Thông tin tổng hợp

Posts tagged “CIA

Riêng lẻ

Air America và chuyến bay ngày 30/4/1975

Bức ảnh nổi tiếng về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là bức ảnh có caption “Cuộc di tản bằng trực thăng trên nóc nhà tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 30 tháng 4”. Ảnh do Hubert Van Es lúc đó làm cho United Press chụp.

Bức ảnh này được chụp khoảng 2h30 chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Tòa nhà trong ảnh không phải là tòa nhà đại sứ Mỹ  (nay đã bị phá và xây tòa lãnh sự mới) mà là tòa nhà Pittman Apartments ở 22 Gia Long (nay là 22 Lý Tự Trọng, nằm cạnh trường Trần Đại Nghĩa, đi xuôi Đồng Khởi, rẽ trái độ vài chục mét là tới). Hubert Van Es chụp bức ảnh này từ ban công office của mình trên tòa nhà khách sạn Peninsula Hotel.

Cái máy bay Huey nhỏ trong tấm hình nổi tiếng này cũng không phải là trực thăng của hải quân Mỹ, mà là của Air America, một hãng hàng không tư nhân do CIA bí mật sở hữu.

(more…)


Riêng lẻ

Điệp viên Phạm Xuân Ẩn thực sự là ai?

Tác giả “Điệp viên hoàn hảo”, GS Larry Berman và nhà báo Việt Lâm. Ảnh: Lê Anh Dũng

“Chúng ta sẽ không bao giờ biết được câu trả lời chính xác Phạm Xuân Ẩn thực sự là ai. Ông là một điệp viên hoàn hảo, một người yêu nước đã hoàn thành sứ mạng của mình với dân tộc, nhưng cũng là một anh hùng cô đơn” – Gs. Larry Berman, tác giả cuốn bestseller về huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn nhận định.

Thông điệp của Phạm Xuân Ẩn

Nhà báo Việt Lâm: Phiên bản tiếng Việt đầu tiên ra mắt độc giả Việt Nam cách đây 7 năm có tựa đề Điệp viên Hoàn hảo. Còn phiên bản thứ hai ra mắt năm ngoái có tên là X6 – Điệp viên Hoàn hảo. Hai ấn bản này có gì khác nhau?

Gs Larry Berman: Sự thay đổi lớn nhất giữa hai bản này là về câu chữ. Bản dịch mới nhất được dịch trung thành với bản tiếng Anh của Điệp viên Hoàn hảo đến từng câu chữ.Tôi rất vui mừng vì bản dịch thứ hai này đã làm được điều đó.Trong bản dịch thứ nhất mang tính tóm tắt nhiều hơn.Đây là bản dịch rất tốt nhưng không bám sát đến từng từ ngữ trong bản gốc tiếng Anh.

Khác biệt lớn thứ hai là trong bản dịch mới có những bức thư đặc biệt mà lần đầu tiên tôi chia sẻ với độc giả, như thư của bà Thu Nhàn, vợ ông Ẩn, thư của các thành viên trong lưới tình báo H.63(*1) gửi cho tôi. Và sau cùng là một chương mới trong đó tôi chia sẻ những câu chuyện mà Phạm Xuân Ẩn đã kể cho tôi nghe nhưng chưa có dịp công bố trong ấn bản đầu tiên.

(more…)


Riêng lẻ

Điều tiếc nuối của điệp viên Phạm Xuân Ẩn

Gs Larry Berman xem câu hỏi do độc giả gửi về. Ảnh: Lê Anh Dũng

Gs. Larry Berman, tác giả cuốn bestseller “Điệp viên hoàn hảo” chia sẻ những tiếc nuối và suy tư của huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn thời hậu chiến.

Không còn bí mật lớn nào cần che giấu

Nhà báo Việt Lâm: Chúng tôi nhận được một câu hỏi từ nhà báo Đỗ Hùng, dịch giả ấn bản thứ hai: Trong quá trình đọc và dịch cuốn sách của ông ra Tiếng Việt, tôi có cảm tưởng rằng ông còn rất nhiều điều bí mật chưa kể về Phạm Xuân Ẩn. Vậy kể từ khi ấn bản thứ hai ra mắt độc giả, ông có ý định tiết lộ những bí mật này không? Bí mật nào mà ông có thể tiết lộ ngay bây giờ?

