôi thích nghe là những người dám mạnh dạn bước ra khỏi lối mòn khi sáng tác nhạc phim, điều mà rất nhiều bộ phim hiện nay đang chạy theo chỉ để phục vụ thị hiếu khán giả. Nhạc phim hiện tại đã trở thành một thể loại nhạc riêng biệt và tôi nghĩ đây cũng là điều đáng nhắc đến.

Nhiều bộ phim khi xem tôi không có cảm giác hứng thú với cốt truyện cho lắm, nhưng lại yêu thích các track nhạc của nó. Những nhạc sỹ tôi rất yêu thích có thể nhắc đến Johnny Greenwood, Ennio Morricone và John Williams, cùng nhiều tên tuổi nữa mà kể thêm chắc sẽ dài lắm. Tôi là người có tính tò mò, vì thế cũng thường có cảm hứng trước sự tò mò của người khác. Khi thấy khán giả trầm trồ thưởng thức track nhạc của mình, tôi cảm thấy tự hào vì mình đã thực sự cống hiến một cái gì đó chứ không chỉ đơn giản là làm một công việc thường ngày.


Riêng lẻ

Hé lộ doanh nghiệp muốn xây dựng sân bay tỷ USD cùng Văn Phú

08_bwvv
Nắm gần 92% vốn CTCP Đầu tư VCI là ông Lê Tiến Thắng, người đã từng được đề cập trong nhiều bài viết liên quan tới trạm BOT Cai Lậy đình đám. Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc xem xét đề nghị của liên danh Tổng Công ty Đầu tư Văn Phú – Invest và CTCP Đầu tư VCI xin nghiên cứu, lập quy hoạch và đầu tư sân bay Gò Găng; nghiên cứu, lập quy hoạch và đề xuất dự án đầu tư tại khu đất sân bay cũ thuộc thành phố Vũng Tàu.

(more…)


Riêng lẻ

Lộ diện ‘đại gia’ vừa thâu tóm 2 khách sạn 5 sao Sheraton tại Nha Trang và Đà Nẵng

Mới đây, các thông tin đăng kí kinh doanh của Công ty TNHH Địa ốc – Du lịch Đông Hải, chủ đầu tư dự án Khách sạn Sheraton Nha Trang đã thay đổi.
Sheraton-Nha-Trang

Khách sạn Sheraton Nha Trang. Nguồn: Marriott

Sheraton Nha Trang trước khi đổi chủ

Đầu tháng 10/2010, Tập đoàn Khách sạn Starwood Hotels & Resorts và CTCP Địa ốc – Du lịch Đông Hải chính thức khai trương Khách sạn Sheraton Nha Trang. Khách sạn 5 sao có tầm nhìn thẳng ra vịnh Nha Trang  – một trong những vịnh đẹp nhất thế giới có tổng mức đầu tư 1.210 tỉ đồng, cao 30 tầng và có 284 phòng.

Sheraton Nha Trang Hotel & Spa do Công ty TNHH Địa ốc – Du lịch Đông Hải (trước đây là CTCP Địa ốc – Du lịch Đông Hải) làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu của người viết, Đông Hải được thành lập vào ngày 25/3/2002.

Tháng 8/2016, Du lịch Đông Hải thay đổi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và thay đổi ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ đồ uống (quán rượu, bia, quầy bar). Các thông tin về vốn, cơ cấu cổ đông tại thời điểm thành lập không được công bố.

Trước đó, Du lịch Đông Hải đăng kí kinh doanh với ba ngành nghề chính bao gồm Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; hoạt động trung gian tiền tệ khác (đại lí đổi ngoại tệ) và nhà hàng, kinh doanh bất động sản.

Đến thời điểm 29/10/2018, Đông Hải đã được đổi tên thành Công ty TNHH Địa ốc – Du lịch Đông Hải với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Tại thời điểm này, thông tin về vốn điều lệ của công ty được công bố với số tiền hơn 945 tỉ đồng, thời gian góp vốn được xác định vào ngày 16/10/2018. Người đại diện theo pháp luật là ông Kelly Yin Hong Wong với vai trò Tổng giám đốc.

Ông Kelly Yin Hong Wong có quốc tịch và nơi đăng kí hộ khẩu thường trú tại Canada, được công ty đầu tư Cypress Assets Limited, có trụ sở tại thiên đường thuế British Virgin Islands ủy quyền đại diện 100% vốn góp (hơn 945 tỉ đồng) tại Đông Hải.

Theo tìm hiểu, ông Kelly được xem là “cánh tay mặt” của doanh nhân gốc Hoa Trần Lệ Nguyên tại Tập đoàn KIDO (Mã: KDC). Hiện ông Kelly đang giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KIDO và nhiều chức vụ chủ chốt khác tại các công ty thành viên như Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Địa ốc KIDO (KIDOLand), thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Trưởng ban kiểm soát CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KIDOFoods),…

gần nhất 23/7/2019 của Đông Hải cho thấy, người đại diện theo pháp luật của Đông Hải đã được đổi.

Ông Christophe Jean Francois Lajus đã thay thế ông Kelly Yin Hong Wong giữ vai trò người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty.

Ông Christophe Jean Francois Lajus sinh ngày 18/7/1959 đăng kí hộ khẩu thường trú tại Thượng Hải, Trung Quốc và có thêm quốc tịch Pháp.

Không chỉ làm việc tại Đông Hải, ông Christophe Jean Francois Lajus còn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của CTCP Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương (Mã: BDP), đơn vị sở hữu dự án Khách sạn Sheraton Danang Resort vào ngày 7/11/2017  .

Đến ngày 26/7/2019, chủ sở hữu của của Du lịch Đông Hải cũng đã được chuyển sang CTCP Xây dựng Hạ tầng Đô thị Toàn Cầu thay thế cho Cypress Assets Limited.

Thông tin về vốn điều lệ ban đầu và cơ cấu cổ đông của Toàn Cầu không xác định được, chỉ biết công ty được thành lập vào ngày 31/8/2010, có mã số thuế 0104892925, địa chỉ trụ sở chính tại số 18 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Theo giấy đăng kí kinh doanh thay đổi của Toàn Cầu, tại ngày 26/6/2019 vốn điều lệ của công ty đã tăng từ 668 tỉ đồng lên 3.788 tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.