Gs Larry Berman (cười): Đỗ Hùng là một phóng viên rất giỏi. Anh ấy không ngừng đặt ra các câu hỏi sắc sảo. Nhưng tôi có thể nói rằng không có bí mật nào cả. Có một hai chuyện mà Ẩn có chia sẻ với tôi nhưng tôi sẽ không bao giờ nói với bất kỳ ai. Bởi vì những chuyện này không phải bí mật gì ghê gớm cả mà nó mang tính cá nhân về một vài người. Chừng nào họ còn sống thì tôi không thể kể những câu chuyện đó được.

Nhưng có thể khẳng định những gì mà Phạm Xuân Ẩn có thể chia sẻ với tôi về những bí mật trong đời tình báo của ông ấy, tôi đã đưa cả vào trong ấn bản mới này. Và trong bộ phim sắp tới về Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng bổ sung thêm một số tình tiết mới.

(more…)


Riêng lẻ

Mười hai chiến thuật của Mỹ trong âm mưu thay đổi chế độ các nước?

Theo trang “Nghiên cứu toàn cầu”, mặc dù có tên mới dễ nhớ là “Phong trào chiếm Trung tâm” nhưng cuộc “cách mạng” hiện nay tại Hong Kong vẫn đang đi theo mô hình rất quen thuộc của các âm mưu thay đổi và gây bất ổn chế độ mà Mỹ thiết kế, và Bắc Kinh biết rõ điều đó.

Mỹ đang sử dụng những cách thức và biện pháp “thay đổi chế độ” hết lần này đến lần khác để đảm bảo sự thống trị của họ, như sử dụng các xung đột khu vực, thiết kế các cuộc cách mạng màu cho phù hợp với các lợi ích của họ. Trung Quốc đang là mục tiêu của các nỗ lực nhằm thay đổi chế độ tại cả Tân Cương và Hong Kong. Vấn đề là cách nhận thức của Trung Quốc về vai trò của Mỹ trong những phong trào phản đối này?

(more…)


Riêng lẻ

Air America, CIA và chiến tranh Việt Nam

Bức ảnh nổi tiếng về sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là bức ảnh có caption “Cuộc di tản bằng trực thăng trên nóc nhà tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 30 tháng 4”. Ảnh do Hubert Van Es lúc đó làm cho United Press chụp.

Bức ảnh này được chụp khoảng 2:30 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Tòa nhà trong ảnh không phải là tòa nhà đại sứ Mỹ  (nay đã bị phá và xây tòa lãnh sự mới) mà là tòa nhà Pittman Apartments ở 22 Gia Long (nay là 22 Lý Tự Trọng, nằm cạnh trường Trần Đại Nghĩa, đi xuôi Đồng Khởi, rẽ trái độ vài chục mét là tới). Hubert Van Es chụp bức ảnh này từ ban công office của mình trên tòa nhà khách sạn Peninsula Hotel.

Cái máy bay Huey nhỏ trong tấm hình nổi tiếng này cũng không phải là trực thăng của hải quân Mỹ, mà là của Air America, một hãng hàng không tư nhân do CIA bí mật sở hữu.

Chỉ trong riêng hai ngày 29 và 30 tháng 4 năm 1975 đã có 7,014 người được đưa ra tàu của hải quân Mỹ bằng máy bay, trong đó Air America được ghi nhận thành tích không vận khoảng hơn 1000 (có tài liệu nói tới 5,595 người) người ra tàu của hải quân Mỹ, hoặc tới các điểm trung chuyển (tòa đại sứ, cơ sở của DAO ở sân bay Tan Sơn Nhất, Cam Ranh). Máy bay của hải quân Hoa Kỳ chủ yếu bay từ sân tennis của tòa đại sứ hoặc từ Tân Sơn Nhất, Cam Ranh ra tàu quân sự ngoài biển.

(more…)


Riêng lẻ

Đằng sau thỏa thuận pháp lý: Mờ ám JPMorgan-CIA (Kỳ 01)

Biếm họa về bê bối “Cá voi London”. Minh họa: Allvoices.com

Thời gian qua thường xuất hiện những tin tức về các thỏa thuận pháp lý trị giá hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD giữa các định chế tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước tại Hoa Kỳ và các nơi khác. Điều gì đang xảy ra? Có phải chỉ cần chi tiền cho các thỏa thuận là các định chế có thể “vô tư” phạm pháp?

Các tin tức tội phạm không ngừng xoáy xung quanh JPMorgan Chase trong suốt 18 tháng qua. Điều khiến người ta cảm thấy có vẻ ma quái là trong các thỏa thuận pháp lý có cả những thỏa thuận đối với án hình sự và điều đáng nói là cho đến nay chẳng có một ai ở JPMorgan phải đi tù vì các vụ án đó cả.

13 tháng chi 30 tỷ USD

Công chúng ngơ ngác với những hành động phi pháp bất tận của JPMorgan sau một loạt thỏa thuận pháp lý tiêu tốn hơn 30 tỷ USD chỉ trong vòng 13 tháng tính tới đầu năm nay. Hồi tháng 1, JPMorgan Chase thừa nhận đã tạo điều kiện cho vụ lừa đảo Ponzi lớn nhất trong lịch sử liên quan tới “siêu lừa” Bernie Madoff.

Ngân hàng đã ngoảnh mặt làm ngơ trong khi Bernie Madoff hùng hục biến tài khoản kinh doanh của ông tại JPMorgan Chase thành một đầu mối hoạt động rửa tiền chưa từng có. Giới quan sát tin rằng nếu hoạt động tương tự diễn ra ở bất kỳ một ngân hàng nào khác, nó đã bị báo động từ lâu.

(more…)


Riêng lẻ

Chính sách chuyển trục sang châu Á của Mỹ “bị vấp” tại Thái Lan

Theo Global Research ngày 20/8, trong những tháng sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5 vừa qua, chính quyền do quân đội lãnh đạo tại Thái Lan đang nỗ lực nhổ bật cỗ máy chính trị của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, cũng như tổ chức lại chính sách đối ngoại của quốc gia Đông Nam Á này để cân bằng tốt hơn giữa sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc với ảnh hưởng suy yếu nhưng can thiệp trắng trợn của phương Tây.

            Chế độ Thaksin Shinawatra, thông qua chính phủ của em gái ông ta là cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đại diện cho sự mất cân bằng trên. Thaksin là một người bạn lâu năm của “triều đại” chính trị Bush và là một thành viên của Tập đoàn Carlyle. Sau khi bị lật đổ do một cuộc đảo chính quân sự tương tự năm 2006, ông Thaksin đã được một số công ty vận động hành lang lớn nhất thế giới đại diện công khai. Khi còn nắm quyền, ông Thaksin đã có lập trường kiên quyết ủng hộ phương Tây cả về kinh tế lẫn địa chính trị. Trước sự phản đối của Quân đội Hoàng gia và chính những người dân Thái Lan, ông Thaksin đã cử binh lính nước này hỗ trợ việc Mỹ xâm lược và chiếm đóng trái phép Iraq. Ông cũng cho phép Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng lãnh thổ Thái Lan để thực hiện những chương trình của họ.

(more…)


Riêng lẻ

Hệ thống dữ liệu bí mật kiểm soát khủng bố

Trụ sở NCTC ở McLean bang Virginia nhìn từ trên cao.

Theo các tài liệu mật của Trung tâm Quốc gia Chống khủng bố (NCTC) soạn thảo mà tờ The Intercept có được thì trong số xấp xỉ 700.000 người có tên trong Cơ sở dữ liệu Kiểm soát các nghi can khủng bố (TSDB) của Chính phủ Mỹ có đến hơn 40% thật sự không liên quan đến bất cứ nhóm khủng bố nào được biết đến trên thế giới; bao gồm Al-Qaeda, Hamas và Hezbollah.

Các tài liệu mật của NCTC – cơ quan hàng đầu chịu trách nhiệm truy tìm các cá nhân bị nghi ngờ liên quan đến khủng bố quốc tế – được đóng dấu “SECRET” (Bí mật) và “NOFORN” (tức không được chia sẻ với các chính quyền nước ngoài).