Một chi tiết đáng chú ý, địa chỉ trụ sở chính của Toàn Cầu trùng khớp với hai doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản của tỉ phú Nguyễn Thị Nga là CTCP Tập đoàn BRG và đơn vị thành viên là CTCP Xây dựng Hạ tầng Đô thị BRG Hà Nội.

Đồng thời, mã số thuế của Toàn Cầu cũng là mã số thuế của BRG Hà Nội hiện nay và người đại theo pháp luật của BRG Hà Nội cũng là bà Nguyễn Thị Ngọc Anh. Theo đó, nhiều khả năng CTCP Xây dựng Hạ tầng Đô thị BRG Hà Nội đã đổi tên thành CTCP Xây dựng Hạ tầng Đô thị Toàn Cầu mà chưa thông báo.

Ngoài ra, theo thông tin từ Website của CTCP Tập đoàn BRG, Sheraton Đà Nẵng Resort nằm trong danh mục dự án đang triển khai của tập đoàn. Cùng với việc ông Christophe Jean Francois Lajus đang giữ cả 2 chức danh người Đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc tại Sheraton Đà Nẵng Resort và Sheraton Nha Trang cho thấy, nhiều khả năng tập đoàn BRG của nữ tỉ phú Nguyễn Thị Nga đã thâu tóm 2 khách sạn trên.

Sheraton-Nha-Trang-3

Sheraton Nha Trang. Nguồn: Marriott

Trước đó, Sheraton Grand Danang Resort đổi chủ ngay khi đi vào vận hành vào năm 2017. Sự kiện Sheraton Grand Danang Resort chuyển giao chủ sở hữu chính thức có hiệu lực vào ngày diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2017 của Đông Phương (18/12/2017).

Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2017 của Đông Phương ghi nhận, các cổ đông đã thông qua việc cổ đông sáng lập của công ty là Vietnam Property Limited (đơn vị thuộc VinaCapital) chuyển nhượng 24,4 triệu cổ phần (tương ứng 97,73% vốn điều lệ) cho CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Đại An mà không phải chào mua công khai.

Theo đó, ông Christophe Jean Francois Lajus được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Quốc Trị, Giám đốc đầu tư của VinaCapital. Đồng thời, HĐQT cũng miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT với ông Chong Jin Fatt và bầu ông Đào Nguyên Đặng thay thế.

Cả 2 thương vụ chuyển nhượng vốn nói trên vẫn không được các bên tiết lộ. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, giá trị mua lại trong lĩnh vực khách sạn là rất lớn.

3_68473

Sheraton Grand Danang Resort

Theo ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam, giá mua ở khách sạn 4 5 sao ở Việt Nam rất cao, cho nên các thương vụ thường sẽ được các nhà đầu tư nội địa quan tâm hơn, họ nắm giữ thông tin giá cả trong thời gian dài và họ muốn mua thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Tuy nhiên, đại diện Grant Thornton cũng cho hay rằng lượng cung phòng tại các resort, các khu nghỉ dưỡng tại khu vực miền Trung đã tăng lên rất lớn. Hiện Đà Nẵng, Cam Ranh,…đang có kế hoạch mở rộng sân bay để đón lượng khách mới từ Hàn Quốc, Trung Quốc…

Ông Kenneth Atkinson cho rằng, lượng khách mới này có thể đẩy hiệu quả khách sạn nghỉ dưỡng ở khu vực miền Trung, cùng với đó là các thương vụ M&A sẽ được đẩy mạnh ở các khu vực này trong giai đoạn tiếp theo.

Nguyên Ngoc


Riêng lẻ

Hé lộ bức tranh tài chính của Bamboo Airways: Lỗ ròng 330 tỷ đồng, đem hơn 1.000 tỷ đồng cho vay

Đây là các số liệu được cập nhật vào ngày 30/4/2019. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng việc Bamboo Airways lỗ là không có bất ngờ, nếu không muốn nói là tất lẽ, bởi với một ngành thâm dụng vốn như hàng không thì việc lỗ kế hoạch trong thời gian đầu khai thác là đương nhiên. Nhưng việc hãng đem 1.062,4 tỷ đồng – tức là gần hết vốn góp – đem cho vay ngắn hạn thì lại là một chi tiết đáng quan tâm.

Hãng hàng không trẻ nhất thị trường – Bamboo Airways – đang thể hiện một tham vọng và một tốc độ phát triển ấn tượng.

Bắt đầu từ chuyến bay đầu tiên vào ngày 16/1/2019, tính đến giữa năm 2019, hãng bay của Tập đoàn FLC đã thực hiện 6.700 chuyến bay tuyệt đối an toàn, vận chuyển gần 0,8 triệu hành khách và kịp có cho mình kịp có 4,2% thị phần.

Với tỷ lệ bay đúng giờ (OTP – On Time Performance) lên đến 93,8%, tân binh trên bầu trời Việt và cũng là hãng bay hybrid (mô hình hàng không lai giữa giá rẻ và truyền thống) đầu tiên của Việt Nam trở thành quán quân thị trường về OTP, bỏ xa mức trung bình 84,8% của toàn ngành.

Bamboo Airways – tân binh của thị trường hàng không Việt – đang tỏ ra đầy tham vọng. (Ảnh: FLC)

Dĩ nhiên, những gì đã đạt được mới chỉ là bước khởi đầu của Bamboo Airways. Tham vọng của hãng bay này và tỷ phú Trịnh Văn Quyết còn lớn hơn nhiều. Nhưng để nuôi tham vọng ấy, Bamboo Airways bắt buộc phải mở rộng đội bay. Mà việc này phải thực hiện càng nhanh càng tốt, bởi quy mô thị trường và nhất là năng lực hạ tầng, năng lực giám sát của nhà chức trách hàng không là giới hạn. Trong khi bên ngoài, hàng loạt “ông lớn” khác đang xếp hàng để chia lại miếng bánh hàng không, mà nổi bật hơn cả là Vinpearl Air của Vingroup.

Quyết định số 836/QĐ-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vận tải hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) nêu rõ: “Quy mô Dự án: Đầu tư đến năm 2023 là 10 tàu bay loại A320/A321 hoặc B737”. Nhưng thực tế, không phải chờ đến năm 2023, Bamboo Airways đã gần như ngay lập tức đạt tới hạn về quy mô 10 tàu bay.