Ngoài ra, còn một cơ sở dữ liệu khác mang tên Hệ thống nhận dạng khủng bố (TIDE) thậm chí còn rộng lớn hơn và có tính xâm lấn hơn TSDB, với hơn 1 triệu người bị đưa vào danh sách. Cả hai cơ sở dữ liệu TSDB và TIDE được chia sẻ rộng rãi giữa các cơ quan thực thi pháp luật, quân đội, các nhà thầu tình báo tư nhân và đôi khi cả chính quyền nước ngoài. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã nâng tổng số người bị liệt vào danh sách cấm bay lên gấp 10 lần so với thời chính quyền George W. Bush.

(more…)


Riêng lẻ

Mỹ đang phát động chiến dịch chống Venezuela

Những người tổ chức biểu tình chống chính phủ Venezuela đã tuyên bố chế độ tại Venezuela đang chuẩn bị sụp đổ, Tổng thống Nicolás Maduro và các cộng sự sẽ chạy khỏi đất nước để đến Cuba, và đất nước sẽ trở lại một nền “dân chủ thực sự”. Thời gian qua, tin tức về các cuộc biểu tình tại Venezuela đã tràn ngập trên các kênh truyền hình hàng đầu của phương Tây, nhưng giờ đây hoàn toàn im lặng. Đây là thời điểm người dân Venezuela đang hân hoan chào mừng và thư giãn.

Trong những biến động chính trị vừa qua tại Venezuela, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đóng vai trò chính trong cuộc chiến tranh thông tin và tâm lý. Cả nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Hugo Chavez đã phải hứng chịu những chiến dịch chống phá do CIA phát động. Mỹ phát động chiến dịch chống phá Venezuela nhằm xóa bỏ ý tưởng xây dựng chế độ xã hội trong thế kỷ XXI tại nước này. Tuy nhiên, Tổng thống Chavez chưa bao giờ hứa hẹn một cuộc thành công nhanh chóng tại Venezuela, nhưng chính sách xã hội đầy ưu việt của ông đã đem lại những thành tựu cho người dân. Theo nhiều cuộc thăm dò trong dư luận xã hội, người dân Venezuela là một trong số những dân tộc hạnh phúc nhất tại Tây bán cầu.

(more…)


Riêng lẻ

Mưu đồ đối với Venezuela

Theo GlobalNews, những nỗ lực để gây bất ổn cho Venezuela không hề chấm dứt, bất chấp mọi cố gắng của chính quyền Nicolas Maduro đối thoại với phe đối lập. Nỗ lực mới nhất để kiểm tra khí phách của chính phủ mới là một cuộc biểu tình của phe đối lập ngày 12/2 trước Văn phòng Tổng chưởng lý ở trung tâm Caracas. Trong số những yêu sách mà đám đông biểu tình đưa ra có việc thả ngay lập tức những người bị bắt vì tham gia các cuộc bạo loạn đường phố ở Tachira, Merida và vào thời gian bầu cử trước đó.

            Trong thời gian bạo loạn, gạch đá và bom xăng đã trút xuống đầu lực lượng cảnh sát, một số xe cảnh sát bị đốt cháy. Các nhóm thanh niên bắt đầu làm mưa làm gió trước trụ sở Văn phòng Tổng chưởng lý, bôi bẩn lối vào ga tàu điện ngầm và thiết bị đồ chơi của công viên trẻ em gần đó. Nhiều kẻ quá khích đeo mặt nạ, áo khoác chống đạn và cầm gậy sắt trong tay. Một số đối tượng mang theo vũ khí. Đã có thương vong, 2-3 người bị chết nhưng thậm chí ngay cả khi đỉnh điểm của xung đột, lực lượng cảnh sát cũng chỉ sử dụng đạn cao su và hơi cay.

(more…)


Riêng lẻ

Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ 2)

Igor Orlov và vợ là bà Eleonore – tại Munich – Đức

Một tháng sau vụ Tổng thống Mỹ bị sát hại ở Dallas, điệp viên của CIA, đang hoạt động trong thành phần đoàn đại biểu Liên Xô tại cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí ở Geneva, đã phát tín hiệu xin được gặp phái viên của CIA gấp.