Xin điều chỉnh dự án ngay sau khi có giấy phép

Lãnh đạo Bamboo Airways – ngay từ những chuyến bay đầu tiên – đã tuyên bố về việc mở rộng đôi bay đạt mốc 40 tàu vào cuối năm 2019 và không bất ngờ khi Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (viết tắt: Bamboo Airways; thành viên của Tập đoàn FLC) đã lại sớm trình hồ sơ xin điều chỉnh dự án – chỉ ít tháng sau ngày có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (Bộ Giao thông Vận tải cấp ngày 12/11/2018).

Tại hồ sơ, Bamboo Airways đề nghị điều chỉnh quy mô đầu tư đến năm 2019 là 22 máy bay và đến năm 2023 đến trên 30 máy bay và tổng mức đầu tư Dự án lên 8.300 tỷ đồng (tăng 7.600 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 11,8 lần).

Việc tăng quy mô đội bay là nhu cầu bức thiết của Bamboo Airways theo cả những khía cạnh khác.

Trong một dòng trạng thái đăng tải trên facebook cá nhân mới đây, Chủ tịch hãng Trịnh Văn Quyết đã viết: “Bamboo Airways hiện có 300 phi công, và gần 80% trong số đó là các phi công người nước ngoài”. Ngoài ý nghĩa về mặt truyền thông, việc “khoe khéo” về đội ngũ phi công của tỷ phú Quyết còn thầm phát đi thông điệp phản bác lại những cáo buộc câu kéo phi công từ đối thủ.

Đặc biệt, con số 300 phi công mà ông Trịnh Văn Quyết công bố cũng cho thấy sự sốt sắng và cả sự chuẩn bị sẵn sàng của Bamboo Airways trong việc bổ sung tàu bay.

Hé lộ bức tranh tài chính của Bamboo Airways: Lỗ ròng 330 tỷ đồng, đem hơn 1.000 tỷ đồng cho vay - ảnh 2
Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cho hay Bamboo Airways đang có 300 phi công. Nhưng nên nhớ, hãng này mới chỉ đang khai thác 10 tàu bay – cũng là mức tối đa theo giấy phép được cấp hơn nửa năm trước.

Trao đổi với VietTimes, một phi công kỳ cựu cho biết, để khai thác một tàu bay cần 6 đến 8 tổ bay, trong đó mỗi tổ có 2 người. Tương ứng, mỗi tàu bay sẽ cần từ 12 – 16 phi công để đảm bảo khai thác. Như vậy, với 300 phi công hiện có, Bamboo Airways đã sẵn sàng nhân sự cho việc khai thác tới 25 tàu bay.

Nhưng như đã đề cập, Bamboo Airways hiện đang khai thác 10 tàu – cũng là mức tối đa theo Giấy phép được cấp. Có nghĩa, nếu không sớm được Bộ GTVT điều chỉnh Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, hãng bay của FLC sẽ chịu áp lực và rủi ro rất lớn về chi phí trả lương, khi đội ngũ phi công quá “cồng kềnh” so với quy mô tàu bay khai thác. Chưa kể, Bamboo Airways trước nay vẫn được đánh giá là hãng bay chào đãi ngộ hấp dẫn bậc nhất thị trường cho các phi công. Và dĩ nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, hàng loạt phi công cũng sẽ phải rời Bamboo Airways, bởi số giờ bay ít cũng đồng nghĩa với phụ cấp bay thấp.

Nhu cầu điều chỉnh Giấy phép vì thế trở nên rất “nóng”, ở phía Bamboo Airways. Còn về phía cơ quan quản lý, đề nghị của Bamboo Airways cũng đặt ra nhiều vấn đề cân nhắc.

Là một ngành kinh doanh có điều kiện, việc điều chỉnh quy mô khai thác cho một hãng hàng không không chỉ được quyết bởi Bộ GTVT – dù lãnh đạo Bộ này là người ký Giấy phép. Việc điều chỉnh cần phải có sự chấp thuận về mặt chủ trương của lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở góp ý của nhiều bộ ngành liên quan.

Theo nguồn tin của VietTimes, bên cạnh sự đồng thuận của nhiều bộ ngành, thì hồ sơ điều chỉnh dự án vận tải hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đang có một chút “mắc” ở Bộ Tài chính. Văn bản góp ý của Bộ Tài chính cũng hé lộ một số thông tin về tình hình tài chính của Bamboo Airways và đánh giá của Bộ này.

Bức tranh tài chính của Bamboo Airways

Theo số liệu tại Bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 30/4/2019, Bamboo Airways vó vốn chủ sở hữu là  981,47 tỷ đồng (trong đó: vốn góp là 1.300 tỷ; lợi nhuận chưa phân phối là -318,5 tỷ đồng); tổng nguồn vốn là 2.200,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng nợ phải trả ngắn hạn là 1.219 tỷ đồng (trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 700,6 tỷ đồng, doanh nghiệp không có nợ dài hạn); Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn là 55,4%; Lợi nhuận sau thuế là -329,4 tỷ đồng.

Hé lộ bức tranh tài chính của Bamboo Airways: Lỗ ròng 330 tỷ đồng, đem hơn 1.000 tỷ đồng cho vay - ảnh 4
(Trích văn bản góp ý của Bộ Tài chính)

“Do doanh nghiệp mới bắt đầu khai thác kinh doanh từ đầu năm 2019, do đó tại thời điểm này chưa có đủ cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực huy động vốn đầu tư từ nguồn doanh thu khai thác để bù đắp khoản vốn đầu tư tăng thêm như trong thuyết minh điều chỉnh Dự án (huy động 7.000 tỷ đồng, chiếm 84,34% tổng mức đầu tư)”, Bộ Tài chính đánh giá.

Cũng theo Bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/4/2019, Bamboo Airways có vốn góp là 1.300 tỷ; tổng nguồn vốn là 2.200,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn lại đạt tới 1.062,4 tỷ đồng (chiếm 48,27% tổng tài sản). Cấu trúc này khiến Bộ Tài chính đặt vấn đề: “Như vậy, số vốn góp chủ sở hữu của Công ty Tre Việt chủ yếu đang được Công ty sử dụng một phần để cho vay ngắn hạn. Song chưa có thuyết minh cụ thể về đối tượng vay, tài sản đảm bảo, phương án thu hồi các khoản vay, vì vậy có thể có những khó khăn trong việc thu hồi để đáp ứng tiến độ triển khai Dự án”.

Không chỉ “soi” báo cáo tài chính (BCTC) của Bamboo Airways, Bộ Tài chính tham chiếu cả BTCTC đã được kiểm toán độc lập năm 2008 của CTCP Tập đoàn FLC – công ty mẹ của Bamboo Airways.

Dẫn số liệu nợ phải trả đạt 13.697 tỷ đồng của FLC tại thời điểm 31/12/2018, chiếm 59,3% tổng tài sản (nguồn vốn), tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 146%, Bộ Tài chính nhận xét “hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty FLC phụ thuộc nhiều vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ.”

“Do vậy trong trường hợp Công ty FLC (chủ sở hữu của Công ty Tre Việt) cam kết bảo lãnh thực hiện mọi nghĩa vụ của Công ty Tre Việt phát sinh từ các hợp đồng thuê, mua máy bay (như Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty FLC đã thực hiện trong năm 2018 để Công ty Tre Việt thuê máy bay) hoặc bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào làm thay đổi sở hữu của Công ty Tre Việt thì Công ty FLC và Công ty Tre Việt cần thiết phải có báo cáo làm rõ, giải trình về năng lực, khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ có liên quan, cũng như khả năng huy động vốn đầu tư được thuyết minh trong hồ sơ điều chỉnh Dự án”, Bộ Tài chính phân tích và đề nghị nhà đầu tư bổ sung phương án huy động, thu hồi vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay) để triển khai Dự án theo phương án triển khai Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thời gian hoàn vốn khoảng 5 – 6 năm”

Đó là theo tuyên bố của nhà đầu tư – Bamboo Airways. Hồ sơ dự án tính toán, đến năm thứ 5 khai thác (2023), NPV của dự án khoảng 51,3 triệu USD, IRR (giai đoạn 2019-2023) là 28%, thời gian hoàn vốn khoảng 5-6 năm.

Nhà đầu tư dự kiến tiếp tục tăng số tàu bay và vốn đầu tư cho giai đoạn 2023-2028 lên tới 150 tàu bay với mức vốn điều lệ khoảng 8.343 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD).

Tuy nhiên, về mặt hiệu quả kinh doanh, Dự án đề xuất điều chỉnh quy mô khai thác (tăng gấp 3 lần số tàu bay) do thay đổi phương án đầu tư kinh doanh chưa có thuyết minh cụ thể tính hiệu quả của Dự án, phương án đảm bảo cân đối dòng tiền trong thời gian doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí…

“Do đó, đề nghị bổ sung các nội dung trên làm cơ sở đánh giá về hiệu quả kinh tế và tính khả thi của Dự án. Đồng thời, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và kế hoạch tài chính của Dự án”, Bộ Tài chính góp ý.

Ngày 12/8/2019, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành hàng không.

“Đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác quản lý đầu tư phát triển ngành hàng không phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu về năng lực giám sát của nhà chức trách hàng không và năng lực của các doanh nghiệp hàng không theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 214/TB-VPCP ngày 20/6/2019 của Văn phòng Chính phủ, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không”, văn bản nêu rõ.

Trước đó, ngày 11/7/2019, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo tổng thể nguồn nhân lực ngành hàng không./.


Riêng lẻ

Hình bóng cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng trong thương vụ trái phiếu 6.200 tỷ đồng vừa được phát lộ của Thành Hưng Land

Sở dĩ nói là vừa được phát lộ bởi lẽ, dù được phát hành từ đầu năm 2017 nhưng chỉ đến mới đây, khi Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Thành Hưng Land (Thành Hưng Land) công bố việc mua lại trái phiếu trước hạn thì phần đông thị trường mới có cơ hôi biết đến lô trái phiếu “khủng” này.

Theo bản thông tin tóm tắt  mà Thành Hưng Land gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, lô trái phiếu có mã DPV_Bond 2017, kỳ hạn 5 năm, với ngày phát hành là 28/03/2017, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Ngày 29/07/2019, Thành Hưng Land đã chi ra 6.443,6 tỷ đồng để mua lại toàn bộ 6.200 trái phiếu (tổng mệnh giá: 6.200 tỷ đồng), qua đó tất toán thương vụ phát hành trái phiếu sớm 2,5 năm – tức là khoảng một nửa kỳ hạn.

Hình bóng cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng trong thương vụ trái phiếu 6.200 tỷ đồng vừa được phát lộ của Thành Hưng Land - ảnh 1

Tuy nhiên, ở đây có một chi tiết nên làm rõ, đó là Thành Hưng Land có phải là đơn vị phát hành lô trái phiếu “khủng” này không (?).

Bởi như đã đề cập, lô trái phiếu có ngày phát hành là 28/03/2017. Trong khi đó Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Thành Hưng Land – đơn vị vừa thực hiện công bố việc mua lại trái phiếu – lại được thành lập ngày 30/8/2018.

Ra đời sau ngày phát hành trái phiếu khoảng 1,5 năm, mối quan hệ chính xác của Thành Hưng Land với 6.200 trái phiếu DPV_Bond 2017 cụ thể là gì? Phải chăng đơn vị phát hành trái phiếu ban đầu đã lập nên Thành Hưng Land để khu biệt khoản nợ phải trả liên quan đến lô trái phiếu trên? Hay nhà phát hành trái phiếu ban đầu đã tiến hành chia tách công ty?…

Mục đích của việc phát hành trái phiếu và danh tính các trái chủ đã rót 6.200 tỷ đồng vào thương vụ có lẽ cũng là những nội dung mà nhiều người quan tâm muốn làm rõ. Quy mô của “deal” trái phiếu này lớn đến ấn tượng!

Hình bóng cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng…

Việc lô trái phiếu có mã DPV_Bond 2017 khiến không ít nhà đầu tư cho rằng, đơn vị phát hành trái phiếu sẽ có hợp phần “DPV” trong tên gọi, hoăc chí ít, đó là cách viết tắt tên gọi của doanh nghiệp này. Với cách suy luận này, sự chú ý sẽ được dồn vào CTCP Phát triển Bất động sản DPV (Tập đoàn DPV) của “đại gia” Kiều Hữu Dũng – cựu Chủ tịch Ngân hàng Sacombank.