Điệp viên Xasha

Sau khi suy nghĩ về lời đề nghị của Cozlov, Angleton quyết định tiếp anh ta. Ông ta tính toán rằng, Shadrin không có giá trị lắm đối với CIA, bởi vậy có thể hy sinh anh ta. Việc chuẩn bị cho cuộc gặp thứ hai với thiếu tá KGB phải mất một tuần. Ngoài Brius Soli và Bert Terner, còn có Gas Hattavei – một trong hai người quen Pakistan của Cozlov – tham gia vào cuộc gặp đó.

Trả lời câu hỏi của Cozlov rằng, Shadrin có đồng ý tiếp xúc với anh ta hay không, người ta cho biết rằng Shadrin sẽ không né tránh cuộc tiếp xúc này. Cozlov bắt đầu thực hiện lời hứa của mình. Anh xác nhận hoàn toàn thông tin của Golishưn về điệp viên có mật danh Xasha. Điệp viên Xasha là nhân vật hoạt động chính của chiến dịch mà cho đến ngày nay vẫn còn là bí mật. Dù thời hạn đã lâu, ngành tình báo đối ngoại Nga vẫn chưa đưa Xasha vào danh sách chính thức của mình.

(more…)


Riêng lẻ

Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ 1)

Gia đình Ecaterina Phursheva. Con gái Svetlana, con rể Igor Cozlov và phi công vũ trụ Nicolaev

KGB và CIA là hai cơ quan tình báo đặc biệt hàng đầu trong lịch sử tình báo thế giới và luôn đối đầu nhau. Vụ việc dưới đây và những câu chuyện khác chứng minh cho việc trong hàng chục năm KGB và CIA luôn xỏ mũi nhau.

Vì sao điệp viên nằm vùng không đến chỗ hẹn?

Tháng 6/1961, một thiếu tá KGB xuất hiện ở Washington và bày tỏ mong muốn đươc làm việc cho tình báo Mỹ. Cách “ra mắt” của anh ta rất đơn giản: Thiếu tá gọi điện thẳng đến nhà riêng của Giám đốc CIA Richard Helms. Tuy nhiên, Helms và vợ đã chia tay và ông ta không còn sống ở đó nữa. Viên thiếu tá không nản lòng. Bằng sự linh lợi của mình, anh ta đã có được số điện thoại của Helms.

Khi nhận điện thoại, do bản lĩnh nghề nghiệp, Helms không hề giận dữ và bất ngờ vì cuộc gọi không định trước này. Ông ta cũng không coi người gọi đến là kẻ “tâm thần”. Người gọi đến – viên thiếu tá – không chỉ giới thiệu tên của mình là Igor Cozlov, mà còn nói, mấy năm trước, anh ta có quen với hai nhân viên CIA ở Pakistan và đọc ra mật danh của họ. Hiểu rõ rằng Helms cần có một khoảng thời gian để kiểm tra những tin tức này, viên thiếu tá nói rằng, sẽ gọi lại cho Helms sau hai giờ nữa và nếu như cuộc trò chuyện thứ hai không có kết quả, có nghĩa là lời đề nghị của anh ta bị khước từ.

(more…)


Riêng lẻ

50 năm sau vụ ám sát hai tổng thống Kennedy và Ngô Đình Diệm: John F. Kennedy và lá bài Việt Nam (Kỳ 1)

Robert McNamara và John F. Kennedy

Trong nhiều tài liệu viết về cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt giai đoạn đầu, quyển “Death Of A Generation – How The Assassinations Of Diem And JFK Prolonged The Vietnam War” của tác giả Howard Jones (Giáo sư sử Đại học Alabama) là một trong những tư liệu đáng tin cậy nhất. Nói đến John F. Kennedy, người ta thường nhắc vụ khủng hoảng chính trị Vịnh Con Heo giữa Mỹ và Liên Xô nhưng Howard Jones đã tiếp cận vấn đề từ góc độ quan trọng hơn gấp nhiều lần, xảy ra vào giai đoạn đầy kịch tính thập niên 60 của thế kỷ trước…