Dữ liệu cho thấy, đó là một suy luận có cơ sở.

Sau ngày rời Sacombank, “đại gia” Kiều Hữu Dũng khá bận rộng với Tập đoàn DPV. (Ảnh: Internet)
Theo đó, cách đây ít năm, thị trường từng không khỏi tò mò với mức vốn điều lệ lên đến gần 8.000 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư DPV Hà Nội (DPV Hà Nội) – pháp nhân từng do Tập đoàn DPV sở hữu 100% vốn điều lệ. Khá thú vị, sau khi Thành Hưng Land được thành lập không lâu thì tháng 10/2018, pháp nhân này đã thay thế Tập đoàn DPV trở thành chủ sở hữu mới của DPV Hà Nội.

Thêm nữa, DPV Hà Nội lâu nay vẫn được cho là một thành viên trong liên danh chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son tại số 02 Tôn Đức Thắng , phường Bến Nghé , quận 1 , TpHCM (cùng với Tập đoàn Sunshine). Mà địa chỉ số 02 Tôn Đức Thắng (Quận 1), nên nhớ, cũng là nơi mà Thành Hưng Land đăng ký trụ sở.

Hình bóng cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng trong thương vụ trái phiếu 6.200 tỷ đồng vừa được phát lộ của Thành Hưng Land - ảnh 3

Dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy, ngày 31/7/2019 – tức là ngay sau thời điểm Thành Hưng Land hoàn tất việc mua lại toàn bộ 6.200 trái phiếu, DPV Hà Nội đã được đổi chủ. Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Supreme vừa thành lập ngày 10/7/2019 đã thay thế Thành Hưng Land trở thành chủ sở hữu 100% vốn của DPV Hà Nội – một pháp nhân với siêu vốn điều lệ: hơn 7.817 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Tổng giám đốc Thành Hưng Land – bà Phùng Thị Minh – sinh năm 1979, là một cái tên kỳ cựu trong giới đầu tư.

Bên cạnh vai trò ở Thành Hưng Land, bà Minh hiện còn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Đầu tư TCO Việt Nam, và từng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Phát triển dự án Techcom Developer (Techcom Developer).

Techcom Developer cùng một pháp nhân có liên quan là Công ty Quản lý quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) từng tham gia góp vốn với Vietnam Airlines để hợp tác chuyển đổi Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) thành hãng hàng không SkyViet. Tuy nhiên thương vụ sau đó không thành và Techcom Developer đã giải thể, sáp nhập vào Đầu tư TCO (TCO).

Theo dữ liệu của VietTimes, TCO có tham gia vào một số dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM. Có thể kể đến như thương vụ hợp tác với Thảo Điền Invest triển khai dự án M-One Sài Gòn lại 32/12 Bế Văn Cấm, Quận 7, TP.HCM. Dự án quy mô 13.904 m2 từng nằm trong danh sách Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị thanh tra, rà soát việc sử dụng đất tại nhiều dự án của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa./.


Riêng lẻ

Vai trò an ninh trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang là nhân vật cao nhất bị ông Tập Cận Bình hạ bệ cho tới nayBản quyền hình ảnhFENG LI
Image captionChu Vĩnh Khang là nhân vật cao nhất bị ông Tập Cận Bình hạ bệ cho tới nay

Sách mới về ngành tình báo Trung Quốc hé lộ nhiều chi tiết về cuộc đấu giữa ông Tập Cận Bình và cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang.

Roger Faligot, phóng viên điều tra người Pháp, vừa ra mắt sách Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping, với bản dịch tiếng Anh của Natasha Lehrer.

Trong phần về giai đoạn gần đây, tác giả cho hay vào một sáng mùa đông 2009, bộ trưởng an ninh Cảnh Huệ Xương nhận được báo cáo – viết tay để không bị lộ qua máy tính. 

Điều tra Bạc Hy Lai

Báo cáo nói điểm yếu của ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, là vợ ông ta, Cốc Khai Lai.

Theo sách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước đó ra lệnh bộ an ninh điều tra Bạc Hy Lai, vì cáo buộc Bạc tung tin xấu về Ôn, Hồ Cẩm Đào và ứng viên hàng đầu sắp lên ngôi, Tập Cận Bình.

Chu Vĩnh Khang là bộ trưởng công an từ 2002 tới 2007 và đang đứng đầu Ủy ban Chính Pháp Trung ương. Họ Chu ủng hộ Bạc Hy Lai lên làm Tổng Bí thư, và vì thế cũng thành đối tượng bị theo dõi.

Báo cáo của an ninh Trung Quốc nói một doanh nhân Anh, Neil Heywood, là người tình của Cốc Khai Lai.

Bộ trưởng Cảnh Huệ Xương ra lệnh điều tra về Neil Heywod. Đầu năm 2010, Qiu Jin, thứ trưởng an ninh, khẳng định Heywood là nhân viên tình báo Anh MI6.

Sau khi an ninh có các thông tin này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình được báo cáo.

Nhưng đồng thời, một nguồn từ bộ an ninh cũng báo cáo cho Bạc Hy Lai rằng gia đình ông ta đang bị theo dõi.

Bạc Hy Lai cảnh cáo vợ phải cẩn thận quan hệ với Neil Heywood, đặc biệt khi an ninh Trung Quốc cho rằng đây là điệp viên MI6 của Anh.

Nhà báo Roger Faligot tin rằng bà vợ của Bạc Hy Lai đã lo sợ vì tin này, dẫn tới kịch lớn sau đó.

Thi thể Neil Heywood

Tháng 11/2011, thi thể của Neil Heywood được phát hiện trong phòng tại khách sạn. 

Cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân lấy mẫu máu của Neil trước khi thi thể được hỏa táng. Họ Vương phát hiện bà Cốc Khai Lai đã đầu độc Neil Heywood.

Ngày 28/1/2012, Vương Lập Quân báo cáo với Bạc Hy Lai. Khi bị chồng chất vấn, Cốc Khai Lai hét rằng đây là cái bẫy. 

Ngày hôm sau, Bạc Hy Lai la mắng, đấm vào mặt Vương Lập Quân. 

Cốc Khai Lai nhận án chung thân vào năm 2015Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCốc Khai Lai nhận án chung thân vào năm 2015

Lo sợ, Vương quyết định chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6/2 xin tị nạn.

Thực tế là CIA lúc này liên hệ với bộ an ninh Trung Quốc, và cố gắng thuyết phục họ Vương đầu hàng, để tránh ảnh hưởng quan hệ Mỹ – Trung.

Sau khi người của bộ an ninh tới, Vương đầu hàng và được đưa về Bắc Kinh. Tại đây, Vương khai hết, rằng Cốc Khai Lai ám sát Neil Heywood, Bạc Hy Lai che giấu, Bạc âm mưu với Chu Vĩnh Khang để giành quyền lực. Vương cáo buộc Chu Vĩnh Khang chính là người tuồn tin cho báo chí Mỹ để viết về tài sản gia đình ông Tập. 

Đến lúc này, sự thua cuộc của Bạc Hy Lai là rõ ràng. Mùa xuân 2012, ông ta bị cách chức. Cuối năm 2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu hết tài sản. 

Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng 18, Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư, và sau đó kiêm chủ tịch nước.

Bạc Hy Lai ra tòa năm 2013Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBạc Hy Lai ra tòa năm 2013

Đánh Chu Vĩnh Khang

Một tháng trước đó là lần cuối người ta còn nhìn thấy Chu Vĩnh Khang tại một sự kiện. 

Sinh năm 1942, Chu Vĩnh Khang chủ yếu trưởng thành trong ngành dầu khí, sau này giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc từ 1996, làm Bí thư Tứ Xuyên từ 1999.

Ông là bộ trưởng công an nhiệm kỳ 2002-2007.

Sự thăng tiến của Chu được giải thích là vì ông ta thuộc nhóm Thượng Hải, do Tổng Bí thư Giang Trạch Dân cầm đầu.

Năm 2001, Giang Trạch Dân giới thiệu để Chu kết hôn với cháu của mình, kém chồng 28 tuổi.

Năm 2011, năm cuối cùng khi ông ta còn phụ trách an ninh, Chu Vĩnh Khang vận động được để ngành an ninh có ngân sách cao hơn cả quân đội.

Khi Tập Cận Bình chính thức nắm quyền tối cao từ cuối 2012, ông thiết lập mạng lưới lãnh đạo mới, chủ yếu dựa vào người có gốc từ tỉnh Hà Bắc. Hà Bắc là địa phương ban đầu nơi ông Tập công tác đầu thập niên 1980.

Cảnh Huệ Xương, bộ trưởng an ninh Trung Quốc từ 2007 tới 2016, là người quê ở Hà Bắc.

‘Thăm Giang Trạch Dân’

Theo nhà báo Roger Faligot, trước khi ra cú đánh cuối, Tập Cận Bình đến Thượng Hải thăm Giang Trạch Dân. 

Tại đây, ông Tập được cho là đã nói rằng nếu Chu Vĩnh Khang và đồng bọn bị khởi tố, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không đi xa hơn.

Ông Tập Cận Bình lên chức chủ tịch Trung Quốc năm 2013Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionÔng Tập Cận Bình lên chức chủ tịch Trung Quốc năm 2013

Cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang mở rộng trong năm 2013, và người ta tin rằng Chu bị bắt vào cuối năm đó.

Sang năm 2014, Chu bị giam tại Bắc Kinh. Có vẻ như nơi giam giữ rất sang trọng, có hồ bơi, sân tennis…

Cuộc điều tra kéo dài tổng cộng 18 tháng, bắt giữ hơn 300 người.

Số liệu trong sách của Roger Faligot nói các tài khoản liên quan gia đình Chu bị phong tỏa trị giá tới 37 tỉ nhân dân tệ, cộng thêm 51 tỉ tệ trong cổ phiếu.

Cùng đợt này, hàng loạt tướng tá trong quân đội cũng bị bắt.

Tháng 6/2015, tòa án Thiên Tân kết án tù chung thân với Chu Vĩnh Khang, mục tiêu lớn nhất bị hạ bệ trong cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.

Thanh lọc ngành an ninh

Nhưng trớ trêu, bộ an ninh Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Sau khi dùng Bộ an ninh để phá mạng lưới của Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình quyết định thanh lọc luôn bộ an ninh.

Nhiều người phó của bộ trưởng an ninh Cảnh Huệ Xương bị sa thải, bắt giữ.

Qiu Jin, trùm phản gián, là người được cử tới lãnh sự Mỹ ở Thành Đô để đưa Vương Lập Quân quay về. Cũng vì vụ này, Qiu Jin bị cách chức.

Nhân viên văn phòng của bộ an ninh tại Bắc Kinh bị bắt giữ hàng loạt, có vẻ vì cáo buộc là nội gián cho Bạc Hy Lai.

Cuối năm 2016, bộ an ninh có bộ trưởng mới, Trần Văn Thanh, nguyên là Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản.

Trước đó, cuối năm 2013, Tập Cận Bình thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia do ông đứng đầu.

Năm 2015, luật an ninh quốc gia mới ra đời, với một phần mới nói về chống phản gián.


Riêng lẻ

Lỗ hổng an ninh năng lượng – Bài 4: Đường xa với năng lượng sạch

.
.

Biến đổi khí hậu đã khiến những nguồn năng lượng ít phát thải, ít ô nhiễm môi trường lên ngôi. Tuy nhiên, với thực tế địa hình của Việt Nam, việc khai thác các nguồn năng lượng sạch cần những chính sách cụ thể và nhất quán.

(more…)


Riêng lẻ

Ai chịu trách nhiệm về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ ở Hãng hàng không Jetstar?

Công ty con của Vietnam Airline thường xuyên lỗ

JPA được thành lập từ tháng 4/1991 với vốn góp 40 tỷ đồng của 7 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1995, JPA trở thành đơn vị thành viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Sau đó, phần vốn góp nhà nước được chuyển giao cho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ. 