Kỳ 1: John F. Kennedy và Việt Nam

Bản báo cáo Lansdale

Trong gần hai tuần đầu tháng 1/1961, Thiếu tướng không quân Mỹ Edward Lansdale đã bí mật tiến hành nghiên cứu tình hình chính trị Nam Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng. Tay cựu viên chức CIA này đệ trình báo cáo 12 trang cho Washington ngay trong tuần đầu tiên John F. Kennedy bước vào Nhà Trắng. Bản báo cáo đến chỉ huy sở CIA, Bộ trưởng Quốc phòng và cuối cùng tới cố vấn Nhà Trắng Walt Rostow. “Thưa Tổng thống, tôi nghĩ ngài nên đọc báo cáo này” – Rostow nói, khi hối hả mang báo cáo vào Phòng Oval. “Xem nào, tôi chỉ có nửa giờ nghỉ hôm nay và còn chuẩn bị bổ nhiệm nội các. Tôi phải xem ngay bây giờ sao? Ông có thể tóm tắt được không?” – Kennedy trả lời. “Không, thưa ngài. Tôi cho rằng ngài buộc phải đọc”.

(more…)


Riêng lẻ

Đằng sau cuộc khủng hoảng Syria: Qassem Suleimani – Tướng quân trong bóng tối

Qassem Suleimani

Một nhân vật chủ chốt của bàn cờ Trung Đông

Tháng 2/2013, một số viên chức cấp cao Iran tập trung tại giáo đường Amir al-Momenin ở Đông Bắc Tehran để dự đám tang Chuẩn tướng Hassan Shateri, người từng thực hiện nhiều chiến dịch quân sự mật khắp Trung Đông lẫn Nam Á và là một viên chỉ huy quan trọng của Lực lượng Quds (đơn vị tinh túy nhất của Vệ binh Cách mạng Iran). Có thể được xem là sự kết hợp giữa CIA và lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Quds của Iran quyền lực đến mức có thể định hình chính sách đối ngoại nước này. Tổ chức các phi vụ gián điệp, móc nối mật với các chính phủ đồng minh, mở rộng tầm ảnh hưởng Iran lên khu vực là những gì Quds làm…

(more…)


Riêng lẻ

Những bí mật của một cuộc chiến – Bài 2: Thành Baghdad được CIA mua với giá bao nhiêu?

Ngày 4/4/2003, Mỹ chiếm sân bay quốc tế Saddam và chỉ 5 ngày sau, Baghdad sụp đổ

Mò vào biên giới Iraq

Sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Cuba, Saul 43 tuổi từng làm việc cho CIA trong nhiều năm với đủ vỏ bọc nhạy cảm. Bố Saul là một trong những điệp viên nếm mùi thất bại chiến dịch Vịnh Con Heo năm 1961 khi 1.200 tay súng Cuba lưu vong bị CIA bỏ rơi ngoài bãi biển Cuba.

Tường trình với Cheney, Saul cho biết, CIA không thể đảo chính Saddam Hussein. Từng đi lên quyền lực bằng đảo chính, Saddam có quá nhiều kinh nghiệm đối phó. Ngoài ra, người Kurd, Shiite cũng như đám cựu sĩ quan quân đội Iraq đều biết rõ lịch sử “đem con bỏ chợ” của CIA; cho nên, điều cần làm đầu tiên là phải lấy lại lòng tin.

(more…)


Riêng lẻ

10 năm sau cuộc chiến Iraq – Bài 1: Những phác thảo đầu tiên

“Cách đây 10 năm, cuộc tranh luận về cuộc chiến Iraq đã đến Quốc hội với hình thức một nghị quyết được Nội các Bush cổ súy. Cuộc chiến Iraq làm tiêu tốn nước Mỹ đến 5 ngàn tỉ USD. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu… Cuộc chiến Iraq chỉ dựa trên những lời dối trá. Hàng ngàn người Mỹ và có lẽ một triệu người Iraq đã hy sinh bởi những lời dối trá này…”

Dân biểu Mỹ Dennis Kucinich đã viết như vậy khi nhìn lại cuộc chiến Iraq, 10 năm sau. Một lần nữa, thử nhìn lại từ bao giờ và như thế nào mà cuộc chiến này đã được dựng lên…

(more…)