Năm 2007, Tập đoàn hàng không lớn Australia là Qantas đã mua lại 30% cổ phần của JPA để trở thành cổ đông chiến lược của hãng. Đến tháng 2/2012, một lần nữa Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của JPA khi tiếp nhận quyền đại diện 70% cổ phần từ SCIC. Hiện nay, các cổ đông của JPA là Vietnam Airlines (nắm 68,86% cổ phần), Qantas (nắm 30% cổ phần) và Saigontourist (nắm 1,14% cổ phần). 

Trước khi Vietjet Air gia nhập thị trường hàng không thì Việt Nam chỉ có hai hãng hàng không chính cung cấp dịch vụ bay nội địa. Mặc dù thị trường rộng lớn nhưng JPA không có kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí luôn ở tình trạng lỗ.

Được biết, trong giai đoạn 2008 – 2009, JPA báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng. Ban lãnh đạo của JPA lý giải, công ty lỗ là từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008. Giai đoạn 2010-2011, mặc dù không còn chịu tác động từ các khoản chi phí bảo hiểm xăng dầu và phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay nhưng JPA vẫn bị thua lỗ và số lỗ năm 2011 lại tăng gấp đôi so với năm 2010, lên hơn 430 tỷ đồng. 

Khi VNA trở thành cổ đông, JPA không những không thoát khỏi tình trạng lỗ mà trái lại, số lỗ còn lớn hơn. Cụ thể, hãng hàng không giá rẻ báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ đồng trong năm 2016, và lỗ hoạt động kinh doanh 1.000 tỷ đồng trong năm 2017. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của JPA đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, hai cổ đông lớn là Vietnam Airlines và Quatas dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung vốn cho JPA và nếu JPA tiếp tục thua lỗ thì đồng nghĩa với việc vốn của VNA đầu tư vào đây bốc hơi theo những chuyến bay của công ty con mà VNA là cổ đông nắm quyền quyết định.

Lãnh đạo công ty thua lỗ trở thành Tổng giám đốc  Vietnam Airline

Việc JPA thua lỗ gây trực tiếp làm mất tài sản của các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp mà các cổ đông sở hữu. Theo đó, với 68,86% cổ phần phổ thông tại JPA thì VNA sẽ là cổ đông chịu thiệt hại nhiều nhất. Trong khi đó, Vietnam Airlines là doanh nghiệp mà Nhà nước đang nắm 86,16% cổ phần nên thực tế Nhà nước đã gián tiếp gánh lỗ “nghìn tỷ” ở JPA.

Câu hỏi đặt ra là, với những thua lỗ trên thì trách nhiệm thuộc về ai? Có lẽ chính là những người lãnh đạo, chèo lái con tàu JPA, bao gồm lãnh đạo HĐQT Công ty và Tổng giám đốc.

Theo hồ sơ nhân sự của JPA thì những lãnh đạo của JPA trong thời kỳ thua lỗ đều có tên các lãnh đạo của Vietnam Airline hiện nay. Theo đó, ông Dương Chí Thành, Tổng giám đốc của Vietnam Airline hiện nay từng giữ chức Chủ tịch HĐQT của JPA. Thời điểm này, ông Dương Chí Thành là Phó tổng giám đốc Vietnam Airline kiêm chức Chủ tịch HĐQT của JPA.

Người thứ hai phải kể đến là ông Lê Hồng Hà, Phó tổng giám đốc Vietnam Airline hiện nay. Ông Lê Hồng Hà giữ chức Tổng giám đốc của Jetstar trong 3 năm liên tục, từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015. Hiện nay ông Lê Hồng Hà đang là Phó tổng giám đốc phụ trách thương mại của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, một cán bộ quan trọng của Vietnam Airline cũng từng giữ chức vụ quan trọng trong Jetstar là ông Lê Đức Cảnh, Trưởng Ban đầu tư của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Ông Lê Đức Cảnh từng là kế toán trưởng của hãng hàng không Jetstar.

Nếu truy trách nhiệm đến cùng đối với các khoản thua lỗ từng thời kỳ của hãng hàng không Jetstar thì phải là rõ trách nhiệm của lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài việc ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc của Jetstar năm 2010 bị bắt thì không có cá nhân nào bị xử lý. Thậm chí, các lãnh đạo của Jetstar sau này còn được thăng chức cao hơn. Cụ thể, ông Dương Chí Thành được biệt phái làm Chủ tịch Jetstar nay đã được bổ nhiệm là Tổng giám đốc của VNA còn ông Lê Hồng Hà giữ chức Phó Tổng giám đốc của VNA. Như vậy, khoản lỗ nghìn tỷ đối với Nhà nước vẫn chưa tìm được người chịu trách nhiệm.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.


Riêng lẻ

Cái tên đứng sau Saigon NIC – cổ đông lớn nhất của VietCapital Bank

Như đã đề cập trong kỳ trước, Công ty cổ phần Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC) hiện là cổ đông lớn nhất và duy nhất của Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank), với tỷ lệ sở hữu 13,6%.
Nắm giữ lượng cổ phần lớn và có vị thế hàng đầu tại VietCapital Bank nhưng Saigon NIC lại thế chấp hàng loạt tài sản vào Sacombank và ít nhiều liên quan đến những khoản nợ xấu nhiều nghìn tỷ đồng tại nhà băng này.

Nó làm dấy lên những câu hỏi về năng lực tài chính của Saigon NIC và cũng là những băn khoăn về tính “tươi, thật” của khoản vốn mà cổ đông lớn này đã góp vào ngân hàng Bản Việt. Nhất là trong quá khứ, Saigon NIC đã từng “cắm” toàn bộ lô cổ phần GDB này vào Sacombank.

Vậy Saigon NIC là công ty như thế nào?

(more…)


Riêng lẻ

Nhức nhối nạn buôn người – Kỳ 2: Nỗ lực ngăn chặn

Nhức nhối nạn buôn người - Kỳ 2: Nỗ lực ngăn chặn ảnh 1
Em gái người Rohingya ở Myanmar, nạn nhân của nạn khai thác tình dục. 
Ngày càng có nhiều trẻ em và phụ nữ trở thành nạn nhân của hoạt động buôn người, theo báo cáo của Liên hiệp quốc (LHQ). Trong đó, trẻ em có thể bị bán làm con nuôi hoặc bị mổ cướp nội tạng, trong khi phụ nữ trở thành con mồi của cưỡng bức tình dục.

(more…)


Riêng lẻ

Chồng đại gia Tư Hường tố con trai chiếm giữ Ngân hàng Nam Á

Chồng đại gia Tư Hường tố con trai chiếm giữ Ngân hàng Nam Á

Theo tố cáo của ông Nguyễn Chấn, chồng của đại gia Tư Hường, người con trai thứ đang chiếm giữ tài sản chung của vợ chồng ông và gia đình.

Chiều nay (15/3), tại TP HCM, ông Nguyễn Chấn (96 tuổi), chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, mất ngày 13/5/2017) là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu tổ chức họp báo công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ ngân hàng. 

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Chấn cho biết, vào giữa năm 2016, bà Tư Hường đau bệnh nên có giao cho con là Nguyễn Quốc Toàn (SN 1970) quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông. Lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, với sự cấu kết, tiếp tay của một số cá nhân, người con trai thứ của ông đã chiếm giữ hết tài sản của vợ chồng ông, giá trị ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng. Số tài sản này gồm: Cổ phiếu do Ngân hàng Nam Á phát hành; cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu; các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Khi phát hiện sự việc, gia đình đã tìm nhiều cách can ngăn, nhưng khoảng 10h ngày 25/7/2018, nhiều người đột nhập bất hợp pháp vào nơi cư trú của ông Chấn tại 141 Võ Văn Tần, mở tủ két sắt của gia đình do ông trực tiếp quản lý, tiếp tục lấy đi nhiều hồ sơ pháp lý, giấy tờ chứng minh tài sản của vợ chồng ông. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Chấn đã trình báo sự việc bị mất cắp các tài liệu trong két sắt lên Công an phường 6, quận 3, TP HCM.

 Chồng đại gia Tư Hường tố con trai chiếm giữ Ngân hàng Nam Á  - Ảnh 1.

Trước khi rời cuộc họp báo, ông Nguyễn Chấn vẫn mong muốn giải quyết sự việc bằng tình cảm

Trước và sau khi có những tài liệu nói trên, các đối tượng bằng nhiều thủ đoạn như dùng giấy tờ khống do những người thân đứng tên giùm tài sản cho bà Hường, ông Chấn chuyển toàn bộ cổ phiếu, vốn góp cho người khác; xác lập giao dịch giả tạo chuyển nhượng tài sản không đúng ý chí của ông Chấn và trái pháp luật; xóa dấu vết đứng tên giùm tài sản…

Ông Chấn lý giải về việc các tài liệu, hồ sơ để tại két tủ sắt tư gia là để tập trung quyền dự họp và quyền biểu quyết tại Đại hội cổ đông, cũng như các cuộc họp bất thường trong nội bộ ngân hàng… nên các con, cháu (cả anh chị em chồng/vợ hoặc bạn bè, người quen của các con) thường gửi cổ phiếu (kèm theo hồ sơ có chữ ký sẵn, một số trường hợp còn có dấu lăn tay trên mẫu các loại giấy ủy quyền, giấy đề nghị chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu) cho vợ ông giữ trong tủ két. Thói quen này xuất phát từ lòng tin tưởng tuyệt đối giữa các thành viên trong gia đình.

Lợi dụng lòng tin và quyền quản lý tài sản, người con trai thứ của ông đã tự làm thủ tục sang tên cho người khác kiểm soát, chiếm giữ toàn bộ tài sản.

“Cụ thể, các cổ phiếu và hồ sơ liên quan do người thân của tôi đứng tên được gửi cất giữ trong tủ két của gia đình tại nhà số 141 Võ Văn Tần đã bị sang nhượng có chủ ý cho những người gia đình không hề quen biết. Hậu quả là gia đình và người thân của tôi hoàn toàn mất các cổ phiếu và mất quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Nam Á. Các đối tượng ngang nhiên sử dụng các quyền của cổ đông để được chia cổ tức và nắm quyền điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nam Á”, ông Chấn nói.

Ngoài ra, ông Chấn cũng cho biết thêm, các phần góp vốn, cổ phần trong Tập đoàn Hoàn Cầu (Công ty chính là Công ty TNHH Hoàn Cầu tại TP HCM và Công ty CP Hoàn Cầu tại Nha Trang) và các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp do ông nhờ người thân đứng tên, đều đã bị sang tên cho người khác để chiếm đoạt và phần lớn là do người làm công cũ đã tiếp tay với con trai thứ của ông chiếm giữ.

“Khi sự việc xảy ra, vì gia đình còn đang thời gian tang chay (của vợ ông Chấn – PV) nên chúng tôi vẫn muốn dùng con đường tình cảm, dùng tình máu mủ để mong những người liên quan chấm dứt việc làm sai trái, hoàn trả lại cổ phiếu và doanh nghiệp cho chúng tôi. Thế nhưng, những người này vẫn không coi trọng luân thường đạo lý, vì đồng tiền bất chấp tình thân và luật pháp. Tài sản hai vợ chồng tôi đã gây dựng hơn mấy chục năm qua bây giờ lại mất trắng. Tôi mong tìm được chân lý từ cơ quan pháp luật và các cơ quan thông tin đại chúng. Tôi muốn được thông tin sự thật, muốn tìm được sự công bằng trong xã hội”, người đàn ông 92 tuổi bày tỏ.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Chấn cho biết, đã gửi đơn tố cáo tới Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước… với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc. Chúng tôi rất mong cơ quan điều tra, các cơ quan chức năng, các cơ quan thông tin đại chúng vào cuộc để tìm hiểu đúng về bản chất sự việc, trả lại sự công bằng cho gia đình tôi và buộc tất cả các cá nhân phải tuân thủ đúng pháp luật.


Riêng lẻ

Tầm nhìn “vành đai – con đường” của Trung Quốc tại Nam Á

Theo tác giả Antara Ghosal Singh, Trung Quốc đang có tham vọng liên kết 10 nước Nam Á ở hai bên rặng Himalaya vào Sáng kiến Vành đai Con đường cùng Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21 của mình. Để thực hiện điều này, Trung Quốc đã thành lập nhiều hành lang kinh tế, song phương hoặc đa phương trên khắp lục địa.

Tuyến đường Hàng hải và Đường bộ trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Tuyến đường Hàng hải và Đường bộ trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.

(more…)